Biểu hiện của thành tố văn hóa trong nghĩa chuyển của từ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt (Trang 28)

Văn hóa là một yếu tố chi phối nhiều đến nghĩa của từ, đó là sự chi phối bởi cái nhìn, quan niệm hay lối sống của con người Việt, hầu hết các từ ngữ có nhiều nghĩa đều chứa đụng các nét văn hóa của người Việt.

2.2.3.1. Từ đơn

Qua khảo sát tư liệu chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn các từ ngữ có sự chuyến nghĩa nhiều là các từ đon. Đây là lớp từ ngữ thế hiện phong phú nhất văn hóa của con người Việt ở nhiều khía cạnh, tiêu biểu như một số từ sau:

Từ ăn có các nghĩa là:

(1) Tự cho thức ăn vào cơ thể để nuôi sống (2) Nhai trầu hoặc hút thuốc (ăn một miếng trầu) (3) Ăn uống nhân dịp gì (ăn cưới, ăn tết)

(5) Nhận lấy để hưởng (ăn hoa hồng)

(6) Phải nhận lấy, chịu lấy (ăn no đòn, ăn đạn)

(7) Giành về mình phần hơn, phần thắng (ăn con xe, ăn giải) (8) Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào (mặt ăn phấn, vải ăn màu) (9) Gắn, dính chặt vào nhau, khóp với nhau (hồ dán không ăn) (10)Hợp với nhau, tạo nên sự hài hòa (chụp rất ăn ảnh)

(11)Làm tiêu hao, hủy hoại dần dần từng phần (nước ăn chân) (12)Lan ra hoặc hướng tới nơi nào đó (sông ăn ra biển) (13)Là một phần ở ngoài phụ vào (đám đất ăn vào xã bên) (14)có thế đồi ngang giá (một đô la ăn 16.000 đồng Việt Nam) Trong các nghĩa trên thì nghĩa (1) là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyên.

Các nghĩa chuyển này được tạo ra nhờ phương thức ấn dụ. Từ nghĩa gốc “tự cho thức ăn vào cơ thế đế nuôi sống”, thì các nghĩa sau được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc này. Do chúng có nét tương đồng về cách thức ăn, đó đều là cách tiếp nhận vào bản thân. Từ sự giống nhau về cách thức mà người Việt chuyền ăn sang chỉ

các hoạt động khác.

Đế duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng số một. Đối với người Việt Nam, xuất phát từ nếp sống nền nông nghiệp nên việc ăn vô cùng quan trọng vì theo họ “có thực mới vực được đạo” và nó quan trọng tới mức là “trời đánh còn tránh bữa ăn”. Mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm đầu như ăn uống, ăn ở, ăn mặc... Chính vì lẽ đó, hoạt động ăn đã thấm vào nếp suy nghĩ của người Việt, không chỉ là ăn những thực phấm đế cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thế mà đôi khi nó là một sự thỏa mãn duy trì cho một nét văn hóa. Ví như tục ăn trầu, một phong tục đẹp được gìn giữ qua bao đời nay. Cũng là ăn nhưng người Việt sử dụng trầu, cau và vôi quện lại với nhau đế tạo ra một thứ vị nồng nồng màu đỏ tươi. Ăn trầu không

phải đế nuốt mà là nhổ ra nhưng người ta vẫn dùng từ ăn đế thưởng thức nó, đế thấy được sự đề cao đối với nét văn hóa này.

Như vậy, từ nghĩa gốc ăn bằng phương thức chuyền nghĩa ta đã tạo ra một số nghĩa chuyến có mang nét văn hóa Việt. Cũng chỉ hoạt động ăn trong tiếng Anh có từ “eat”. Nghĩa của từ “eat” tương đương với nghĩa thứ nhất từ “ổh” trong tiếng Việt. Để tạo ra nghĩa chuyển của từ “eat”, tiếng Anh có các cấu trúc từ cố định như “eat away” (ăn dần, ăn mòn), “eat up” (ăn sạch), “eat miscellaneously”(ăn tạp)... Như vậy rõ ràng các nghĩa chuyển của từ “a/2” trong tiếng Việt gắn với văn hóa ăn của người Việt.

Cùng với văn hóa ăn, thì văn hóa đi lại của người Việt cũng là nét văn hóa được thê hiện rõ trong nghĩa của từ, điên hình trong nghĩa của từ chạy.

Từ chạy có các nghĩa là:

(1) Di chuyên thân thê băng những bước nhanh, mạnh và liên tiêp (2) Di chuyến nhanh đến nơi khác, không kế bằng cách gì (chạy xe lên thành

phố)

(3) Di chuyển nhanh đến nơi khác trên một bề mặt (tàu chạy trên đường sắt) (4) Hoạt động, làm việc (đồng hồ chạy chậm)

(5) Điều khiến cho phương tiện, máy móc di chuyến hoặc hoạt động (chạy máy phát điện)

(6) Điều khiến cho tia X, tia phóng xạ hoặc các thiết bị chuyên dụng tác động đến các bộ phận cơ thể đế chữa bệnh (chạy tia tử ngoại)

(7) Mang và chuyển đi nhanh (chạy thư)

(8) Nhanh chóng, tránh trước đi điều gì không hay, thường bằng cách chạy hoặc chuyến đi nơi khác (chạy lụt)

(9) Chịu bỏ dở, không theo đuối đến cùng (các thầy lang đều chạy, vì bệnh đã quá nặng)

(10) Khấn trương tìm kiếm, lo liệu đế mau chóng có được, đạt được cái đang rất cần, rất muốn (chạy thầy chạy thuốc)

(11) Nằm trải ra thành dải dài và hẹp (con đường chạy qua làng) (12) Làm nối lên thành đường dài đế trang trí (chạy một đường viền) Trong các nghĩa của từ chạy trên thì nghĩa (1) là nghĩa gốc và các nghĩa còn lại là nghĩa chuyến của từ chạy. Các nghĩa chuyến của từ chạy được tạo ra nhờ phương thức ấn dụ, dựa trên cơ sở nét tương đồng về mặt di chuyến tốc độ nhanh. Sự chuyến nghĩa của từ chạy nói trên phản ánh rất rõ văn hóa đi lại của người Việt, đặc biệt là các nghĩa chuyến (2), (3).

Cùng với văn hóa ăn, văn hóa đi lại cũng là một nhu cầu cơ bản của hoạt động con người, phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội làm nên những giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đe ứng phó với địa bàn cư trú, điều kiện tự nhiên khác nhau mà các dân tộc trên lãnh thố Việt Nam có những phương thức đi lại khác nhau. Đối với cư dân ở đồng bằng chiêm trũng phương tiện đi lại chủ yếu là đi bộ, thuyền, bè. Đối với nhừng cư dân cư trú ở vùng núi, vùng dẻo cao do đặc thù của địa hình nên người ta chủ yếu đi bộ hoặc tận dụng sức kéo của trâu, ngựa. Như vậy, văn hóa đi lại của người Việt rất phong phú, có thể là đi bộ có thể bàng phương tiện tàu thuyền song tất cả các cách đi lại ấy đều in đậm nét dấu ấn văn hóa nông nghiệp.

Nhung trước khi những phương tiện đi lại xuất hiện thì để di chuyển nhanh, người Việt thực hiện một hành động nhanh hơn đi bộ đó là chạy, để rút ngắn thời gian. Từ nghĩa gốc là hoạt di chuyến thân thế bằng những bước chân nhanh, mạnh và liên tiếp, từ chạy chuyến sang nhiều ý nghĩa khác. Có thế là chỉ hoạt động làm việc của máy móc (đồng hồ chạy), có khi dùng để chỉ con người khẩn trương tìm kiếm, lo liệu đế mau chóng đặt được cái mình đang muốn (chạy thầy chạy thuốc). Trong nghĩa chuyến này, từ chạy còn dùng đế chỉ nhừng hành động lách luật, nhờ cậy đế giúp những người phạm tội có thế thoát tội sớm như chạy án. Với nghĩa này, ngôn

ngữ bộc lộ thêm một khía cạnh văn hóa của người Việt trong cách ứng xử, giải quyết công việc.

Trong tiếng Anh đế diễn tả hành động chạy có từ “run” và từ này thì chỉ có một nghĩa duy nhất, không có sự chuyển đối nghĩa như trong tiếng Việt. Có thể thấy, hai từ “run” và chạy có sự tương đồng về nét nghĩa thứ (4) đó là cùng hoạt động, làm việc. Nhưng trong các nghĩa chuyến khác thì tiếng Anh không có mà chỉ xuất hiện ở tiếng Việt như nghĩa (10). Như vậy có thế thấy, văn hóa Việt luôn luôn chi phối tới ngôn ngữ của người Việt, sự chi phối ấy là do nhừng cách nhìn nhận hay lối sống của Người Việt Nam mà hình thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người Việt Nam làm nông nghiệp chủ yếu nên vốn sống phụ thuộc lẫn nhau, rất coi trọng gìn giữ các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng cho nên đặc biệt chú trọng văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Vì thế, văn hóa giao tiếp của người Việt cũng rất đa dạng phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thế điến hình như từ đi.

Từ đi có nghĩa là:

(1) Tự di chuyển từ chỗ này tới chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp

(2) Di chuyển đến noi khác, không kể bằng cách gì, phương tiện gì (đi chợ)

(3) Chỉ cái chết (ông cụ đi hôm qua rồi)

(4) Di chuyển tới chỗ khác, nơi khác để làm một công việc nào đó (đi bộ đội) (5) Di chuyển trên bề mặt (ca nô đi nhanh hơn thuyền)

(6) Từ biếu thị hướng của hoạt động dẫn tới sự thay đối vị trí (kẻ chạy đi, người chạy lại)

(7) Từ biểu thị hoạt động, quá trình dẫn đến kết quả làm cho không còn nữa, không tồn tại nữa (việc đó rồi sẽ qua đi)

(8) Từ biểu thị kết quả của một quá trình giảm sút, suy giảm (sợ quá, mặt tái đi)

(9) Biến mất một cách dần dần, không còn giữ nguyên hương vị như ban đầu (nồi cơm đã đi hơi)

(10) Chuyển vị trí quân cờ tạo ra thế cờ mới (đi con mã)

(11) Biếu diễn, thực hiện các động tác võ thuật (đi vài đường kiếm) (12) Làm hoạt động theo một hướng nào đó (đi chệch khỏi quỹ đạo) (13) Tiến đến một kết quả nào đó (chẳng đi đến đâu)

(14) Chuyển sang, bước vào một giai đoạn khác (đi vào con đường tội lỗi) (15) Đem đến tặng nhân dịp lễ tết, hiếu hỉ (đi một phong bì hai trăm nghìn

đồng)

(16) Mang vào chân hoặc tay để che giữ hoặc bảo vệ (chân đi bít tất) (17) Gắn với nhau, phù họp với nhau (màu quần không đi với màu áo) (18) Đi ngoài

Trong các nghĩa của từ đi thì nghĩa (1) là nghĩa gốc còn lại các là nghĩa chuyển. Trong các nghĩa chuyển thì nghĩa (3) mang nhiều nét văn hóa Việt. Nghĩa này được tạo ra trên cơ sở phương thức chuyến nghĩa ấn dụ. Từ đi vốn là một hoạt động rời chỗ bằng chân nhưng qua phương thức chuyền nghĩa đi lại được dùng để

chỉ cái chết dựa trên nét tương đồng về nét nghĩa rời đi.

“Chết” được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sự vật hay ngùng vĩnh viễn mọi hoạt động sống của một cơ thể nghĩa là không còn tồn tại nữa.

Đặc trưng của tiếng Việt là ngôn từ chuyên chở thái độ, tình cảm của người nói vì vậy trong giao tiếp người ta rất cấn trọng trong sử dụng ngôn từ. Tục ngữ có câu “uốn lười trước khi nói”, hay “lời nói chảng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Mặc dù từ “chết” là diễn tả cái không tồn tại nữa nhưng trong nhiều trường hợp khác nhau, người ta lại sử dụng các từ khác nhau đê thê hiện thái độ, tình cảm của người nói. Đê thê hiện sự kính trọng, người ta dùng từ “từ trần”, “hi sinh”...

còn với thái độ không tôn trọng người ta có thể dùng từ “ngoẻo”, “toi”. Còn với từ đi cũng chỉ cái chết nhưng dùng với một thái độ kiêng kị, mang sắc thái giảm đi sự đau đớn, tránh nói tới những điều mất mát. Người Việt vốn trọng nghĩa trọng tình nên trong cách ứng xử cũng rất khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp để thế hiện thái độ.

Cùng chỉ hành động đi trong tiếng anh có từ “go”, còn chỉ cái chết có từ “die”. Còn trong tiếng Việt, từ đi vừa chỉ hoạt động rời chỗ bằng chân lại vừa chỉ cái chết, tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.

Cùng với văn hóa ăn, đi lại, văn hóa ở của người Việt cũng rất quan trọng, đặc biệt là qua ngôi nhà của họ.

Từ nhà có nghĩa là:

(1) Công trình xây dựng có mái, có tường vách đế ở hay sử dụng vào một việc nào đó (xây nhà)

(2) Chỗ ở riêng, thường cùng với gia đình (sang nhà hàng xóm chơi)

(3) Tập hợp người có quan hệ gia đình cùng ở trong một nhà (người trong nhà) (4) Tập hợp những vua cùng một dòng họ kế tiếp nhau trị vì (nhà Lý, nhà Trần) (5) Dùng đế chỉ vợ hay chồng khi nói với người khác (nhà tôi, nhà anh, nhà

em...)

(6) Từ dùng trong đối thoại đế chỉ cá nhân người khác một cách thân mật hoặc với ý coi thường (cái nhà chị này hay nhỉ)

(7) Người hoặc những gì có quan hệ rất gần gũi, thuộc vềhoặc coi như thuộc về gia đình mình (cây nhà lá vườn)

(8) Dùng đế chỉ người chuyên một nghành nghề, một lĩnh vực hoạt động nào đó, đạt trình độ nhất định (nhà văn, nhà báo, nhà ngoại cảm...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ nhà với rất nhiều nghĩa khác nhau, trong đó nghĩa (1) là nghĩa gốc các nghĩa còn lại là nghĩa chuyến. Các nghĩa này được tạo ra nhờ phương thức hoán dụ.

Các nghĩa chuyến (2), (3), (4) là những nét nghĩa mang đậm văn hóa ở của người Việt. Ớ cũng là thành tố văn hóa gắn liền với hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người.

Ngôi nhà của người Việt Nam xưa thường gắn liền vói sông nước. Sau đó là nhà tranh vách đất, lọp rạ, vật liệu chủ yếu là tre, gỗ, không cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. Người Việt Nam thường quan niệm “rộng nhà không bằng rộng bụng” vì thế các kiến trúc cố bề thế thường ấn mình gần gũi với thiên nhiên.

Ngôi nhà là nơi người Việt cư trú và ứng phó với cái nóng lạnh, nắng mưa, gió bão của thời tiết vùng nhiệt đới ấm gió mùa. Đó là tố ấm đế họ quây quần sinh sống bên nhau. Từ lâu nhà đã đi vào tâm thức người Việt như một nét văn hóa độc đáo. Do ngôi nhà chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống cho nên trong tiếng Việt từ nhà, không dừng lại ở nghĩa ban đầu là công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở, dành cho những người trong gia đình mà nhà còn dùng đế chỉ

những người thân trong gia đình (nhớ nhà), sự chuyền nghĩa này dựa trên phương thức dùng vật chứa đựng đế chỉ vật bị chứa đựng để tạo ra nét nghĩa mới. Nghĩa mới này được hình thành do quan niệm của người Việt, luôn coi ngôi nhà là mái ấm, là chỗ dựa yêu thương cho nhau, cho nên những người cùng sống trong một gia đình được gọi một cách thân thiết, gần gũi (người nhà). Bên cạnh đó, từ nhà còn được

đồng nhất giữa vợ hoặc chồng (nhà tôi, nhà em) dựa trên mối quan hệ thân thiết là tình cảm vợ chồng, hoặc cũng có thể chỉ người có chuyên môn cao thuộc một ngành nghề nào đó (nhà văn, nhà báo).

Trong tiếng Anh để thế hiện nhũng ý nghĩa khác nhau này, thông thường người ta có sự phân biệt “house” đế chỉ công trình kiến trúc (vật chất), “home”, “family” chỉ người sống trong gia đình,” mywife”, “myhusband” đế chỉ vợ hoặc chồng. Nhưng từ nhà trong tiếng Việt lại chỉ nhiều ý nghĩa, mỗi ý nghĩa lại có những

nét văn hóa khác nhau, song tất cả đều phản ánh quan điểm, lối sống của con người Việt.

Bên cạnh những nét văn hóa được trình bày trên, từ vựng còn thể hiện những đặc điểm về thói quen, lối sống của người Việt, tiêu biếu như từ đảnh. Từ đánh có nghĩa là:

(1) Làm cho đau, cho tổn thương bằng tác động của một lực lên cơ thế (2) Làm cho bị hủy diệt hoặc tốn thất bằng vũ khí, vũ lực (đánh giặc) (3) Gõ vào làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc tiếng báo hiệu (đánh cồng) (4) Xát, xoa làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra (đánh phấn tô son)

(5) Làm cho thành vật có hình dạng nhất định bằng tác động của lực đập vào vật liệu bằng kim loại đã được nung đở (đánh con dao)

(6) Làm cho có trạng thái nhất định bằng cách khuấy mạnh cho đều (đánh trúng) (7) Làm cho thành vật có hình dáng hoặc trạng thái nhất định bằng cách quấn, xe

hoặc gài chung lại (đánh thừng).

(8) Làm cho trở thành có hình dạng hoặc trạng thái nhất định bằng cách đào, vun, xới (đánh luống trồng khoai)

(9) Gõ hoặc xát vào làm cho dụng cụ phát huy tác dụng (đánh diêm châm đèn) (10) Đánh máy

(11) Vung, đưa mạnh tay theo một hướng nào đó (hai tay đánh theo nhịp bước)

(12) Chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay (đánh bóng bàn)

(13) Đưa hoặc chuyến quân bài, quả bóng thường bằng động tác của tay đế đối thủ đối phó lại (đánh con bài chủ)

(14) Làm cho xúc vật hoặc các phương tiện vận tải di chuyển đến nơi khác dưới sự điều khiến trực tiếp của mình (đánh xe ngựa)

(16) Làm cho nội dung thông tin được truyền đi (đánh điện)

(17) Làm cho người, động vật phải chịu tác động của một chất độc hại hoặc của tà thuật (đánh bả chuột)

(18) Làm cho sa vào lưới, bẫy đế bắt (đánh cá)

(19) Làm cho trở thành cái, điều mà lẽ ra không phải như thế (loại một bị đánh xuống loại hai)

(20) Từ biểu đạt một hành vi, một hoạt động do sơ xuất, không may mà xảy ra (nhở tay đánh vỡ cái bát)

(21) Diễn ra một hành vi, một hoạt động nào đó một cách có ý thức (đánh lạc hướng)

(22) Diễn ra một hành vi cụ thể thuộc về sinh hoạt hàng ngày (đánh liền một lúc bốn bát cơm)

(23) Làm cho phải gánh chịu (đánh thuế)

(24) Làm phát sinh đột ngột một tiếng động hoặc trạng thái nào đó (cửa đóng đánh rầm)

Nghĩa (1) là nghĩa gốc, trên cơ sở đó các nghĩa còn lại là nghĩa chuyến được tạo ra từ nghĩa gốc bằng phương thức chuyển nghĩa ấn dụ dựa trên mối liên tưởng dùng lực tác động vào sự vật.

Một số nghĩa chuyến của từ đánh phản ánh đặc điếm về thói quen, lối sống của con người. Trong văn hóa của người Việt, hành động đánh là dùng lực tác động vào cơ thế làm cho bị thương, có nghĩa là gây tốn thương về mặt thế xác (như đánh vờ đầu). Nhưng qua phương thức hoán dụ các ý nghĩa của từ đánh lần lượt thay đối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh không còn là tác động vào cơ thế mà tác động vào các sự vật khác, thực hiện

nên những hành động (đánh quả bóng). Trong một khía cạnh khác, đảnh còn mang tính chất làm quen, kết bạn, mở rộng mối quan hệ bạn bè (đánh bạn). Đặc biệt đảnh

còn dùng đế chỉ một loại nghề mang thái độ coi thường, khinh rẻ (đánh đĩ). Trong các nghĩa chuyến, có từ đi xa nghĩa gốc của nó như đảnh bóng. Từ đảnh trong trường

hợp này không còn tác động vào đối tượng khác nữa, mà tự tác động vào mình, làm cho mình đẹp hon, nối tiếng hon (đánh bóng tên tuối).

Trong tiếng Anh có từ “hit” để diễn tả hành động đánh, từ “makefriend” đế chỉ kết bạn, làm quen. Mỗi một ý nghĩa có một từ đế biếu thị. Nhưng trong tiếng Việt, từ đảnh vừa chỉ hành động làm tốn thương cơ thể ,vừa chỉ kết bạn. Nó cho thấy sự đa dạng, phong phú về ý nghĩa văn hóa trong các từ ngữ Việt. Các nghĩa này là do cách tư duy cũng như nhìn nhận của người Việt mà có, sử dụng nét nghĩa nào là do sự chi phối của ngữ cảnh.

2.2.3.2. Từ ghép

Không chỉ nghĩa của các từ đơn có sự chuyển biến ý nghĩa và chứa đựng thành tố văn hóa mà trong các từ ghép cũng có yếu tố này cũng được thế hiện rõ nét.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt (Trang 28)