7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.1. Người đàn ông dối trá, đê tiện dưới bộ mặt nhà trí thức
Với truyện ngắn Hành trình tờ tiền giả, nhà văn nữ Y Ban đã khắc họa
một loạt những người đàn ông mang bản chất đê tiện, bỉ ổi dưới bộ mặt của một chính khách đầy oai phong, bệ vệ.
Như đúng cái tên của nó, tác phẩm xoay quanh cuộc hành trình của tờ tiền giả mệnh giá 100.000. Nó được truyền từ tay người nọ sang tay người kia. Và vào bất cứ người chủ nào, người ta cũng muốn tìm mọi cách để lưu thông nó. Thế là nó trở thành tác nhân để người này đi lừa người khác, phụ nữ lừa đàn ông, đàn ông lừa đàn bà… Qua cách mà người ta sử dụng đồng tiền,
30
bộ mặt của từng người được bộc lộ, đặc biệt là bản chất đê tiện của những người đàn ông.
Đến với Hành trình tờ tiền giả bạn đọc sẽ thật ngỡ ngàng khi nhiều
nhân vật nam trong tác phẩm đều là những người có địa vị, học thức, nhưng lại mang bản chất xấu xa, đê tiện. Đó là ông bác sĩ, là bốn anh hạ sĩ quan, sĩ quan, là ông sếp ham chọi gà. Chỉ với một tác phẩm mà thế giới đàn ông với đủ tầng bậc, địa vị trong xã hội bị Y Ban hạ bệ, phê phán. Với ông bác sĩ, sau khi nhận được tờ tiền giả mà tưởng thật kia, lẽ ra nên tỏ ra biết quan tâm tới bệnh nhân hơn, thế mà ông ta lại nói năng mất lịch sự: “Mày cũng khôn ngoan đấy chứ. Biến” [8, Tr.20]. Đây là câu nói đáng bị phê phán với một con người mà xưa nay vẫn được ca tụng “lương y như từ mẫu”. Không những thế, sau khi phát hiện ra tờ tiền giả, y liền văng tục: “A, tiên sư nhà nó, nó đưa cho mình tiền giả” [8, Tr.20]. Bốn anh sĩ quan là những nạn nhân tiếp sau tiếp nhận tờ tiền giả. Nó được trao lại từ một anh chàng vi phạm giao thông. Viên hạ sĩ quan nhận tờ tiền, và giáo dục lại người vi phạm pháp luật bằng thái độ của một kẻ như vô học: “À, thằng nhóc này biết điều. Biến” [8, Tr.23]. Cuộc chia chác tiền bạc tại quán ăn của bốn vị sĩ quan thể hiện rõ hành vi ăn hối lộ trắng trợn, đã thế còn tìm cách tẩu tán tờ tiền giả bằng cách đưa biếu sếp. Ông sếp có thú chơi cá độ gà, thế là vận đen ập đến, tờ tiền giả từ trong két của ông ta tiếp tục cuộc hành trình của mình. Y Ban đã xây dựng những người đàn ông có học vấn, vốn được kính nể trong xã hội thì giờ hiện lên gắn với lời nói, hành vi vô văn hóa, từ đó thể hiện thái độ lên án, phê phán những người đàn ông bất toàn.
Đến với truyện ngắn Tự, ngòi bút sắc sảo của Y Ban tiếp tục xây dựng
chân dung của những người đàn ông mang trong mình nhiều khiếm khuyết. Người chồng đầu tiên là người đàn ông mà người phụ nữ yêu thương nhất. Anh đã mang đến cho chị niềm hạnh phúc mà biết bao người đàn bà mơ ước: chị có một người chồng sĩ quan để dựa dẫm, một người chồng giúp chị thỏa
31
mãn khao khát yêu đương và mang đến cho chị một cô con gái… Thế nhưng, hạnh phúc gia đình cuối cùng lại tan vỡ bởi anh chồng mắc bệnh liệt dương, sau đó bỏ đi. Anh ta trở thành người chồng bất lực trong chuyện chăn gối, không thể đem đến cho người phụ nữ niềm hạnh phúc, viên mãn, đủ đầy. Chị vợ sống cô đơn một mình cùng người con gái, sau đó chị tiếp tục đến với người đàn ông thứ hai, thứ ba. Với chức vị là một nữ phó tiến sĩ, hai người đàn ông tiếp theo mà người phụ nữ lựa chọn là những người có chức tước, hàm học vị cao: người đàn ông số hai là một quan chức lớn, nhìn bề ngoài rất lạnh lùng, người số ba là một giáo sư văn hoá nhưng lại xử sự như những “con đực” thô bỉ. Bởi vậy, hai cuộc tình chỉ trong chớp nhoáng. Lẽ ra trong cuộc hẹn đầu tiên thì họ phải trao hoa tươi hoặc một nụ hôn thì họ lại tìm cách đẩy chị lên giường để "hành sự". Ngỡ rằng sẽ là bến bờ để người phụ nữ dừng chân, nhưng với đàn bà, cái họ cần đâu chỉ có tình dục, họ cần một tình yêu có đầy đủ những trạng thái xúc cảm. Quá thất vọng với đàn ông, chị quyết định mua sextoy để khỏi phải lụy bất cứ người đàn ông nào. Chị nhận thấy từ lâu thế giới người ta đã phát minh ra một thứ dụng cụ, chỉ để thỏa mãn mà không cần đến tình yêu. Đó là cái chim giả.
Y Ban thật nhạy bén khi đưa vào trang văn của mình hình ảnh những người đàn ông bất toàn mà người ta dễ dàng bắt gặp trong xã hội hiện đại. Khi đồng tiền lên ngôi, con người sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn, để có được nó, bất chấp cả việc đánh mất đi danh dự, “mờ” đi học vị của mình. Khi những ham muốn nhục dục chiến thắng lý trí thì con người cũng dễ mắc những sai lầm trong cuộc sống. Đây là căn bệnh mà bất kì con người hiện đại nào trong xã hội ngày nay cũng dễ mắc phải. Y Ban đã khai thác vấn đề này một cách tinh tế nhưng ở khía cạnh khác. Nhà văn lấy vấn đề xuống cấp về đạo đức, đánh mất danh dự, nhân phẩm trong xã hội để gán cho những người đàn ông. Từ đó tạo nên một thế giới đàn ông xấu xa, đáng khinh bỉ. Qua đây, nhà văn thể hiện thái độ lên án, phê phán với những người đàn ông khiếm khuyết.
32