Người đàn ông hèn nhát, ích kỉ

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 38)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Người đàn ông hèn nhát, ích kỉ

Y Ban còn tập trung khắc họa những người đàn ông ích kỷ, hèn nhát và bội bạc trong sáng tác của mình, thể hiện rõ nhất trong những truyện

như: Nhân tình, Tự, Hai bảy bước chân là lên thiên đường, Tôi và anh,

Thằng bé và con rắn,…

Nhân tình đưa người ta đến với thế giới hai mặt đầy dối trá, ích kỉ, bội

bạc của những người đàn ông mà ngoài công việc ra thì từ trưa thứ hai đến trưa thứ sáu là thời gian dành cho người tình; còn các buổi tối và thứ bảy, chủ nhật thì dành cho gia đình, cho vợ. Dù đã có một mái ấm hạnh phúc, người đàn ông vẫn tìm đến một người phụ nữ khác để yêu thương. Để che đậy hành vi ngoại tình của mình, trong một lần nhận điện thoại của người tình, anh ta đã cố tình né tránh với câu thoại đầy giả dối: “Chuyện công việc thì mai cô gọi đến cơ quan nhé, ta bàn sau” [5, Tr.47].

Đến với truyện ngắn Tôi và anh; thằng bé và con rắn, người đàn ông

trong tác phẩm có lẽ sẽ mang đến cho độc giả một niềm bức xúc ghê gớm. Trước sự theo đuổi của người phụ nữ yêu anh đến cuồng nhiệt, người đàn ông đã nhẫn tâm coi thường tình yêu trong sáng đó: “Tôi là nghệ sĩ mà em thì tầm thường quá không thể thúc đẩy quá trình sáng tạo của tôi” [5, Tr.26]. Anh ta còn là một người đàn ông tham vọng, nuôi ước mơ giàu có. Con đường đưa anh ta đạt đến đỉnh cao của thành công cũng là hành trình biến anh ta thành một người cha ích kỉ. Mọi hành động, suy nghĩ của anh ta đều hướng đến thực hiện ước mơ giàu sang, công danh của mình, anh ta nói: “Cái đẹp không đồng hành với cái thiện. Muốn có cái đẹp đôi khi phải biết hy sinh cái thiện. Tôi là nghệ sỹ, tôi làm cái đẹp thì đừng có đòi hỏi tôi phải có trách nhiệm làm người với cuộc đời này” [5, Tr.28]. Anh ta không còn quan tâm tới người khác kể cả con trai của mình, không những thế trong đầu óc luôn luôn tồn tại suy nghĩ về con trai mình: “Nếu nó là thằng có chí, nó ắt học được cái hay cái đẹp của đời. Nếu nó là thằng bỏ đi, dẫu có 2 hay 3 bằng đại học cũng vẫn là thằng bỏ

33

đi” [5, Tr.29]. Sự tham vọng đã biến anh ta thành một kẻ vô trách nhiệm với gia đình, con cái, và ích kỉ, bạc tình với người bạn gái của mình. Trong cuộc sống, cái đẹp gắn với cái thiện là nguồn cảm hứng sáng tạo cho biết bao người, nhưng sự mù quáng và bảo thủ quá mức đã khiến anh ta có những định kiến sai lệch với cuộc đời, dẫn tới hành vi, thái độ xuống cấp.

Như vậy, bằng tài năng và con mắt nhìn nhận đàn ông dưới góc độ người phụ nữ, Y Ban đã phơi bày trước độc giả những người đàn ông mang trong mình sự khiếm khuyết. Thế giới đàn ông đầy thất vọng. Y Ban đã không ngần ngại xây dựng những người đàn ông mang bản chất giả dối, tầm thường và nhàm chán, đôi khi còn mang trong mình cả bản chất ích kỉ như anh Huy

trong truyện ngắn Chị Quy. Anh Huy lấy vợ là do sự ép buộc của gia đình ,

bởi vậy không xuất phát từ tình yêu. Vì công việc và vì hạnh phúc riêng tư của mình, anh ta tìm đến với một người phụ nữ khác, lấy làm vợ và có một đứa con riêng, trong khi chị Quy ở quê luôn tần tảo, thu vén hạnh phúc cho gia đình chồng. Chị cũng là người làm ra vật chất, giúp gia đình anh Huy, kể cả tổ ấm của anh ở thành phố vượt qua lúc khó khăn, đói kém. Lòng ích kỉ đã khiến anh biến chị Quy- người phụ nữ đã có chồng là cô gái đồng trinh trong một thời gian dài, mà không hề quan tâm, đôi khi còn tỏ ra lạnh nhạt, khó chịu. Anh ta biến chị Quy thành nạn nhân của cuộc hôn nhân không có tình yêu, tình thương của chồng. Do sự tác động của mẹ chồng, anh Huy đã miễn cưỡng ban phát cho chị Quy một đứa con gái, rồi lại ra đi. Chỉ khi “xế chiều”, anh Huy mới nhận ra sự lớn khôn của cô con gái, sự tần tảo của người vợ quê. Nhưng đó là sự hối lỗi muộn màng, ngày đầu tiên anh Huy mang đến cho chị Quy cảm giác của tình yêu đích thực cũng là ngày chị mang niềm hạnh phúc mong manh đó sang thế giới bên kia.

Khác hẳn với hình tượng người đàn ông trong văn học trung đại, trang nam nhi được xây dựng với thái độ ngợi ca, khắc họa bản chất anh hùng, chí khí làm trai kiên cường, bất khuất. Người đàn ông khi đó thực sự như một

34

đấng trượng phu giang tay cứu đỗi, che chở cho những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Đến với văn xuôi Y Ban, mọi quy chuẩn về người đàn ông truyền thống đã bị phá vỡ. Nhân vật nam trong văn xuôi Y Ban hầu hết đều trở thành đối tượng để công kích, lên án.

Tóm lại, bằng việc dựng lên thế giới những người đàn ông bất toàn, Y Ban đã thể hiện những cảm nhận, chiêm nghiệm của nhà văn về những người đàn ông từ góc nhìn nữ giới, thể hiện sự hiểu biết, từng trải, am hiểu về đàn ông sâu sắc. Thay vì việc nhìn nhận nam giới là một đối tượng miêu tả, Y Ban đã nhìn nhận người đàn ông như một khách thể thẩm mĩ để thể hiện tinh thần nữ quyền trong sáng tác của mình.

Tóm lại, trong sự đối sánh giữa đàn ông và đàn bà, Y Ban một mặt thể hiện tiếng nói đòi bình đẳng giới, bênh vực giới mình, một mặt tỏ thái độ lên án, mỉa mai những người đàn ông bất toàn, mang trong mình sự khiếm khuyết. Trong văn xuôi của chị, người phụ nữ đẹp đẽ bao nhiêu, chị trân trọng, bênh vực nhân vật nữ của mình bao nhiêu thì các nhân vật nam lại được gán cho những phẩm chất xấu xa đến mức cực đoan bấy nhiêu. Với ý tưởng đó, Y Ban hướng người đọc hình thành thái độ rành mạch với hai giới như đúng dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đây được xem là đóng góp lớn của Y Ban trong việc thể hiện tư tưởng nữ quyền trong dòng văn học mới.

35 Chương 3

PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG VĂN XUÔI Y BAN

Bạn đọc chỉ có thể giải mã được ý nghĩa tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi được tiếp xúc với hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra nội dung nghệ thuật được thể hiện. Trong tác phẩm văn học, hình thức luôn mang tính nội dung, là hình thức mang tính quan niệm. Bởi vậy, muốn xác định được tiếng nói nữ quyền trong sáng tác của Y Ban thì không thể bỏ qua hình thức nghệ thuật ở các tác phẩm của chị. Nếu ý thức nữ quyền là tư tưởng xuyên suốt trong các sáng tác của Y Ban, thì phương thức nghệ thuật chính là hình thức thể hiện cái nhìn, quan niệm ấy. Để thể hiện ý thức nữ quyền trong tác phẩm của mình, Y Ban sử dụng các phương thức chính sau:

3.1.Cách đặt nhan đề tác phẩm

Nhan đề còn gọi là đầu đề, là tên, là cái "tít" (title - tiếng Anh, titre - tiếng Pháp) chung của một văn bản, một tác phẩm. Nó như gương mặt của một con người; nó là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm, phải nói cô đọng được cái "thần", cái "hồn" của tác phẩm.

Có nhiều cách đặt tiêu đề tác phẩm và điều này phụ thuộc vào “tạng” văn của từng tác giả. Với Y Ban, một cây bút nữ dường như cho mình thiên chức sinh ra là vì phụ nữ, chống lại sự bất bình đẳng giới trong xã hội, chị đã dùng ngòi bút của mình để thực hiện thiên chức đó.

Ngòi bút của Y Ban sắc sảo, góc cạnh khi lên tiếng bênh vực quyền của người phụ nữ nhưng cũng đầy đằm thắm, cảm thông với những bất hạnh của

36

phái nữ, trang văn Y Ban mang thiên hướng viết về người phụ nữ ngay từ cách đặt nhan đề tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn của nhà văn Y Ban, ta thấy phần lớn các tiêu đề đều nhắc tới người phụ nữ, với hai cách cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)