Người phụ nữ luôn trong thế chủ động

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 26)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Người phụ nữ luôn trong thế chủ động

Điểm góp phần làm nên tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ trong trang viết của Y Ban là nhà văn luôn đặt người phụ nữ trong thế chủ động. Chủ động trong hành động, trong nhận thức. Khá nhiều nhân vật nữ của Y Ban chủ động chinh phục những cuộc yêu đương hoan lạc trong hôn nhân, tình yêu. Với tâm thế đó, người phụ nữ giờ đây mang vị thế độc lập, không còn lệ thuộc vào người đàn ông. Bằng giọng kể tự nhiên, không một chút mặc cảm, xấu hổ của người phụ nữ, Y Ban đã để các nhân vật nữ tự bộc bạch mọi cảm giác trong tình yêu, hôn nhân. Điều này làm nên âm hưởng nữ quyền rõ nét trong mỗi tác phẩm của chị.

21

Với I am đàn bà, Y Ban đã miêu tả chân thực thế chủ động trong tình dục

của nhân vật người phụ nữ giúp việc. Ở nơi đất khách quê người, với công việc là làm “ô sin”, chị bị nhốt vào một căn nhà như một hoang đảo - nơi chỉ có chị và người đàn ông bị liệt và câm. Ngôn ngữ bất đồng, không tiếp xúc với xã hội, thế giới của chị chỉ còn lại là hết lòng chăm sóc người xa lạ bằng nghĩa vụ của kẻ làm thuê và đặc biệt là bằng thiên chức làm mẹ, làm chị thuần khiết. Bằng tấm lòng, sự chăm sóc tận tình của chị: thị thủ thỉ nói chuyện, thị hát, thị bóp đầu, xoa bóp chân tay, tắm rửa,… đã khiến ông chủ dần dần hồi phục bản năng người. Không những thế, bằng cảm giác, bản năng vốn có của một người phụ nữ đã có chồng, thị từng ngày nhận ra sự trỗi dậy, hồi sinh bản năng đàn ông của ông chủ. Thị dần vượt qua những ngại ngùng, kéo gần khoảng cách giữa người giúp việc và ông chủ để làm người đàn ông chiến thắng bệnh tật. Thị chủ động trong việc chăm sóc ông chủ, nhất là tác động đến bộ phận sinh dục tưởng chừng đã chết. Thị quan tâm ông chủ như quan tâm những đứa con trai của mình bằng tình mẫu tử. Ngày này qua ngày khác, ông chủ cũng làm sống dậy khao khát yêu đương bản năng trong chị. Thị chủ động dành những hành động “yêu” cho ông chủ như với người chồng ở quê của mình. Chị mộng mị trong những giấc mơ tình. Và một lần, trong cơn mộng mị, thị tìm đến phòng ông chủ để thỏa mãn nhu cầu bản năng. Dù nhiều lần người phụ nữ ấy đã phải đấu tranh giữa lý trí và tình cảm, nhưng xuất phát từ nguyện vọng tự nhiên của người đàn bà nhân vật người giúp việc đã từng bước, chủ động giải thoát ẩn ức

đó. Điều này làm cho tác phẩm I am đàn bà thể hiện đúng tuyên ngôn của nó

rằng: tôi là người đàn bà. Phụ nữ có quyền chủ động tìm kiếm và giải thoát những ẩn ức về tình cảm, đặc biệt là tính dục bản năng trong con người.

Người phụ nữ trong truyện ngắn Tự là một người quyết đoán, thẳng thắn

trong hôn nhân. Chị ta chủ động giải thoát bản thân để giải phóng ẩn ức tính dục. Người chồng thứ nhất là người đầu tiên và duy nhất mang đến cho chị cảm giác yêu đương thật sự. Chị đã có những ngày tháng thật hạnh phúc,

22

được thỏa mãn cả tình yêu và tình dục. Thế nhưng niềm hạnh phúc của gia đình trẻ nhanh chóng tan vỡ khi người đàn ông trở thành một người bất lực trong những lần “yêu”. Anh ta cảm thấy có lỗi với người vợ của mình và bỏ nhà ra đi. Trước sự ra đi đó của chồng, người phụ nữ đã không thể sống trong sự cô đơn, chị đã làm quen và tiếp tục có những cuộc yêu hoan lạc với người đàn ông thứ 2, thứ 3.

Hay nàng trong tác phẩm Nhân tình đã “nổi loạn” vì những nụ hôn cháy

bỏng của nhân tình. Nàng chủ động quyết định cuộc sống của mình với triết

lý: “cái gì cũng có giá của nó. Tôi không muốn sống trong cuộc sống gia đình

tù túng thì tôi sống một mình với con. Nhưng tôi sợ sự cô đơn thì tôi phải có bạn tình. Tôi yêu một người đàn ông đã có vợ. Tôi chấp nhận sự sẻ chia đó”

[5, Tr.45]. Với suy nghĩ như vậy, ngày này qua ngày khác nàng chờ đợi sự xuất hiện của người tình trong ngôi nhà của mình dù chỉ từ 11 giờ 30 đến 1 giờ 30 chiều từ thứ hai đến thứ sáu. Nhưng với những giây phút ngắn ngủi đó, nàng luôn thấy mình thật hạnh phúc khi nhận được tình yêu, sự quan tâm từ phía người đàn ông.

Bước vào thời đại mới, những người phụ nữ trong tác phẩm của Y Ban tự ý thức được mình trong xã hội, họ mang trong mình những tư tưởng mới, họ tự ý thức về tài năng, sự thông minh của mình, tự khẳng định nét riêng của mình chứ không còn khoác bộ áo xã hội để vươn tới chuẩn mực chung cho

mọi người nữa. Nhân vật cô sinh viên trong tác phẩm Người đàn bà có ma lực

đã khẳng định: “bây giờ là thời đại mới, thời đại của chúng ta. Chúng ta làm chủ tình thế chứ đâu như thời phong kiến mà đàn bà chỉ biết đứng e lệ, một số như những bông hoa trong những luống hoa ấy mặc cho người ta khen người

ta chê” [2, Tr.12]. Với ý nghĩ như vậy, người con gái trong Người đàn bà có

ma lực đã yêu hết người này đến người khác. Nàng yêu người con trai tên

Sơn, nhưng lại quá “phẳng lặng”, anh khoa Toán thì quá lãng mạn, cậu bé thi rớt đại học thì quá trẻ con, chàng nghệ sĩ thì là người lợi dụng, người đàn ông

23

đã ly hôn thì sợ mạo hiểm, thực tập sinh về nước thì lại bủn xỉn… Nàng coi tình yêu như một cuộc chơi để thử sự khôn ngoan của mình.

Như vậy, tính chủ động của người phụ nữ trong mọi vấn đề đã góp phần làm nên sắc thái nữ quyền độc đáo trong văn xuôi Y Ban.

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi y ban (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)