Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 47)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2.1.Ngôn ngữ

Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn

học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ” [19, Tr.215]. Trở thành nhà văn nữ tiêu biểu của văn học đương đại, Y Ban có nhiều sự đổi mới trong tư duy ngôn ngữ. Ngôn ngữ trở thành phương tiện vừa thể hiện dụng ý nghệ thuật của Y Ban, vừa là phương tiện giúp bộc lộ ý thức nữ quyền, phát ngôn nữ quyền trong sáng tác của chị.

3.2.1.1. Ngôn ngữ đời thường, đậm chất dân gian

Nằm trong dòng chảy văn học sau năm 1975, văn xuôi Y Ban mang khuynh hướng đổi mới rõ rệt, nhất là ở khía cạnh ngôn ngữ. Là nhà văn mang

42

trong mình thiên chức viết về người phụ nữ, Y Ban đã quan sát, lắng nghe và đưa vào trang văn của mình thứ ngôn ngữ của nữ giới. Chị nhìn cuộc sống bằng đôi mắt người phụ nữ và viết về cuộc sống bằng ngôn ngữ của người phụ nữ. Đó là ngôn ngữ bình dị đời thường, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, đôi khi mang đậm chất dân gian, đằm thắm, nhẹ nhàng.

Điểm đặc biệt ở văn xuôi Y Ban là nhiều câu chuyện đời, chuyện người được kể một cách tự nhiên, ngôn ngữ bình dị, không được chú trọng trau

chuốt, đánh bóng. Trong tác phẩm Tự, Xuân Từ Chiều,… người kể chuyện

như đang kể cho người khác nghe trong cuộc ngồi lê đôi mách của đàn bà. Truyện được kể tự nhiên, qua cuộc tình này sang cuộc tình khác, hết thân phận người đàn bà này, sang thân phận người đàn bà khác.

Để đưa tác phẩm gần gũi với bạn đọc, Y Ban đã sử dụng tiếng nói của đời sống hằng ngày với sự dung nạp nhiều khẩu ngữ vào tác phẩm như trong

Cuộc tình Silicon, Mẹ không thể xin lỗi con, Hành trình tờ tiền giả… Mở đầu

tác phẩm Cuộc tình silicon là mẩu tin đăng của một người đàn bà “chủ động

và sành điệu”, với mục đích tìm và tiếp cận các chàng trai trẻ: “Muốn tìm một gia sư dạy thêm tiếng Anh. Mức lương sẽ trả theo thỏa thuận. Xin liên hệ với cô M, số điện thoại…” [5, Tr.17]. Bạn đọc dường như có thể bắt gặp mẩu tin này trên Internet, nhiều nơi công cộng mà nhiều bậc phụ huynh hay làm để tìm gia sư cho con. Một mẩu tin nhưng chứa đựng đầy đủ mục đích, địa chỉ, số điện thoại. Kiểu ngôn ngữ này không còn hiếm gặp trong đời sống hiện đại

ngày nay. Đến Mẹ không thể xin lỗi con, bạn đọc bị ám ảnh bởi hai từ “tê tệt”

luôn xuất hiện trong khẩu ngữ của người bà: “Gớm nhà bà Thủ có cây hồng xiêm tê tệt quả; Con chó nhà ông Yểm tê tệt rận; Mẹ bà Ong nằm liệt giường, tê tệt…” [8, Tr.109]. Y Ban đã góp nhặt những câu chuyện, lời ăn tiếng nói trong đời sống để đưa vào trong tác phẩm của mình. Hơn thế, chị còn đặt nó dưới phát ngôn của những người phụ nữ. Đó có thể là lời nói của bản thân người phụ nữ trong tác phẩm, cũng có thể là ngôn ngữ của nhân vật nữ kể

43

chuyện. Qua đó, Y Ban đã thể hiện hình tượng người phụ nữ mang đầy bản năng đời thường, ngôn ngữ bình dị.

Với tuổi thơ ngọt ngào, Y Ban còn đưa vào trang văn của mình những lời ru ngọt ngào, lời ca dân gian đằm thắm của các bà, các chị trong các tác

phẩm: I am đàn bà, Nàng Thơ, Làng Cò,… Qua đó, Y Ban đã khắc họa thế giới nội tâm trắc ẩn, tâm hồn trong trẻo của những người phụ nữ. Ở I am đàn

bà, Y Ban tập trung thể hiện hình tượng một người phụ nữ chân chất, thật thà,

giàu lòng nhân hậu, tình yêu thương ngay cả với những người xa lạ nơi đất khách quê người. Người phụ nữ trong tác phẩm đã mang nét đẹp truyền thống lâu đời của người phụ nữ Việt Nam làm sống dậy một con người bại liệt. Chị mang bài hát ru truyền tụng trong dân gian của dân tộc mình đến đất nước xa xôi khác: “Con cò là cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay qua là qua cánh đồng. Tình tính tang là tang tính tình. Cô mình rằng cô mình ơi rằng có nhớ là nhớ anh không” [6, Tr.19] hay: “Con cò mà đi ăn đêm. Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao. Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong. Chớ xáo nước đục đau lòng cò con” [6, Tr.19]. Bài hát dân ca của các bà, các mẹ Việt Nam, ngôn ngữ bình dị, trong trẻo, hàm xúc đem đến cho truyện ngắn của Y Ban sự mềm mại, mượt mà, gần gũi với bạn đọc.

Trong văn xuôi Y Ban, bạn đọc con bắt gặp những lời nói suồng sã, bỗ bã của người phụ nữ trong cuộc sống thường nhật, nhiều câu văn hết sức hồn

nhiên, tiêu biểu là trong các tác phẩm: Hành trình tờ tiền giả, người đàn bà

sinh ra từ bóng đêm, hàng khuyến mại… 3.2.1.2. Ngôn ngữ mang tính phiếm chỉ

Với khuynh hướng viết về người phụ nữ, đặc điểm dễ nhận thấy trong ngôn ngữ của Y Ban là chị thường gọi tên nhân vật nữ chính của mình bằng cái tên phiếm chỉ: thị, nàng, chị, ả, người đàn bà, đứa con gái nhỏ, cô gái,

44

thiếu phụ, cô con gái… Cách gọi tên này xuất hiện trong một loạt sáng tác của

Y Ban: I am đàn bà, Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Thị ơi, Tự, Hành

trình tờ tiền giả… Cách đặt tên như vậy giúp cho nhân vật nữ của Y Ban

mang tính khái quát cao. Mỗi người phụ nữ có một số phận riêng, lối sống riêng, tính cách riêng… nhưng họ không phải là những người đàn bà đơn lẻ trong xã hội. Họ là những người mang đặc điểm, phẩm chất đại diện cho một bộ phận giới nữ. Đến với mỗi tác phẩm của Y Ban, bạn đọc lại tiếp cận với một hiện tượng người phụ nữ khác nhau, tuy vậy ở thị, nàng, hay người đàn bà… đều mang đặc điểm chung: khao khát tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, mang những nhu cầu bản năng về tình dục, ước vọng yêu đương… Đây là những vấn đề mang tính nhân bản, là nhu cầu thường trực ở mỗi người phụ nữ. Như vậy, nhân vật nữ trong các tác phẩm của chị là những con người cá thể, nhưng số phận, đặc điểm tâm sinh lý… không mang tính dị biệt. Trong sự đối sánh với người phụ nữ, Y Ban cũng khắc họa những người đàn ông với tên gọi phiếm chỉ: gã, hắn, anh ta, anh, người cha, người đàn ông, thằng anh… Đây hoàn toàn là cách gọi mang dụng ý nghệ thuật. Với cách gọi này, Y Ban cũng khái quát lên một thế giới đàn ông, mang những đặc điểm khá giống nhau. Đặc biệt hơn, thế giới đàn ông ấy luôn bị Y Ban xem xét, hạ bệ thẳng thắn. Cũng giống như người phụ nữ, mỗi nhân vật nam trong tác phẩm trở thành nhân vật mang tính khái quát cho bản chất, số phận, đặc điểm tâm sinh lý… của nam giới.

Đến Y Ban, cách gọi tên nhân vật bằng đại từ mang tính phiếm chỉ trở lên phổ biến, với tần số dày đặc. Sử dụng đại từ phiếm chỉ để gọi tên nhân vật của mình, Y Ban đã làm mờ đi tên tuổi nhân vật và đường biên khu biệt giữa các nhân vật, nhưng lại tăng tính khái quát cho những số phận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 47)