Sử dụng phần mềm ERP và một số công cụ khác nhằm nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý chuỗi cung ứng và nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý 5S vào phân xưởng sản xuất cửa nhựa tại công ty cổ phần tư vấn, xây dựng và đầu tư Quang Nguyễn (Trang 34)

khác nhau, vì vậy doanh nghiệp phải nổ lực để xây dựng được một chuỗi cung ứng hoàn thiện nhất.

3.3.3. Sử dụng phần mềm ERP và một số công cụ khác nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. của chuỗi cung ứng.

3.3.3.1. Cài đặt thông tin cơ bản cho hệ thống ERP.

Quá trình cài đặt thông tin cơ bản bao gồm việc cài đặt thông tin mua hàng, bán hàng, sản xuất và cài đặt kho.

(Chi tiết thể hiện ở phụ lục 1) 3.3.3.2. Dự báo và hoạch định nhu cầu.

a. Phương pháp dự báo.

Mục tiêu giải pháp: Dự báo chính xác nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả với chi phí thấp, giải pháp đưa ra nhằm giúp công ty có thể tham khảo làm cơ sở cho quá trình dự báo của mình, đồng thời giúp công ty có thể định hướng được khả năng phát triển trong tương lai.

Nội dung giải pháp: Hiện tại chưa có số liệu cụ thể thống kê về sản lượng tiêu thụ cửa nhựa qua các năm, mặt khác thì số liệu của công ty chỉ thu thập được trong vòng 2 năm 2012, 2013. Vì vậy chúng ta có thể dự báo ngắn hạn dựa vào chuỗi số liệu này bằng phương pháp bình phương bé nhất, sẽ được giới thiệu ở phần hoạch định nhu cầu.

Ngoài ra để biết được dự báo trong toàn ngành thì chúng ta có thể dựa vào những bài báo hoặc những bài nghiên cứu được đăng tải trên các trang mạng uy tín, để làm cơ sở cho quá trình dự báo của mình, đồng thời cùng với kinh nghiệm của nhà quản lý nhìn nhận về thị trường từ đó lên kế hoạch sản xuất và tối thiểu hóa được chi phí tồn kho sản phẩm.

Một bài báo đăng tải trên báo Tiếp Thị Sài Gòn được trang web của công ty cửa nhựa Tuấn An dẫn lời ngày 16/10/2014 với nội dung đánh giá về tiềm năng phát triển cửa nhựa của việt nam trong những năm tới như sau “ở Việt Nam thì có tới 80% dân

SVTH: Lê Đình Hội Trang 35

số chưa có nhà ở và 70% là dân số trẻ vì vậy nhu cầu về nhà ở là rất lớn, Bên cạnh đó, theo dự báo của ngành xây dựng, nguồn cung cho thị trường bất động sản sẽ cải thiện đáng kể, đặc biệt là nhà ở xã hội. Cùng với đó, Nhà nước cũng sẽ mở rộng các hình thức cung cho thị trường như nhà giá rẻ, nhà cho thuê, nhà bán trả góp... Dự kiến giai đoạn 2009 – 2015 sẽ xây dựng 148.000 căn hộ tương đương 9,58 triệu mét vuông cửa

nhựa, nhưng hiện tại năng lực chỉ mới đáp ứng khoảng 80% nhu cầu thị trường”. Từ

bài viết trên cho thấy trong giai đoạn sắp tới tình hình tiêu thụ cửa nhựa đang rất khả quan, cần tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm cửa nhựa. Công ty có thể dựa vào sự đánh giá này để lên kế hoạch phát triển sản phẩm của công ty trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, chỉ dựa vào những thông tin trên mạng xã hội có thể đem lại cho chúng ta rất nhiều rủi ro, những thông tin đó có thể không được chính xác, nếu ta có thông tin thì người khác cũng sẽ có thông tin như chúng ta dẫn đến khả năng cạnh tranh trong thời gian sắp tới sẽ tăng lên, nhiều đối thủ tiềm năng xuất hiện. Vì vậy tốt nhất công ty nên bỏ ra một số chi phí nhất định để thực hiện phương pháp điều tra đối với những người có kiến thức trong ngành, phương pháp này còn được gọi là dự báo theo phương pháp định tính.

b. Hoạch định nhu cầu.

Để hoạch định được nhu cầu một cách chính xác thì thông tin đầu vào để dự báo phải chính xác, sau đó dựa vào năng lực sản xuất và doanh số của công ty để hoạch định được nhu cầu cho công ty. Ta có bảng doanh số được thu thập qua 2 năm như sau: Bảng 3.7. Số liệu dự báo Doanh số năm 2012: Tháng 1 2 3 4 5 6 Doanh số bán ra (bộ) 450 455 470 460 468 483 Tháng 7 8 9 10 11 12 Doanh số bán ra (bộ) 490 512 500 561 593 650 Doanh số năm 2013: Tháng 1 2 3 4 5 6 Doanh số bán ra (bộ) 700 713 720 715 728 705 Tháng 7 8 9 10 11 12 Doanh số bán ra (bộ) 700 693 705 710 725 732

SVTH: Lê Đình Hội Trang 36

Doanh số tính tới tháng 6/ 2014:

Tháng 1 2 3 4 5 6

Doanh số bán ra (bộ) 712 713 730 718 739 745

(Nguồn: Phòng kinh danh công ty Quang Nguyễn)

Nhận xét: Ta thấy rằng sản lượng bán ra có xu hướng tăng dần qua từng tháng, điều này có thể giải thích được vì ban đầu mục đích của việc sản xuất cửa nhựa của công ty là để phục vụ cho các dự án nhà, khách sạn mà công ty đang xây dựng, nhưng khi nhận thấy nhu cầu lớn về thị trường tiêu thụ cửa nhựa nên công ty đã từng bước mở rộng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu, nhưng xu hướng ngày càng tăng cho thấy nhu cầu của thị trường còn rất lớn so với khả năng cung cấp của công ty.

Mặt khác, dãy số qua các năm có sự biến động không đồng đều tuy nhiên đều tăng, đối với một dãy số bất kỳ thì chúng ta đều có thể áp dụng phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp này rất nhanh, đơn giản và cho kết quả rất chính xác với dãy số đều.

Áp dụng phần mềm ERP vào công tác dự báo sẽ được thực hiện như sau: Tại giao diện chính của phần mềm chúng ta chọn hoạch định  Dự báo  Dự báo doanh số bán hàng.

Hình 3.11. Cách chọn phương pháp dự báo

Tại giao diện của mục dự báo theo doanh số bán hàng thì chúng ta sẽ nhập các số liệu quá khứ tại mục dữ liệu, sau đó phần mềm sẽ hoạch định lên nhu cầu trong tương lai.

SVTH: Lê Đình Hội Trang 37

Hình 3.12. Giao diện làm việc của mục dự báo theo pp hồi quy tuyến tính

Sau đó ta có bảng kết quả dự báo trong năm 2015 như sau:

SVTH: Lê Đình Hội Trang 38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.8. Sản lượng dự báo khi áp dụng phần mềm ERP

Sản lượng dự báo trong năm 2015

Tháng 1 2 3 4 5 6

Sản lượng tiêu thụ (bộ) 789 796 802 809 815 822

Tháng 7 8 9 10 11 12

Sản lượng tiêu thụ (bộ) 829 835 842 848 855 862 Ta có nguồn lực hiện tại của công ty:

Bảng 3.9. Thống kê số lượng công nhân và máy móc

Bộ phận làm việc Phương tiện làm việc

Số công nhân làm việc (người)

Bộ phận gia công thô

Hàn nhựa 3 máy hàn nhựa 6

khoan 2 máy khoan 2

Cắt nhựa 2 máy cắt 2

Cưa sắt 2 máy cưa sắt 2

Đo đạc Thủ công 2

Bộ phận hoàn thiện

Cắt kính Thủ công 4

Bắt khóa, lề, vít Máy khoan tay 3 cái 5

Bắt rân cao su Thủ công 2

Tổng 25

Với nguồn lực như trên, giả sử một ngày làm việc 7,5 giờ và mỗi bộ cửa hoàn thành mất khoảng 15 phút thì trong 1 ngày công nhân có thể làm ra được 30 bộ và có thể hơn. Như vậy trong 1 tháng (làm việc khoảng 25 ngày) công ty có thể sản xuất được: 25 x 30 = 750 (bộ).

Nhưng trên thực tế công ty vẫn chưa sản xuất hết năng lực của mình, mặc dù vậy trong giai đoạn sắp đến sẽ không đủ năng lực để đáp ứng được với sự thay đổi của thị trường. Nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất thì đây là một cơ hội thuận lợi cho công ty. Nếu dự báo là chính xác thì công ty thiếu khoảng 904 bộ cửa để phục vụ cho thị trường từ nay đến cuối năm 2015, nếu không có kế hoạch sản xuất để đáp ứng được thị trường thì công ty sẽ bỏ qua cơ hội lợi nhuận là 904 x 797.500 = 720.940.000 (đồng). 3.3.3.3. Định vị cở sở vật chất.

Định vị cơ sở vật chất ở đây là quá trình xác định địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Khi

SVTH: Lê Đình Hội Trang 39

quyết định về địa điểm, nhà quản lý cần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, lao động, kỹ năng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế. . . và gần với nhà cung cấp hay người tiêu dùng.

Thuận lợi của công ty ở đây là phân xưởng sản xuất nằm gần các nhà cung cấp và gần thị trường Đà Nẵng, tuy nhiên số lượng các showroom còn ít, đặc biệt ở vùng nông thôn chưa có, mặc dù nhu cầu xây dựng nhà ở đây là rất lớn, mặc khác thị trường ở Quảng Nam lại xa dẫn đến tốn chi phí vận chuyển.

Phương pháp định vị.

Dựa vào kết quả dự báo ở trên việc mở thêm các showroom mới là cần thiết, thị trường có xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển công ty. Vì vậy tôi kiến nghị nên khảo sát các địa điểm có thể mở thêm một showroom nữa để đáp ứng cho thị trường Quang Nam và làm chủ được thị trường này.

Trên lý thuyết có nhiều phương pháp giúp cho chúng ta có thể lựa chọn được địa điểm hợp lý đặt showroom mới như dựa vào hàm chi phí, phương pháp bình quân tọa độ hoặc phương pháp bình điểm tổng hợp có trọng số. Trong số các phương trên nếu áp dụng phương pháp bình điểm tổng hợp có trọng số thì sẽ đơn giản và chi phí thấp nhất.

Sau khi khảo sát thì kiến nghị 2 địa điểm mà chúng ta có thể mở showroom đó là: Tại gần khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam và tại Thăng Bình, Quảng Nam ta có bảng thông số sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10. Các yếu tố được chọn để khảo sát

STT Nhân tố Đơn vị tính

Địa phương nghiên cứu Gần kcn Điện Nam, Điện Ngọc (A) Thăng Bình, Quảng Nam (B) 1 Đầu ra sản phẩm Tính chất Rất tốt Tốt 2 Cơ sở hạ tầng Tính chất Tốt Tốt 3 Khoảng cách giao hàng Km 10 60

4 Giá thuê đất 1 tháng Triệu đồng 9 7

SVTH: Lê Đình Hội Trang 40

Diễn giải:

Đầu ra của sản phẩm tại địa điểm gần khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc sẽ được đánh giá tốt hơn tại Thăng Bình, Quảng Nam, vì nơi đây tập trung nhiều dân cư có nhu cầu xây dựng nhà cửa, đồng thời cũng có thể cung cấp cho các nhà máy tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam. Yếu tố ứng xử dân cư thì tại hai nơi đều được sự ủng hộ của chính quyền cũng như nhân dân, nên chúng ta có thể đánh giá như nhau cho hai khu vực, yếu tố cơ sở hạ tầng thì tại địa điểm gần khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc được đầu tư tốt hơn vì nơi này là đầu mối giao thông quan trọng để vận chuyển hàng hóa trong khu công nghiệp.

Bước 1: Sắp xếp nhân tố và xác định trọng số. Bảng 3.11. Sắp xếp các nhân tố và xác định trọng số STT Nhân tố Điểm Trọng số 1 Đầu ra sản phẩm 10 10/33 2 Khoảng cách giao hàng 8 8/33 3 Giá thuê đất 1 tháng 6 6/33 4 Cơ sở hạ tầng 5 5/33 5 Ứng xử dân cư 4 4/33 Tổng 33 33/33

Thang điểm được chọn là thang điểm 10.

Bước 2: Tính điểm không đơn vị đo.

- Định tính: Bảng 3.12. Cách thức tính điểm các nhân tố Rất tốt Tốt Trung bình Yếu 3 2 1 0 1 0,667 0,333 0 - Khoảng cách giao hàng : A = 1; B = 0. - Giá thuê đất : A = 0; B= 1. Ta có bảng kết quả:

SVTH: Lê Đình Hội Trang 41

Bảng 3.13. Kết quả phương pháp bình điểm tổng hợp có trọng số

STT Nhân tố Đơn vị tính Điểm chưa trọng số Trọng số Điểm có trọng số A B A B 1 Đầu ra sản phẩm Tính chất 1 0,667 10/33 0,30 0,20 2 Khoảng cách giao hàng Km 1 0 8/33 0,34 0

3 Giá thuê đất 1 tháng Triệu đồng 0 1 6/33 0 0,18

4 Cơ sở hạ tầng Tính

chất 0,667 0,667 5/33 0,1 0,1

5 Ứng xử dân cư Tính

chất 0,667 0,667 4/33 0,08 0,08

Tổng X X X 33/33 0,82 0,56

Qua tính toán ta thấy rằng nếu mở thêm nhà máy mới để phục vụ cho thị trường Quảng Nam thì ta mở thêm showroom ở gần khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc sẽ có chi phí thấp hơn so với đặt ở Thăng Bình, Quảng Nam.

3.3.3.4. Quản trị tồn kho.

Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu và sản phẩm cửa nhựa đã hoàn thiện, các nhà quản lý phải quyết định tồn trữ ở mức nào để cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì chi phí tồn kho nên thấp nhất có thể được.

a. Phân loại hàng tồn kho.

Để phân loại hàng tồn kho ta áp dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân chia thành 3 nhóm, ta có bảng thống kê sau đây:

SVTH: Lê Đình Hội Trang 42 Bảng 3.14. Thống kê tồn kho STT Nguyên vật liệu Nhu cầu hằng năm của nguyên vật liệu (số liệu năm 2013) Giá mua mỗi đơn vị (nghìn đồng) Giá trị hàng năm của nguyên vật liệu (nghìn đồng) Tỷ lệ so với tổng giá trị hàng năm (%) 1 Khóa (bộ) 9.904 190 1.881.760 18,0 2 Bản lề (bộ) 39.616 8 316.928 3,0

3 Đai nhựa (thanh) 19.808 280 5.546.240 53,1

4 Kính (tấm) 2.476 1.050 2.599.800 24,9

5 Rân cao su (m) 99.040 1,05 103.992 1,0

Tổng 170.844 X 10.448.720 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:

Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 70 - 80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15 - 20% tổng số hàng tồn kho.

Nhóm B: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25 - 30% tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30 - 35% tổng số hàng tồn kho.

Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5 -10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 50 – 55% tổng số hàng tồn kho.

Dựa trên các tiêu chí trên chúng ta có thể phân chia như sau: Bảng 3.15. Phân loại ABC

Nhóm hàng Số thứ tự các nguyên vật liệu Tỷ lệ so với tổng giá trị hằng năm Tỷ lệ so với tổng khối lượng hàng tồn kho A 3 53,1 11,6 B 1;2;4 45,9 30,4 C 5 1,0 58,0 Tổng số X 100% 100%

Dựa vào bảng phân loại trên ta có thể thấy đối với nguyên vật liệu đai nhựa là loại có giá trị lớn nhưng chiếm số lượng thấp nhất trong kho, vì vậy chúng ta nên tập

SVTH: Lê Đình Hội Trang 43

trung công sức và thời gian để quản lý đối tượng này, và nên kiểm tra thường xuyên. Ngược lại với loại nguyên vật liệu này là rân cao su chiếm số lượng lớn trong kho nhưng giá trị rất nhỏ, vì vậy cho phép chúng ta mua 1 lần với số lượng nhiều và thời gian kiểm tra có thể 6 tháng 1 lần. Còn đối với 3 đối tượng khóa, kính và lề thì chiếm giá trị trung bình trong kho, đề nghị nên kiểm tra khoảng 1 tháng 1 lần.

b. Mức tồn kho tối ưu.

Dựa vào tình hình dự báo trong năm 2015 chúng ta có thể thấy rằng công ty sẽ sản xuất được với hết công suất của mình và sẽ tiêu thụ được hết sản phẩm, dựa vào những giả thiết đặt ra theo mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản ( EOQ – The Basic Economic Order Quantity Model ) ta nhận thấy có những nét tương đồng nên có thể áp

Một phần của tài liệu Quản lý chuỗi cung ứng và nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý 5S vào phân xưởng sản xuất cửa nhựa tại công ty cổ phần tư vấn, xây dựng và đầu tư Quang Nguyễn (Trang 34)