Thành tố văn hóa trong nghĩa biếu trưng của thành ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt (Trang 47)

Trong cuốn Từ và nhận diện từ tiếng Việt Nguyễn Thiện Giáp đã viết đã khắng định, hơn lĩnh vực ngôn ngữ nào khác, các thành ngữ tiếng Việt thế hiện đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam.

2.3.4.1. Thành ngữ ỉn dấu ấn của văn hóa nông nghiệp

Việt Nam là một nước nông nghiệp, quanh năm quen với việc đồng áng, chăn nuôi, trồng trọt. Vì vậy, mọi sinh hoạt văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại, lao động của người Việt đều mang những đặc trưng của gốc nông nghiệp, không chỉ vậy cả trong ngôn ngữ nét văn hóa ấy cũng được in đậm. Đặc biệt trong các thành ngừ, những hình ảnh gợi ra trong các thành ngữ cũng chính là các hình ảnh liên quan đến nền sản xuất đó. Có thể thấy, văn hóa nông nghiệp đã in sâu trong từng công việc lao động của người Việt, tiêu biếu như một số thành ngữ sau:

Thành ngữ chân lấm tay bùn: biểu trưng cho sự lao động vất vả, cực nhọc trong công việc đồng áng, lao động chân tay ngoài trời của người nông dân.

Thành ngữ này được hình thành qua phương thức hoán dụ, lấy tên gọi của bộ phận cơ thể để gọi thay cho cả cơ thể. Ớ đây, chân và tay đại diện cho cơ thể của người, lấm và bùn chỉ trạng thái nhếch nhác, lấm láp của con người khi lao động. Với phương thức hoán dụ này, những người nông dân xuất hiện lúc nào cũng vất vả, cực nhọc với công việc đồng áng của mình.

Ví dụ:

“Quanh năm họ làm ăn vất vả chân lấm tay bùn đối bát mồ hôi lấy bát cơm” (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp - vấn đề dân cày).

Thành ngữ bản lưng cho trời, bán mặt cho đất', biếu trung cho sự lao động vất vả, cực nhọc. Trong lao động nông nghiệp, người nông dân thường phải cúi xuống nên lung quay lên trời và mặt thì hướng xuống dưới đất. Thành ngữ này sử dụng phương thức hoán dụ, lấy tên gọi bộ phận đế chỉ tên toàn bộ. Lấy hai bộ phận lưng

và mặt của con người đế chỉ sự nhọc nhằn và vất vả trong làm nông của người nông dân.

Ví dụ:

“Cả ngày chúng em làm quần quật ở ngoài mộng thật là bản lưng cho trời,

bán mặt cho đất từ năm mười ba tuổi” (Nguyễn Công Hoan - Nông dân với địa chủ).

Thành ngữ cháy mặt lấm lưng: ý chỉ khuôn mặt đen cháy, lưng thì lấm láp, bụi bấn. Từ nghĩa gốc này, thành ngữ mang nghĩa biếu trưng chỉ sự vất vả, cực nhọc do phải làm việc ngoài trời nắng nôi và phải chịu tác động của thời tiết. Chính vì vậy, khuôn mặt, hình dáng của người nông dân luôn bị thay đối.

Thành ngữ cháy mặt lấm lưng được hình thành trên cơ sở dùng phương thức hoán dụ, lấy tên gọi của bộ phận cơ thể để gọi thay cho cả cơ thể. Ở đây dùng mặt và lưng đại diện của người nông dân đế chỉ sự lao động vất vả, lấm láp của họ.

Thành ngữ đẩu tắt mặt toi: biếu trung cho sự làm lụng vất vả, quần quật suốt ngày, hết việc này tới việc khác, không có thời gian thư giãn.

Thành ngữ đầu tắt mặt toi là thành ngữ dùng phương thức hoán dụ, lấy tên gọi của bộ phận cơ thể để gọi thay cho cả cơ thể. Ở đây, thành ngữ dùng đầu và mặt đại diện của người nông dân để chỉ những sự làm lụng quần quật, tất bật suốt cả ngày không có thời gian của người nông dân.

Ví dụ: “Het năm này sang năm khác, vợ chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi không ngày nào”. (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Thành ngữ dầm mưa dãi nắng: ý chỉ sự trải qua, chịu đựng nhiều gian truân. Thành ngữ sử dụng phương thức hoán dụ, dùng các hành động dầm và dãi, là những khố cực trong công việc làm đồng áng, nắng và mưa là các hiện tượng thòi tiết. Người nông dân hay phải đưoTLg đầu với sự khác nghiệt của thời tiết, chống chọi với nó đế làm ra những hạt gạo. Vì thế, chúng ta luôn thấy ở người nông dân những đức tính tốt như sự chịu đựng, nghị lực và cần cù.

Ví dụ: “Nghĩ đến nguồn cơn mấy nghìn người dầm mưa dãi nắng mà đê vỡ thì thật là chán”.

Thành ngữ đồng chua nước mặn: ý chỉ ruộng đất xấu ở vùng ven biến, khó làm ăn. Đây là phương thức ẩn dụ chuyển đối cảm giác, chua và mặn vốn là hai tính chất đế chỉ các món ăn mà con người dùng vị giác đế cảm nhận và đó là những vị khó ăn. Trong thành ngữ này, người dân lấy sự chua và mặn ấy đế chỉ những thửa ruộng không tốt, khó làm ăn.

Ví dụ: “Thật không ngờ ở chỗ đồng chua nước mặn này mà có thế xanh tươi, trù phú được đến thế”. (Bùi Hiển - Đường lớn).

Thành ngữ: nhà tranh vách đất', mái nhà lợp tranh, tường bằng đất, mang ý nghĩa biểu trưng chỉ cuộc sống nghèo khổ. Thành ngữ dùng phương thức hoán dụ, lấy tên bộ phận đế chỉ toàn toàn thế. Lấy đặc điếm của những ngôi nhà nghèo như nhà tranh, nhà đất, đế chỉ cuộc sống của những người lao động luôn gắn với những ngôi nhà nghèo khố.

Ví dụ:

“ Hởi thăm dì trú nơi nào, Đánh đường chàng mới tìm vào tận nơi.

Nhà tranh vách đất tả tơi,

Lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa.” (Nguyễn Du - Truyện Kiều).

Thành ngữ Đắp đập be bờ: là chỉ những công việc nhà nông hay làm đế giữ nước cho đồng ruộng. Nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa biếu trưng là đem công sức xây dựng, làm nên việc gì. Thành ngữ sử dụng phương thức ấn dụ, “đắp’ và “be” là bỏ công sức ra, còn đập và bò’ là sự việc đế vun đắp.

Ví dụ:

“ Công anh đắp đập be bờ 'Đê ai thác nước, đê lờ anh trôi.”

(ca dao)

Do ảnh hưởng của lao động nông nghiệp mà các thành ngữ chủ yếu sử dụng các hình ảnh, công việc cũng như tính chất của nông nghiệp đế diễn tả những ý nghĩa của các sự việc khác. Như vậy, văn hóa nông nghiệp chi phối nhiều đến sự hình thành của các thành ngữ và tầng ý nghĩa của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.43.2. Thành ngữ phản ánh đặc điếm lịch sử dân tộc.

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, vì thế những chặng đường phát triến của dân tộc luôn được ghi lại, và ngôn ngữ chính là một hình thức lưu giữ lịch sử. Trong đó có rất nhiều thành ngữ phản ánh đặc điếm lịch sử dân tộc.

Thành ngữ con Hồng cháu Lạc'. Hồng, Lạc: tộc người Việt cố. Người thuộc dòng dõi, tổ tiên dân tộc Việt Nam (tự hào). Thành ngữ sử dụng phương thức ấn dụ, dùng dòng dõi Hồng và Lạc đế chỉ tổ tiên cao quý của dân tộc Việt Nam.

Ví dụ:

“Ngày nay mây đen chiến tranh đã tan đi, nhưng những thế lực ngoại bang vẫn cố chia loan rẽ phượng, cố làm cho anh em con Hồng cháu Lạc nghi kỵ lẫn nhau. (Báo nhân dân - 6/6/1973).

Thành ngữ con Rồng cháu Tiên'. “Rồng”: (chỉ Lạc Long Quân, “Tiên”: chỉ Âu Cơ) chỉ dòng dõi tổ tiên dân tộc Việt Nam (tự hào). Theo truyền thuyết, con người Việt Nam được sinh ra từ từ bọc trăm trứng do sự hôn phối của Lạc Long Quân và Âu Cơ, vì thế người Việt luôn tự hào mình xuất thân từ Rồng và Tiên, dòng dõi cao quý.

Ví dụ:

“Mỗi đồng bào phải sẵn lòng bắc ái, phải cư xử cho xứng đáng là con Rồng cháu Tiên. (Hồ Chủ Tịch)

Thành ngữ nợ như chúa Chôm: chúa Chốm là tên gọi thuần Việt của một nhân vật có thật trong lịch sử (tên thật là Lê Ninh). Tục truyền nhân vật này thủa còn hàn

vi mắc nợ rất nhiều. Khi được lên ngôi vua và rước về kinh thành Thăng Long thì ông bị đòi nợ suốt dọc đường. Lúc đầu vẫn cái tính vung tay quá trán nên cứ ai hỏi là trả, nhưng khi thấy chủ nợ mỗi lúc một đông, chúa Chổm bèn ra lệnh chỉ trả cho đến khi về đến cống thành Cửa Nam. Từ câu chuyện kế trên, tên gọi chúa Chốm đã trở nên nối tiếng và đã trở thành biêu tượng nợ nân.

Ví dụ:

“Năm ngoái, năm kia, năm kìa, năm kĩa, nợ như chúa Chôm” (Trần Tiêu - Con trâu).

2.4.3.3. Thành ngữ phản ánh phong tục, tập quán, loi song của người Việt

Với một nền văn hóa nông nghiệp lâu đời, người Việt đã sớm hình thành nên những phong tục, tập quán, lối sống riêng của mình. Những phong tục ấy đều mang nét đặc trưng của con người Việt Nam.

Thành ngữ ỉệnh ông không bằng cồng bà: (lệnh, cồng hai vật giống như chiêng, đánh phát ra âm thanh làm hiệu). Mang ý nghĩa biếu trưng là quyền người đàn bà trong gia đình có hiệu lực hon người chồng (ý châm biếm).

Thành ngữ sử dụng phương thức ẩn dụ, ý nói người đàn bà trong gia đình có quyền hơn đàn ông. Trong văn hóa của người Việt, người phụ nữ trong gia đình không được đề cao, trong khi đó họ lại rất coi trọng người con trai vì họ là những người trụ cột trong gia đình. Tuy nhiên trong một số trường họp người phụ nữ lại làm chủ gia đình, vì thế mới có lệnh ông không bằng cồng bà ý châm biếm những người đàn ông không có quyền hành trong gia đình.

Ví dụ:

“Thấy cháu đồng ý tôi cũng đồng ý

Sao lại thây cháu, lệnh ông không băng công bà ” (Đào Vũ - cái sân gạch)

Thành ngữ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy: nghĩa biếu trưng là chỉ con cái phải phục tùng quyền dựng vợ gả chồng của cha mẹ (quan niệm phong kiến) thành ngữ sử dụng phương thức ấn dụ chỉ sự sắp đặt của cha mẹ cho con cái.

Trong xã hội phong kiến, cha mẹ thường quyết định tương lai của con cái, đặc biệt chuyện lập gia đình. Nep suy nghĩ này đã tồn tại bao đời nay trong đời sống của con người Việt và ngày nay nó vẫn còn tồn tại trong nếp suy nghĩa của một số người Việt.

Ví dụ:

“Nhưng hỏi là hỏi thôi, việc trăm năm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy mới là phải đạo chứ.” (Nguyễn Đình Phi - Vờ bờ)

Thành ngữ mẹ tròn con vuông: (Theo quan niệm người xưa tròn, vuông là hai khái niệm nói về sự hoàn chỉnh). Sinh đẻ thuận lợi, dễ dàng. Thành ngữ sử dụng phương thức hoán dụ, đế chỉ sự trọn vẹn, thuận lợi của việc sinh đẻ.

Trong quan niệm của người Việt, hình tròn và vuông là sự hoàn chỉnh, viên mãn. Do vậy người ta sử dụng chúng đế chỉ sự ra đời của một con người theo hướng thuận lợi.

Ví dụ:

“Trời ơi... mong sao mẹ tròn con vuông. Ra đảo rồi thì tụi mình cố mà đùm bọc cho hai mẹ con. (Anh Đức - Bức thư Cà Mau)

Thành ngữ đục nước béo cò: mang nghĩa biếu trưng là lợi dụng tình trạng mâu thuẫn, lục đục dễ kiếm lời. Đây là phương thức ẩn dụ, chỉ những bản tính xấu mà con người hay có đó là tính lợi dụng. Bên cạnh nhũng người tốt, thì luôn tồn tại một số con người cơ hội, lợi dụng.

Ví dụ:

“Cái sách lược cổ truyền của chính sách nước Anh lại được tiếp tục thực hiện, chờ đợi tình trạng “đục nước béo cò (Hồ Chí Minh - Tuyển tập) Thành ngữ vững (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ý chí kiên định. Thành ngữ sử dụng phương thức so sánh, nhấn mạnh sự vững vàng, ý chí kiên định của con người Việt. Đó là một trong những phấm chất quý của người Việt Nam.

Ví dụ:

“ Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vũng như kiềng ba chân” (Tố Hữu - Việt Bắc)

Thành ngữ ăn nhịn để dành: nghĩa biếu trưng là tằn tiện, tiết kiệm. Thành ngữ hình thành trên cơ sở hoán dụ, lấy hoạt động ăn, đế đế chỉ thói quen, nếp sống của người Việt luôn tằn tiện và tiết kiệm trong chi tiêu, điều này ảnh hưởng rõ nét bởi văn hóa nông nghiệp.

Ví dụ:

“Hai anh em ăn nhịn đế dành mỗi ngày bớt ra hai xu.” (Nguyễn Công Hoan - Nông dân với địa chủ)

Như vậy, thành ngữ là bộ phận ngôn ngữ có chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, từ đặc trưng của lối văn hóa nông nghiệp cho tới những tập tục thói quen của người Việt. Những nét văn hóa này góp phần thế hiện rõ nét hơn về con người Việt.

Tiểu kết

Trong hệ thống từ vựng, từ đon vị “từ” cho tới “thành ngữ” sau lớp vỏ ngôn ngữ, đều phản ánh văn hóa của Người Việt Nam qua các tầng ý nghĩa. Những nét văn hóa được phản ánh chủ yếu là văn hóa ăn, ở, đi lại và mặc, đó những đặc trưng tiêu biếu nhất của con người. Ý nghĩa văn hóa của các từ ngữ được thể hiện chủ yếu trong các nghĩa chuyến và nghĩa biếu trưng chứ không phải từ nghĩa gốc.

Với nền nông nghiệp lúa nước, nên phần lớn hệ thống từ vựng tiếng Việt có ảnh hưởng của văn hóa nông nghiệp, đặc biệt là trong các thành ngữ yếu tố này được thể hiện rất rõ. Mỗi một ý nghĩa văn hóa là cách nhìn nhận hay thói quen, tập tục của người Việt chi phối tạo nên hệ thống từ nhiều nghĩa. Như vậy có thế thấy, trong mỗi từ vựng từ vựng tiếng Việt luôn ấn chứa một nét văn hóa, một bản sắc dân tộc. Điều

đó làm nên nét riêng biệt trong văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ luôn ảnh hưởng lẫn nhau.

KÉT LUẬN

Những trình bày trên đây được rút ra từ các cứ liệu thống kê về từ ngừ phản ánh phần nào nhũng đặc trung văn hóa dân tộc Việt. Nói theo GS. Đổ Hữu Châu “ Mỗi từ, mỗi ngữ cố định không chỉ là một sự kiện ngôn ngữ mà nó còn là một bản tông kêt cô đọng, súc tích, phong phú nhừng hiêu biêt của toàn dân tộc trong hàng ngàn năm lịch sử”. Điều này cho thấy ngôn ngữ là sản phấm của văn hóa cũng là hợp phần quan trọng nhất của văn hóa và khắng định mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và ngôn ngữ học nói chung, từ vựng ngữ nghĩa nói riêng.

Khai thác yếu tố văn hóa ở hệ thống từ vựng của tiếng Việt, sự ảnh hưởng, chi phối của văn hóa đến ngôn ngữ của dân tộc là hướng đi đúng đắn và mới mẻ của các nhà Việt ngữ học. Với ý nghĩa này, đề tài này đã góp một phần nhở vào khám phá văn hóa trong lớp từ vựng tiếng Việt đồng thời giúp người sử dụng ngôn ngữ nhận biết toàn diện và hiệu quả ý nghĩa từ trong hệ thống cũng như trong thực tế giao tiếp. Bên cạnh đó, đề tài còn phục vụ cho việc nghiên cứu ngữ nghĩa của các từ vựng học, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc.

Các yếu tố văn hóa - dân tộc có ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ học nói chung và từ vựng học nói riêng cho nên ngay trong việc dạy tiếng mẹ đẻ, chúng ta cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của thành tố này. Dạy từ vựng vì thế không phải dạy vốn từ nói chung mà còn phải cung cấp những hiếu biết, những kinh nghiệm về thực tế

thiên nhiên, xã hội, con người và đời sống tâm hồn của dân tộc. Từ đó có thế khắng định, ngôn ngữ và văn hóa luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển.

Những biếu hiện của văn hóa trong trong hệ thống từ vựng tiếng Việt là một bức tranh văn hóa đa dạng của người Việt. Bức tranh ấy đã khắc họa nhũng đặc trưng nhất của con người Việt Nam, từ văn hóa tinh thần cho đến văn hóa vật chất. Những đặc trưng ấy làm nên sự khác biệt lớn giữa văn hóa Việt với các nền văn hóa khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt (Trang 47)