Trong các từ ngữ, bên cạnh nghĩa sự vật vốn có của nó thì còn chứa đựng nét nghĩa biếu trưng cho một sự vật, hiện tượng nào đó mà con người nhắc tới. Các lóp nghĩa biểu trưng ấy thế hiện những quan niệm, suy nghĩ hay tín ngưỡng của con người Việt Nam, đó là những nét văn hóa của dân tộc được chứa đựng trong lớp vỏ ngôn ngữ. Tiêu biếu như một số từ sau:
Hình ảnh cây đa
Một loài cây to, sống lâu năm, có nhiều rễ phụ, mọc từ cành thõng xuống, trồng để lấy bóng mát, thường trồng nhiều ở cống làng, đình chùa.
Nhưng bên cạnh đó cây đa còn là hình ảnh biếu trưng của làng quê truyền thống. Cây đa đối với người Việt Nam hết sức thân thiết, gần như là thâm tình sâu nặng, nhất là ở chốn làng quê. Từ bao đời nay, mỗi người Việt Nam đều coi mái đình
cùng với cây đa là biếu tượng của làng quê Việt Nam. Ý nghTa biếu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó được đồng nghiệp và xã hội coi là cây đa, cây đề để biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.
Cùng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao, tục ngữ như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến sự đối thay của con người của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người:
“Trăm năm dẫu lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa”.
Không chỉ có vây, cây đa của làng quê Việt Nam nó còn mang ý nghĩa biếu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau
nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là các ngôi chùa.
Neu cây đa là biểu tượng cho làng quê truyền thống lâu đời, thì cây tre lại được coi là biểu tượng phẩm chất của con người Việt Nam.
Hình ảnh cây tre
Tre là loại cây thân cứng, rỗng ở các gióng, đặc ở mấu, mọc thành bụi,
thường dùng đế làm nhà và đan lát.
Nhưng nhắc tới cây tre, là nói tới con người Việt Nam. Tre chính là biếu tượng cho cốt cách và phấm chất của con người Việt Nam.
Tre có mặt ở khắp mọi miền của đất nước, “tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp” sống với nhau, chết có nhau. Tre “mộc mạc”, “nhũn nhặn”, mà nhẫn nại không chê đất cằn, sá gì sương gió. Tre “ngay thắng, thủy chung, can đảm”, nhung tre cũng rất giàu lòng “vị tha, bao dung”.
Có thề nói rằng cây tre là biếu tượng cho phấm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ấn tàng trong khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên bão táp và bi kịch lịch sử. Giống như cộng đồng người Việt,
tre là lũy thép trước xâm lăng và bão lũ. Tre nhẫn nại chịu oằn mình ngả rạp trước cuồng phong bão lớn, đế khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thảng thành lũy, thành rừng, tre già măng mọc vô tận sinh sôi. Những phấm chất tốt đẹp ấy đã được soi sáng trong bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy.
Nói tới phong tục Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới tục ăn trầu. Một nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời của người Việt.
Hình ảnh trầu - cau
Trầu vốn là loại cây leo, thường trồng thành giàn, lá hình tim, có mùi hăng,
thường dùng đế ăn trầu. Cau là loại cây thân thẳng hình cột, không phân cành, lá mọc thành buồng dùng để ăn trầu.
Từ lâu trầu - cau đã đi vào đời sống của người dân Việt, trở thành nét văn hóa lâu đời. Trầu - cau mang nhiều ý nghĩa, nó là hiện thân của nhũng tục lệ, của truyền thống gia đình. Nhưng đặc biệt hơn, trầu - cau chính là biếu trưng cho hôn nhân của người Việt Nam.
Trong đám cưới của người Việt không bao giờ thiếu được những buồng cau đi kèm những lá trầu được têm sẵn. Sự xuất hiện của hai vật này là biểu trưng cho sự thủy chung, son sắt của đôi lứa. Sự tượng trưng ấy xuất phát từ câu truyện cố tích “Sự tích trầu cau”, từ đó ăn trầu đã trở thành nét văn hóa của người Việt ăn sâu vào tiềm thức. Cùng với đó, trầu cau còn là biểu trưng cho tình yêu. Sự hòa hợp giữa hai sự vật ấy chính là sự kết duyên của đôi lứa. Cau tượng trưng cho người con trai, trầu tượng trưng cho người con gái. Trong bài thơ “Tương tư”, Nguyễn Bính cũng đã lấy hình ảnh này đế chỉ tình cảm của cô gái và chàng trai:
“Nhà em có một giàn giấu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng. Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông.
Cau thôn Đoài nhó’ giấu không thôn nào?”
Là loại chim nuôi đế làm cảnh và ăn thịt, cánh dài, bay giỏi, mắt tròn đẹp và sáng, mỏ yếu.
Không chỉ đơn thuần là một loài chim cảnh, chim bồ câu còn là biếu tượng của sự hòa bình. Người ta chọn loại chim này là biếu tượng hòa bình bởi bản tính hiền lành vốn có của chúng.
Nhắc tới loài chim này, người ta nghĩ tới sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc. Mong muốn có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc như trong câu hát: “Em như bồ câu trắng “Em mong sao không có nước mắt rơi chia lìa.
Em mong sao trên trái đất hoa thơm nở bốn mùa. Em mong sao trên trái đất mỗi con người như em. Đây là chim trắng chim hòa bình,
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh.”
Trong các sự kiện phản chiến, hay đấu tranh vì tự do, hòa bình, những con
chim bồ câu luôn được trang trí trên những biểu ngữ, cờ và áo...nó tượng trưng cho
sự nỗ lực hòa bình của nhân loại.
Không chỉ có chim bồ câu, hình ảnh con rồng cũng mang nhiều nhiều ý nghĩa biếu tượng trong văn hóa Việt.
Là loài động vật tưởng tượng theo truyền thuyết, mình dài có vảy, có chân, biết bay được coi là loài cao quý nhất trong các loài vật.
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt thì con rồng là biểu tượng của sự cao quý và quyền lực.
Theo quan niệm của người xưa, rồng là biểu tượng cho vua, cho người quân tử. Vì vậy, trong bộ áo thiết triều của vua, luôn có hình ảnh các con rồng ở đó và nó được gọi là áo long bào. Rồng có khả năng dùng hơi thở đế thối ra nguyên khí của trời đất. Hình dạng của núi, sông, thung lũng đều có liên quan đến bộ phận của rồng. Con rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa rông, ánh sáng từ mặt trời, gió biến và đất
đai. Rồng biếu trưng cho năng lượng của đất trời, là vật phấm phong thủy quan trọng.
Vì coi rồng là sự cao quý, nên người Việt Nam đã có truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Kẻ về vị thủy tổ của dân tộc là Lạc Long Quân vốn cốt Rồng và nàng Âu Cơ vốn cốt Tiên. Họ sinh được trăm bọc trứng, rồi nở thành trăm con, khi chia tay năm mươi theo cha lên núi còn lại năm mươi theo mẹ xuống biên. Vì thế người Việt luôn tự hào mình là con Rồng cháu Tiên.
Từ lâu, trong tiềm thức của người Việt hình ảnh ngọn lửa đã trở thành biểu tượng của sự sống.
Hình ảnh ngọn lửa
Là nhiệt và ánh sáng phát sinh đồng thời từ vật đang cháy.
Bên cạnh đó hình ảnh ỉửa còn mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng song có thế nói tới là tượng trung cho sự sống.
Ngọn lửa mang đến hơi ấm, sự hồi sinh. Lửa đã được người tiền sử phát hiện
ra cách đây nhiều nghìn năm. Sự phát hiện ra Xửa và sử dụng lửa cho mục đích của
cuộc sống được coi là một bước tiến quan trọng trong văn minh của loài người. Nhờ có lửa, con người dần biết ăn chín, uống sôi, biết dùng lửa để sưởi ấm, xua côn trùng, thú dữ... Cũng nhờ có lửa, con người biết đốt nóng kim loại để rèn, đúc dụng cụ, tăng năng suất lao động, phục vụ nhu cầu cuộc sống. Có the nói: lửa có mặt trong mọi hoạt động của cuộc sống con người và trở thành một biểu tượng trong đời sống tinh thần của người dân. Nói đến lửa, người ta nghĩ đến ánh sáng, hơi ấm và sức nóng, sự đốt cháy.
Lửa là sự sống, thắp lên lửa là thắp lên sự sống, thắp lên tình yêu và thắp lên
niềm tin, sự lạc quan vào tương lai tươi sáng. Như trong bài thơ “Bep lửa” của Bằng Việt.
“Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dảng”.