Phân biệt nghĩa biểu trưng và nghĩa chuyển

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt (Trang 41)

Đe tạo nên nghĩa biếu trưng hay nghĩa chuyến, người ta đều phải dựa vào quan hệ liên tưởng, có thế là liên tưởng tương đồng (ấn dụ) hay liên tưởng tương cận (hoán dụ).

Tuy nhiên, giữa hiện tượng chuyển nghĩa và nghĩa biếu trưng có sự phân biệt tinh tế ở chỗ: Các nghĩa chuyến thường mang tính cụ thể; còn ý nghĩa biếu trưng

mang tính ước lệ, tính quy ước và biểu hiện các hiện tượng khái quát, trừu tượng. Mỗi nghĩa biểu trưng được tạo ra trên cơ sở quan hệ với cái được quy chiếu là quan hệ có lí do. Nói cách khác nó không hoàn toàn võ đoán. Nó có thế được hình thành dựa trên những đặc điểm tồn tại khách quan ở đối tượng, đồng thời còn có thể dựa trên cả sự gắn ghép theo chủ quan của con người. Chẳng hạn, chim bồ câu với đặc tính hiền lành, không hay đánh chọi nhau nên hầu hết các dân tộc trên thế giới, chim bồ câu đều được dùng làm biểu tượng cho hòa bình. Việc tạo nên các nghĩa biểu trưng cũng hoàn toàn mang tính quy ước của từng cộng đồng dân tộc. Theo đó, mỗi dân tộc sẽ có thói quen, tập quán riêng trong việc biểu trưng hóa các sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực. Chang hạn, cùng biếu trưng cho niềm kiêu hãnh, lòng tự hào dân tộc, người Nga chọn hình ảnh cây sồi; trong khi người Campuchia lại chọn hình ảnh cây thốt nốt. Ngược lại, cùng một hình ảnh, ở các dân tộc khác nhau có thể mang những biếu trưng hoàn toàn khác nhau. Neu như ở Nhật Bản, lá dương xỉ biểu trưng cho sự mong muốn có nhiều thành đạt trong năn mới, thì ở Nga dương xỉ lại được liên tưởng đến sự chết chóc, nghĩa địa.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w