Các phương thức chuyến nghĩa

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt (Trang 25)

Có hai phương thức chuyển nghĩa phố biến nhất trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới là ấn dụ và hoán dụ.

2.2.2.7. Phương thức ân dụ

Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a đế gọi tên các sự vật b, c, d vì giữa a, b, c, d có điếm giống nhau. Hay nói cách khác, ấn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.

Liên tưởng tương đồng là hướng liên tưởng dựa trên sự giống nhau về một hay vài nét nghĩa nào của từ. Đó có thế là nét nghĩa về hình thức, về cách thức, về kết quả hay về chức năng. Chính những nét nghĩa ấy là cơ sở đế người ta có sự liên tưởng và khi đã có sự liên tưởng thì người ta dịch chuyến các từ ngữ này sang một từ ngữ khác một cách dễ dàng.

- Tương đồng về nét nghĩa hình thức:

Là sự tương đồng dựa trên sự giống nhau về hình thức của sự vật. Hình thức đó bao gồm hình dáng, màu sắc, vị trí, kích thước. Tương đồng về hình dáng như “bánh” - một món ăn và “bánh” trong “bánh pháo, bánh xà phòng” (có hình khối nhất định), “quả”- một bộ phận của thực vật và “quả” trong “quả bóng, quả bom, quả đất” (hình cầu)... Tương đồng về màu sắc như “hoa”

- một bộ phận của thực vật và “hoa” trong “hoa tuyết, pháo hoa, gạch hoa” (màu sắc đẹp)... Tương đồng về vị trí như “cội”- gốc cây to, lâu năm và “cội” trong cội nguồn, cội rễ” chỉ nơi xuất phát (chung vị trí: khởi đầu)... Tương đồng về kích thước như “cây” - thực vật có thân cao, lá, rễ và “cây” trong “cây cột, cây rơm, cây đèn” (chung nét nghĩa: chiều cao).

Là loại tương đồng dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai loại hiện tượng. Loại hiện tượng này chiếm khá lớn trong tiếng Việt. Thí dụ: “mọc” là “hoạt động nhô lên và tiếp tục phát triển” thường gắn với đối tượng “cây” chuyển sang đế chỉ cho các đối tượng khác không phải là cây như mặt trời mọc, sao mọc... là tương đồng về cách thức: nhô lên; “lặn” là “hoạt động hụp xuống dưới mặt nước” như thợ lặn, cá lặn... chuyển sang chỉ sự biến đi, mất đi, không còn trên bề mặt như

trăng lặn, sao lặn, mặt trời lặn... là tương đồng về cách thức: mất đi, không thấy nữa.

- Tương đồng về nét nghĩa kết quả

Là sự tương đồng về kết quả tác động của các sự vật. Có thề dẫn ra một số trường họp “quả báo, quả kiếp, hậu quả” là tương đồng về kết quả: cuối cùng; “đau ruột, bầm gan, nhẹ dạ, nặng lòng, đau đầu, nhức óc, sôi gan, buốt ruột” là tương đồng về kết quả sự tác động, chịu đựng.

- Tương đồng về nét nghĩa chức năng

Là sự tương đồng dựa trên sự giống nhau có tính mục đích hay giá trị của sự vật, hiện tượng. Thí dụ: “áo đường, áo nhộng, áo hạt, bột áo” là tương đồng về chức năng bảo vệ; “cửa sông, cửa biến, cửa rừng” là tương đồng về chức năng trấn giữ, thông thương...

2.22.2. Phương thức hoán dụ

Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a đế gọi tên cho sự vật b, c, d vì giữa a, b, c, d tuy không giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau nào đó về không gian hay thời gian. Hoán dụ là phương thức chuyến nghĩa dựa trên quy luật liên tưởng tương cận.

Liên tưởng tương cận là hướng liên tưởng dựa trên sự gần nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Hướng liên tưởng này có hai cơ chế chính: cơ chế liên tưởng bộ phận - toàn thế và cơ chế liên tưởng toàn thể - bộ phận.

Cơ chế liên tưởng bộ phận - toàn thế là cơ chế liên tưởng lấy tên gọi của bộ phận đế chỉ toàn thể. Cơ chế này gồm các dạng thức nhở sau:

+ Lây tên gọi củabộ phận cơ thê hoặc tên gọi của một phân sự vật đê gọi thay cho cả cơ thể hoặc cả sự vật. Đây là dạng thức rất phổ biến trong tiếng Việt.

Ví dụ: “chân, tay, mặt, miệng” là tên gọi của các bộ phận cơ thê nhưng trong các kết hợp “chân sút”, “tay vợt”, “mặt con”, “miệng ăn”... thì nó lại chỉ cả cơ thế trọn vẹn, cả người. Cách dùng tên gọi của loại nhỏ đế chỉ loại lớn trong các từ “đất nước”, “sông núi”, “sơn hà”, “nước non” với nghĩa chỉ Tố quốc, quốc gia (đất và nước, sông và núi là hai bộ phận điến hình của một quốc gia).

+ Lấy đặc trưng về màu sắc đế gọi tên sự vật như “cây vàng” (lấy màu vàng đế chỉ đơn vị giá trị: lạng vàng); “mùa vàng” (lấy màu vàng đế chỉ mùa lúa, mùa gặt); “vải đen” (lấy màu đen để chỉ một loại vải); “áo trắng” (lấy màu trắng đế chỉ một loài áo)...

+ Lấy tên gọi một số lượng xác định đế chỉ một số lượng không xác định. Thí dụ dùng “bon phương” thay cho tất cả các phương, dùng “ trăm họ, muôn việc, ngàn đời, vạn dân ” để chỉ một số lớn, nhiều hơn gấp bội, dùng “ vài ba, dăm bảy”ăế chỉ một số lượng nhở. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta cũng gặp những cách nói như thế: ỏng ba mươi, người ba phải, trăm dâu đố đầu tằm, năm cha ba mẹ, chín người mười làng... Dạng thức này phát triển rất mạnh trong tiếng Việt. Nó phản ánh nét tư duy ưa cụ thế của người Việt Nam.

+ Lấy tên đồ dùng, dụng cụ đế gọi tên ngành nghề. Đây là dạng thức khá độc đáo trong tiếng Việt so với các ngôn ngữ khác. Thí dụ: “tay súng” (chỉ người bộ đội), “tay búa” (chỉ người thợ), “tay bút” (chỉ người tri thức), “tay máy” (chỉ người chụp ảnh, quay phim)...

+ Lấy tên gọi của các cơ quan chức năng đế gọi tên cho các chức năng. Đây là dạng thức liên tưởng thường thấy trong các ngôn ngữ như “đầu” chỉ trí tuệ, nhận thức (đầu óc, đầu não - Việt); head strong (cứng đầu, ương ngạnh)... Trong tiếng

Việt dạng thức này còn những trường họp đặc biệt như chỉ cách ăn nói lập luận thì dùng “ miệng lưỡi, giọng lưỡi, mồm miệng”, chỉ công việc nặng nhọc hay người giúp việc đắc lực, đáng tin cậy thì dùng “tay chân, chân tay”...

- Cơ chế liên tưởng toàn thể - bộ phận là cơ chế liên tưởng lấy toàn thể đế chỉ bộ phận . Trong cơ chế này có dạng thức lấy loại lớn đế chỉ loại nhở như đi xe, mua cả, đọc sách...', lấy thời gian lớn đế chỉ thời gian nhỏ như ngày công, buổi học, đêm diễn, đời người... và điển hình là dạng thức lấy tên gọi của vật

chứa đế chỉ vật bị chứa như làng nghề, làng chiến đấu, cả lớp, cả thành phố, cả sân vận động ...

Như vậy, có thế thấy quy luật liên tưởng trên hai hướng: liên tưởng tương đồng và liên tưởng tương cận có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các đon vị từ vựng mới và những ý nghĩa mới trong lòng hệ thống. Nói khác đi cái quy luật ấy đã làm nên vận động trong lòng hệ thống từ vựng, đó là vân động tạo ra những đơn vị mới đế đáp ứng nhu cầu của giao tiếp và tư duy

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt (Trang 25)