Câu thiếu thành phần chủ ngữ.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp các biện pháp dạy trẻ mấu giáo nhỡ (4 5 tuổi) nói đúng ngữ pháp (Trang 44)

C. Câu cầu khiến:

d. Câu cảm thán:

2.3.1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ.

V D : Cô: Trong vườn, bố mẹ con trồng những cây hoa gì ? Trẻ: Trong vườn trồng hoa hông, hoa cúc.

Trong ví dụ trên, trẻ nói câu chỉ có trạng ngữ và vị ngữ, các em nhầm trạng ngữ là chủ ngữ. Đây là lỗi xuất hiện nhiều trong câu nói của trẻ.

Nguyên nhân mắc lỗi này là do trẻ xem trạng ngữ như một chủ ngữ.

Trạng ngữ thường bắt đầu bằng một quan hệ từ {qua, với, trong, ở, vì, do, bởi,...) với một cụm danh từ và lại hay đặt ở đầu câu. Do đó, trẻ thường nhầm trạng ngữ là chủ ngữ. Một nguyên nhân khác khiến học sinh mắc lỗi này là bởi trong tư duy của trẻ, đối tượng cần nói đến đã hiện ra rất rõ, các em chỉ quan tâm đên việc diền tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy, trẻ nói câu không có thành phần chủ ngữ và nghĩ rằng câu đã trọn nghĩa. Câu thiếu chủ ngữ khiến cho nghĩa của câu không trọn vẹn, hoặc làm cho người nghe hiểu sai nghĩa.

V D : Cô: Con đã ăn cơm chưa ? Trẻ: Ăn rồi.

Cách sửa: Thêm chủ ngữ thích hợp cho câu, hai câu trên có thể viết, thành:

V D : Cô: Trong vườn, bố mẹ con trồng những cây hoa gì ? Trẻ: Trong vườn, bố mẹ con trồng hoa hồng, hoa cúc. V D : Cô: Con đã ăn cơm chưa ?

Trẻ: Con ăn rôỉ ạ.

2.3.1.2. Câu thiêu thành phân vị ngữ.

V D : Bạn Hường, người học giỏi nhất lớp tớ. V D : Những bạn học sinh được khen thưởỉĩg.

Trẻ nói những câu thiếu vị ngữ do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Nguyên nhân thử nhất: Với cụm danh từ được phát triển dài, trẻ nhầm tưởng đã có giá trị thông báo như ở ví dụ 2, mặc dầu nó mới chỉ nêu đối tượng thông báo, chưa có nội dung thông báo.

- Nguyên nhân thứ hai: Trường hợp ở ví dụ 2, trẻ rất dễ nhầm đó là câu đã có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Những bạn học sinh trong ví dụ là danh từ không xác định, vì thế nó chưa thể làm chủ ngữ. Trẻ không hiếu rằng phần lớn các danh từ có những từ : cái, những, một mở đầu là không xác định, muốn xác định, chúng phải được thêm định ngữ ở sau. Do đó, những tính từ, động từ sau danh từ trong các cụm danh từ ở trên chỉ có khả năng làm định ngữ không thể làm vị ngữ.

- Nguyên nhân thứ ba: Trẻ nói câu chỉ có chủ ngữ và thành phần giải thích. Trẻ đã nhầm cụm danh từ làm thành phần giải thích là vị ngữ.

Cách sửa: Biến đổi để phần phụ ngữ thành vị ngữ cho câu, hai câu trên có thể viết thành.

V D : Bạn Hường là người học giỏi nhất lớp tớ.

V D : Các bạn học sinh được khen thưởng là những bạn xuất sắc.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp các biện pháp dạy trẻ mấu giáo nhỡ (4 5 tuổi) nói đúng ngữ pháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w