Ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh nấm hại cói vụ chiêm 2014 và biện pháp phòng trừ tại nga tân, nga sơn, thanh hóa (Trang 68)

- Xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hóa.

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày 10 ngày

PSA 14 36 54 67 90 6,2

PGA 08 30 53 58 67 3,1

Cám + Agar 11 32 65 72 90 4,2

Cà rốt + Agar 12 40 54 65 76 3,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Qua số liệu ở bảng 4.8, chúng tôi thấy rằng sau khi cấy nấm được hai ngày trên 5 loại môi trường khác nhau, đường kính tản nấm ở môi trường bột ngô + agar là lớn nhất (24mm), đường kính tản nấm ở môi trường PGA là nhỏ nhất (08mm). Sang đến ngày thứ 4 sau khi cấy, đường kính tản nấm ở môi trường PGA vẫn là nhỏ nhất (30mm), đường kính tản nấm ở môi trường bột ngô + agar là lớn nhất (47mm). Đường kính tản nấm ngày thứ 6 sau cấy trên môi trường bột ngô + agar vẫn lớn nhất (61mm), môi trường PGA vẫn nhỏ nhất (53mm). Ngày thứ 10 sau khi cấy đường kính tản nấm ở 3 môi trường PSA, cám + agar, bột ngô + agar lớn nhất (90mm), nhưng số bào tử/cm2 tản nấm sau cấy 10 ngày ở môi trường PSA là lớn nhất (6,2 x 10 3). Đường kính tản nấm và số bào tử/cm2 tản nấm sau cấy 10 ngày ở môi trường PGA là thấp nhất (67mm), (3,1 x 10 3). Như vậy sau cấy 10 ngày nấm

Alternaria sp. phát triển tốt nhất trên môi trường PSA.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

4.7. Nghiên cứu khả năng lây bệnh nhân tạo của nấm Phytophthora sp. và nấm

Alternaria sp. trên một số giống cói trồng trong chậu vại tại nhà lưới

4.7.1. Lây bnh nhân to bnh đốm vàng do nm Phytophthora sp.

Để kiểm tra tính gây bệnh của nấm Phytophthora sp., chúng tôi thực hiện thí nghiệm lây bệnh nhân tạo bằng sợi nấm và dịch bào tử chứa nấm Phytophthora sp. lên các giống cói khác nhau trồng trong chậu vại tại nhà lưới.

4.7.1.1. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử chứa nấm Phytophthora sp. bằng hình thức có sát thương cơ giới và không có sát thương cơ giới

Để kiểm tra tính gây bệnh của nấm Phytophthora sp., chúng tôi thực hiện lây bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử chứa nấm Phytophthora sp. lên 4 giống CL1, CL2, MC005, MC015. Cây cói trồng trong chậu vại được lây bệnh bằng cách nhỏ dịch bào tử (chứa 15 bào tử/quang trường) lên tiêm được quấn bằng nilon theo 2 cách có sát thương cơ giới và không có sát thương cơ giới. Sau 3 ngày lây nhiễm nilon được tháo ra khỏi tiêm cói và tiến hành quan sát, kiểm tra vết bệnh. Cây biểu hiện triệu chứng bệnh được phân lập lại trên môi trường PSM và tất cả đều hình thành nấm

Phytophthora sp. Kết quả lây nhiễm được thể hiện ở bảng 4.9 và bảng 4.10.

Bảng 4.9. Kết quả lây bệnh nhân tạo bằng dịch bào tử chứa nấm

Phytophthora sp. bằng hình thức có sát thương cơ giới Giống Số vết lây bệnh Số vết phát bệnh Tỷ lệ nhiễm bệnh (%)

Chiều dài TB vết bệnh sau lây nhiễm (cm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh nấm hại cói vụ chiêm 2014 và biện pháp phòng trừ tại nga tân, nga sơn, thanh hóa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)