C. Câu cầu khiến:
d. Câu cảm thán:
2.4.4. Sử dụng biện pháp soạn lại văn bản.
Trên cơ sở một văn bản đã có, cô soạn lại theo hướng mở rộng thành phần câu, đưa vào các mẫu câu cô định luyện cho trẻ... để phát triển khả năng nói của trẻ trên cơ sở đảm bảo nội dung cơ bản của văn bản.
VD: Đe dạy trẻ sử dụng các mẫu câu ghép có thể dựa vào một văn bản chuyện kể có sẵn đế soạn theo các mẫu câu cần cung cấp cho trẻ.
Đoạn đầu của câu chuyên “Thần sắt”: Ngày xưa, có anh nông dân sống một mình trong túp lều ở ven rừng. Anh không có sắt đế làm dao, làm cày, cuốc nên phải chặt cây bằng đả, đào đất bằng que. Anh chăm chỉ làm lụng suốt ngày mà nghèo vân hoàn nghèo...
Câu 2: Bởi vì anh không có sắt đế làm dao, làm cày, làm cuốc nên anh phải chặt cây bằng đá, đào đất bằng que.
Câu 3: Mặc dù anh chẫm chỉ làm lụng suốt ngày nhưng anh vân nghèo. *Lmi ý:
Trong quá trình kể mẫu cho trẻ, cô chú ý tập trung vào các mẫu câu này. Khi kể lại, cô cũng phải chú ý để sửa cho trẻ khi các cháu dùng sai mẫu.
Phương pháp soạn lại văn bản thường được sử dụng để soạn lại văn bản trong những truyện mà cô đã kể cho trẻ, trên cơ sở trẻ đã nắm bắt tốt được câu chuyện như nội dung, tình tiết,...Thoạt tiên ta có thể thấy phương pháp này giống với phương pháp dạy trẻ kế lại truyện nhưng thực tế nó lại có sự khác biệt. Phương pháp dạy trẻ kể lại truyện với mục đích giúp trẻ nắm chắc được
nội dung cốt truyện, tính cách, lời thoại của các nhân vật và trẻ có thể dùng lời kế tự do theo trí nhớ, theo suy nghĩ của mình. Còn phương pháp soạn lại văn bản bên cạnh muacj đích đã nêu trên còn có mục đích đi sâu vào việc rèn luyện cho trẻ cách đặt câu, cách dùng câu mới thay cho câu cũ trong văn bản mà không làm sai lệch về nội dung. Các mẫu câu cũng không phải quátự do mà sẽ theo mục đích của giáo viên hướng dẫn trẻ.
2.4,5, Cho trẻ được thực hành giao tiếp, kể chuyện.
Các biện pháp trên đều phải đưa đến việc trẻ phải nói năng, giao tiếp (thực hành ngôn ngữ). Vì thế, cô phải luôn chú ý để mỗi trẻ được tham gia vào hoạt động ngôn ngữ, thực hiện các bài tập, yêu cầu của cô. Cô có thể lồng ghép biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp trong mọi tiết học hay các hoạt động ngoài giờ học.
- Hoạt động ngoài trời: Cô có thế cho trẻ quan sát, trò trụyện về thiên nhiên, hệ thực vật, về các đồ dùng xung quanh vườn trường...
Cô có thể dạy trẻ kể về các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, trẻ sẽ tự chọn nội dung, hình thức ngôn ngữ và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Chang hạn như: Miêu tả thời tiết: trời âm u, mây đen, gió thối mạnh, trời sắp mưa...
Dạy trẻ sử dụng câu theo cấu trúc ngữ pháp thông qua đi dạo chơi, đi thăm quan,... Qua hoạt động này có thế gợi lên ở trẻ những cảm xúc phong phú, những tình cảm đa dạng. Qua đó cô hướng dẫn trẻ miêu tả bằng lời những hình dáng, màu sắc đẹp đẽ của thiên nhiên (cỏ, cây, hoa, lá,...). Việc đưa vào trong lời nói của trẻ những cấu trúc đa dạng là rất cần thiết.
V D : Trẻ miêu tả vườn trường.
Trong vườn trường, cô giáo trồng rất nhiều cây hoa khác nhau. Hoa cúc, hoa hồng nhung đua nhau nở. Buối sáng, có rất nhiều ong bướm đến hút mật...
- Trong tiết học toán.
V D : Trong giờ học toán, cô cho trẻ ôn tập về hình tròn và hình tam giác. Cô: Làm thế nào đế phân biệt hình tròn và hình tam giác.
Trẻ: Đe phân biệt hình tròn và hình tam giác, chúng ta có thế sờ đường bao và lăn hình ạ.
- Hoạt động góc: Thông qua các trò chơi, cô có thể tổ chức cho trẻ luyện đặt câu, dùng câu đúng ngữ pháp.
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề.
V D : Trong chủ đề nghề nghiệp, cô có thế cho trẻ chơi trò chơi đóng vai thành bác sĩ và bênh nhân.
Bác sĩ: Cháu bị bệnh gì vậy ? Bệnh nhân: Cháu bị ho ạ. Bác sĩ: Thế vì sao cháu bị ho ?
Bệnh nhân: Cháu bị ho vì cháu uống nước lạnh.
Bác sĩ: Thế lần sau cháu có được uống nước lạnh nữa không ? Bệnh nhân: Không ạ.
Các nhà sư phạm đã thống nhất có 5 hình thức phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ em:
+ Kể chuyện theo tranh
Ke chuyện theo tranh được tiến hành theo các câu hỏi và mẫu lời kể của cô. Thời gian đầu tiên trẻ gần như nhắc lại từng lời mẫu câu cô kế, nhưng dần dần trong các lời kể của chúng xuất hiện những yếu tố sáng tạo.
Biện pháp này giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện bằng hệ thống câu hỏi, tạo cho trẻ tự xây dựng được dàn ý câu chuyện, trình tự nội dung câu chuyện. Trẻ có thế diễn đạt được câu chuyện theo khuôn mẫu dễ dàng hơn.
+ Ke chuyện theo đồ chơi
Lựa chọn đồ chơi đúng có ý nghĩa quan trọng với những đồ chơi yêu thích có cùng tên gọi nhưng có bề ngoài khác nhau sự lựa chọn sẽ tạo điều kiện tích cực hóa vốn từ và phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ trên cơ sở sử dụng biện pháp so sánh.
+ Dạy trẻ kể lại truyện văn học
Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ đã nghe được. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của tác giả. Tuy nhiên giáo viên yêu cầu trẻ học thuộc lòng câu chuyện. Trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện.
+ Kể chuyện sáng tạo
Đưa ra một câu chuyện sáng tạo, trẻ phải tự nghĩ ra nội dung của nó, tạo ra cấu trúc logic, thế hiện trong hình thức lời nói tương ứng với nội dung đó. Công việc này đòi hỏi vốn từ phong phú, các kĩ năng tổng hợp, kĩ năng truyền đạt lại ý nghĩ của mình chính xác, tập trung chú ý biếu cảm. Những kĩ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình học tập có hệ thống và bằng con đường luyện tập thường xuyên. Qua đó trẻ tha hồ mà phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình vào câu chuyện.
- Đóng kịch.
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt rũa, chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.