Đánh giá chiến lược quảng bá TH của Traphaco

Một phần của tài liệu Khảo sát chiến lược quảng bá thương hiệu của hai công ty cổ phần dược phẩm traphaco và naphaco (Trang 73)

- Công ty Traphaco là một trong những công ty đầu tiên trong lĩnh vực dược sáng tạo ra biểu tượng của DN nhằm tạo nên sự khác biệt, nét văn hoá riêng cũng như một hình ảnh rõ nét về công ty.

- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề thương hiệu nên Traphaco cũng đã tiến hành nhiều hoạt động truyền thông quảng bá nhằm phổ biến rộng rãi TH của mình đến vói nhiều đối tượng khách hàng.

- Công ty đã vận dụng gần như toàn bộ các phương tiện của truyền thông quảng bá một cách sáng tạo, phù hợp với mục đích cũng như khả năng tài chính của mình nhưng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả cao.

- Công ty luôn ưu tiên nhiều nhất cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình và đây cũng chính là phương tiện giúp khách hàng biết đến công ty nhiều nhất. Bên cạnh đó công ty cũng ngày càng mở rộng hoạt động quảng cáo ra nhiều phương tiện khác như báo chí, đài, mạng internet.... với mong muốn tiếp cận nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

- Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ TDV hàng năm công ty luôn dành ra một khoản chi phí nhất định để đào tạo, không ngừng nâng cao

trình độ cho đội ngũ TDV của công ty. Đồng thời công ty cũng có cơ chế quản lý chặt chẽ để vừa đảm bảo đội ngũ TDV làm việc hiệu quả lại vừa khống chế được những tiêu cực trong hoạt động của TDV.

- Những năm gần đây Traphaco cũng đặc biệt chú trọng đầu tư cho các hoạt động PR. Hiệu quả mang lại của những hoạt động PR này khá lớn do dễ tạo được thiện cảm với KH về TH của công ty. Tuy nhiên công ty mới chỉ chú trọng nhiều vào đối tượng KH cao tuổi chứ chưa chú trọng mở rộng ra các nhóm KH khác.

Bằng rất nhiều nỗ lực từ phía công ty thương hiệu Traphaco đang ngày trở thành một thương hiệu Dược mạnh đối vói khách hàng. Rất nhiều sản phẩm của công ty đã được KH biết đến và sử dụng.

- Công ty Naphaco cũng cơ bản sử dụng những hình thức truyền thông quảng bá nói chung. Nhưng căn cứ vào mục đích và khả năng tài chính công ty có những hướng tập trung đầu tư khác Traphaco. Công ty chủ yếu phát triển hình thức quảng cáo trên truyền hình và bán hàng cá nhân. Nhưng trong năm 2004 công ty chỉ tập trung chủ yếu vào hình thức bán hàng cá nhân mà ít sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình cũng như ít sử dụng các công cụ khác của quảng bá. Chính điều này đã dẫn đến còn nhiều khách hàng vẫn thấy xa lạ với thương hiệu Naphaco.

- Nhìn chung Traphaco có sự đầu tư cho chiến lược truyền thông quảng bá TH khá bài bản, vói chi phí khá cao và hiệu quả thu được cũng khá cao. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ 96,9% người tiêu dùng khảo sát có biết đến công ty và trong đó có 692% người tiêu dùng thường xuyên nghe nói đến công ty. Còn Naphaco do đầu tư cho TH chưa nhiều và thường phạm vi truyền thông quảng bá TH còn hẹp (chủ yếu trong địa bàn tỉnh Nam Định) nên chỉ có 40% số

người tiêu dùng khảo sát có biết đến công ty. Trong đó cũng chỉ có 13,8%

người tiêu dùng được thường xuyên nghe nói đến công ty còn có 20% thỉnh thoảng mới nghe nói đến công ty. Như vậy căn cứ vào mục tiêu của quảng bá là nhằm làm cho KH biết đến, chấp nhận và ghi nhớ TH của mình thì có thể nói chiến lược quảng bá TH của Traphaco mang lại hiệu quả cao hơn của Naphaco.

PHẦN 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

4.1. KẾT LUẬN:

Tuy vấn đề TH còn khá mới mẻ nhưng nhiều DN nói chung và DN Dược nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc tạo dựng và quảng bá TH của mình đến rộng rãi KH. Đặc biệt trong ngành Dược, việc xây dựng được những TH thuốc nội là một điều hết sức cần thiết. Trên cơ sở hoàn thành đề tài khảo sát chiến lược quảng bá TH của một số DN Dược VN hiện nay, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

4.1.1. Nhận thức của DN Dược về vấn đề TH:

- Vấn đề TH nói chung đã trở thành mối quan tâm của khá nhiều DN Dược. Tuy nhiên đa số các DN Dược mới chỉ cho rằng TH là tên sản phẩm và tên DN chứ ít DN thấy được TH còn là uy tín hay là tài sản của DN.

- Đa số các DN Dược chưa có bộ phận chịu trách nhiệm về TH. Và mới chỉ có khoảng 13% số DN khảo sát đã có bộ phận này.

- Các DN VN nói chung và DN Dược nói riêng đa số chưa có sự phân chia cụ thể ra chức danh quản lý TH.

- Tỷ lệ đầu tư cho TH của các DN còn thấp. Các DN mới chỉ đầu tư trung bình khoảng 2-3% trên doanh thu. Traphaco đầu tư cho TH là khoảng 4%

trong khi Naphaco mới chỉ đầu tư khoảng 1% trên doanh thu.

- Các DN Dược đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến TH và tuỳ theo mục đích, khả năng của mình mà mỗi DN lựa chọn những chiến lược khác nhau.

- Và vấn đề TH còn khá mới mẻ với các DN VN nói chung và DN Dược nói riêng nên các DN còn gặp rất nhiều khó khăn từ cả phía DN và từ cả môi trường.

4.1.2. Chiến lược thương hiệu của Traphaco và Naphaco:

- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Cả Traphaco và Naphaco đều dành chi phí nhiều nhất cho phương pháp quảng bá này: Traphaco là

80,5% chi phí cho quảng bá TH và Naphaco là 47,5%. Trong đó cả 2 DN chủ

yếu quảng cáo trên truyền hình và trên báo-tạp chí.

- Cả 2 công ty đều ưu tiên sử dụng hình thức quảng cáo bằng tờ roi. Hầu như sản phẩm mới nào cũng có tờ rơi gửi đến khách hàng.

- Đặc biệt, riêng Traphaco có sử dụng một hệ thống các cửa hàng kiểu mẫu để tạo ra một phong cách riêng cho mình.

- Hàng năm, các công ty duy trì nhiều hình thức khuyến mại cho cả người mua và các kênh phân phối nhằm kích thích sức tiêu thụ của các đối tượng này.

- Công ty Traphaco đặc biệt quan tâm sử dụng công cụ PR. Các hoạt động PR của công ty ngày càng phong phú, hướng tói nhiều nhóm đối tượng khách hàng với hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Cả 2 Công ty cũng rất chú trọng đầu tư và quản lý đội ngũ TDV và Naphaco đặc biệt sử dụng nhiều nhất phương pháp quảng bá qua hình thức bán hàng trực tiếp bởi đội ngũ TDV.

- Ngoài ra 2 công ty cũng còn sử dụng nhiều phương pháp quảng bá khác nữa nhưng nói chung đầu tư không nhiều.

4.2. ĐỂ XUẤT:

4.2.1. Đối vói các doanh nghiệp:

- Không ngừng nâng cao, bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức về TH để có thể nắm bắt vấn đề này một cách thấu đáo, sâu sắc và chắc chắn. Có thế DN mới có thể tiến hành những hoạt động về thương hiệu một cách hiệu quả.

- Các DN cần phải xây dựng được một chiến lược thương hiệu dài hạn cũng như có kế hoạch cụ thể cả về nhân lực và tài chính.

- DN phải căn cứ vào mục tiêu, chiến lược và khả năng tài chính của mình để lựa chọn những chiến lược thương hiệu cho phù hợp nhất.

- Bên cạnh việc xây dựng - quảng bá thương hiệu, DN vẫn luôn phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu tạo ra những đặc tính nổi trội cho sản phẩm mà các DN khác không có. Đồng thời cũng thường xuyên cập nhật thông tin về các loại hàng giả, hàng nhái để cung cấp cho khách hàng, tránh gây tổn hại đến uy tín của DN.

- Hiện nay đa số các DN còn ít sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu mà thường tự mình thực hiện cho nên tính chuyên nghiệp chưa cao.

- Các DN Dược cần phải có cơ chế quản lý đội ngũ trình dược viên chặt chẽ vì hình ảnh của công ty cũng phụ thuộc nhiều vào đội ngũ này.

4.2.2. Đối vói nhà nước:

- Sớm ban hành một hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng, hạn chế những thủ tục pháp lý rườm rà không cần thiết. Cần bổ sung khái niệm cụ thể, chính xác về "Thương hiệu".

- Xử lý nghiêm khắc, triệt để nạn hàng giả, hàng nhái còn tồn tại, gây thiệt hại cả về vật chất và uy tín cho DN. Cục quản lý Dược nên thường xuyên cập nhật thông tin về việc đăng ký bảo hộ của các DN Dược để hạn chế phần nào tình trạng nhái hoặc ăn cắp thương hiệu.

- Không nên giói hạn ngân sách dành cho quảng cáo tiếp thị. Nên để các DN căn cứ theo khả năng của mình để tự quyết toán.

- Nhà nước nên tạo điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ các DN VN đăng ký thương hiệu ở nước ngoài và tham gia các cuộc triển lãm, tiếp thị quốc tế.

- Các DN VN nói chung còn ở quy mô vừa và nhỏ, cho nên muốn thực hiện một chiến lược thương hiệu dài lâu, có bài bản còn gặp nhiều khó khăn về vốn - tài chính. Vì thế nên chăng nhà nước hỗ trợ một phần để góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp Dược, tăng ưu thế cạnh tranh với các hãng Dược phẩm của nước ngoài.

Vấn đề thương hiệu còn rất mới mẻ cho nên tất các DN sẽ còn gập nhiều bỡ ngỡ khó khăn. Chính vì vậy nếu có được một sự phối hợp chặt chẽ giữa các DN với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì vấn đề này cũng sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.

TÀI Liệu THRM KHẢO

1. Đào Công Bình (2003), Quản trị tài sản nhãn hiệu, Nhà xuất bản Trẻ. 2. Bộ kế hoạch và đầu tư (2004), Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề

xây dựng thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB

Thống Kê.

3. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2000), Giáo trình quản lý kinh tế dược,Trường Đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2000), Giáo trình Dược xã hội học và

pháp chế hành nghề Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.

5. Lê Anh Cường (2003), Tạo dựng và quản trị thương hiệu, NXB Lao Động Xã Hội.

6. Trương Đình Chiến (2005), Quản trị thương hiệu hàng hoá, NXB

Thống Kê.

7. Dự án hỗ trợ DN về năng lực xây dựng - quảng bá thương hiệu

(2003), Thương hiệu Việt, NXB Trẻ - Câu lạc bộ DN Hàng VN chất

lượng cao.

8. Hà Thị Hải Đoan (2004), Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam, Luận văn sinh

viên Dược học.

9. Nguyễn Phương Hạnh (2005), Nghiên cứu chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam, Luận

văn Thạc sỹ Dược học.

10. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Hội sở hữu

công nghiệp VN (2004), Hội thảo Sở Hữu Trí Tuệ Với Doanh Nghiệp

cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.

11. Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam (2003), Nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu, Tập 1 .

12. Phạm Xuân Hoà (2004), Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn sinh viên khoa Kinh tế - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

13. Doãn Công Khánh (2004), Các giải pháp xây dựng và bảo vệ TH của DN VN, Đề tài nghiên cứu khoa học - Viện nghiên cứu thương

mại.

14. Ngọc Mai (2003), Nghệ thuậtị dẫn dụ khách hàng, NXB Văn hoá

thông tin.

15. Tạp chí Nhà quản lý số 19 - 20 (2005), trang 88- 89.

16. Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung (2004), Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Chính tn quốc gia.

17. Nguyên Hữu Tiến (2004), Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công, NXB Thống Kê.

18. Philip Kotler (1999), Marketing căn bản, NXB Thống Kê.

19. Richard Moore (2004), Thương hiệu dành cho lãnh đạo, NXB Trẻ. 20. http://traphaco.com.vn

21. http://naphaco.com.vn 22. http://thuonghleuviet.com

23. http://mot.gov.vn

PHlỀu ĐIỂU TRA VỂ THƯƠNG HIỆU DÀNH CHO NGƯỜI

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Tôi là sinh viên năm cuối trường đại học Dược , HN. Tôi có một bộ phiếu điều tra về thương hiệu dành cho doanh nghiệp để phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình . Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý công ty để tôi có thể hoàn

Câu 1 : Hiện nay doanh nghiệp của ông bà có quan tâm đến vấn đề thương

thành tốt đề tài của mình.

Họ t ê n :... Chức vụ :... ... Tên công ty :...

Câu 1: Hiện nay doanh nghiệp của ông bà có quan tâm đến vấn đề thương hiệu hay không ?

□ Có □ Không

Câu 2 : Đối với doanh nghiệp của ông bà thì vấn đề thương hiệu hiện nay là :

1. Một trong những mối quan tâm hàng đầu □

2. Cũng quan trọng □

3. Không quan trọng mấy □

4. Không quan tâm □

5. Ý kiến khác... Câu 3 : Ông bà quan niệm thương hiệu là :

1. Uy tín của DN □

2 . Chất lượng sản phẩm của DN □

3. Đặc trưng hàng hoá của DN □

4 . Tên sản phẩm □

5. Tên DN □

6. Biểu tượng hay hình ảnh DN □

7. Tài sản DN □

8. Khả năng cạnh tranh của DN □

9. Dấu hiệu nhận biết sản phẩm □

Câu 3 : Tại đơn vị của ông bà thì bộ phận chịu trách nhiệm về thương hiệu là :

1. Ban giám đốc □

2. Phòng marketing □

3. Phòng kinh doanh / bán hàng □

4. Chưa có bộ phận nào □

Câu 4 : Doanh nghiệp của ông bà đã tiến hành những hoạt động nào liên quan đến thương hiệu ?

1. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng □

2. Tài trợ \ y /

3. Tiếp thị và bán hàng trực tiếp □

4. Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu □

5. Các hoạt động khác ( đề nghị ghi rõ )...

Câu 5 : Doanh nghiệp của ông/bà đã đầu tư cho chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp mình là :

1. Đầu tư dưới 5% □

2. Đầu tư từ 5-10% □

3. Đầu tư trên 10% □

4. Không đầu tư □

Câu 6 : Những khó khăn mà doanh nghiêp của ông/bà găp phải tr< trình xây dựng - quảng bá thương hiệu và mức độ là :

1. Chưa có kinh nghiệm 2. Vốn - tài chính

3. Nhân lực

4. Xây dựng chiến lược và cách thức thực hiện 5. Quy định của pháp luật

6. Thủ tục pháp lý 7. Thiếu thông tin

8. Giá cả dịch vụ tư vấn , quảng cáo....

9. Khó khăn khác (đề nghị ghi rõ )...

0

o

(Ghi chú : 0 điểm : không có khó khăn

10 điểm : rất khó khăn)

Câu 7 : Doanh nghiệp của ông/bà đã đầu tư cho Thương hiệu bao nhiêu phần trăm trên doanh thu :

□ □

3. Đẩu tư từ 5-10% □

4. Đẩu tư trên 10% □

Câu 8 : Ông/bà có ý kiến gì trong việc được tạo điều kiện thuận lợi để thực

1 ’ A _ _ 1 ■ , 1 ______________. ________________ ________________ 1 • ^ ___________ ________________ ________________ 1 _1 Ạ _ _V _ 1 o

1. Không đầu tư 2. Đầu tư dưới 5%

hiện tốt chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp mình ?

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN % CÁC NHÀ THUÔC VỂ CÔNG TY TRAPHACO, NAPHACO

Tôi là sinh viên năm cuối trường Đại học Dược Hà Nội . Tôi có một bộ câu hỏi

tham khảo ý kiến các nhà thuốc để lấy một số thông tin , phục vụ cho đề tài tốt

nghiệp của mình . Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý vị để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.

Họ tên :... Tuổi:... Nghề nghiệp :... Trình độ:... Địa chỉ hiệu thuốc :...

Câu 1: Xin ông bà vui lòng cho biết tại cửa hàng của ông bà có bán các sản phẩm của Traphaco, Naphaco hay không:

Traphaco Naphaco

1. Có □ □

2. Không □ □

Câu 2: Ông bà biết đến sản phẩm của công ty Traphaco, Naphaco bằng cách nào:

Một phần của tài liệu Khảo sát chiến lược quảng bá thương hiệu của hai công ty cổ phần dược phẩm traphaco và naphaco (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)