- Xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hóa.
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4. Kết quả điều tra tình hình bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại trên cói có tuổi khác nhau vụ chiêm năm 2014 tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh
có tuổi khác nhau vụ chiêm năm 2014 tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Cây cói sinh sản vô tính mạnh, nên trong chu kỳ sản xuất cói thông thường cứ 5 - 10 năm phải tiến hành đảo cói (trồng lại cói). Hầu hết các hộ gia đình ở các điểm điều tra phải đảo cói chỉ sau 3 - 5 năm trồng. Một trong những nguyên nhân đó là do bệnh gây hại làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cói. Chúng tôi đã tiến hành điều tra bệnh đốm vàng do nấm Phytophthora sp. và bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. gây hại trên cói gốc 2 năm, 3 năm và 4 năm.
4.4.1. Kết quả tình hình bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại trên cói có tuổi
khác nhau
Bệnh đốm vàng Phytophthora sp. cũng xuất hiện và gây hại trên cói tuổi khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành điều tra bệnh đốm vàng hại cói gốc 2 năm, 3 năm và 4 năm. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.3 sau đây:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 4.4. Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. trên cói có tuổi khác nhau
Ngày điều tra
Cói gốc 2 năm Cói gốc 3 năm Cói gốc 4 năm TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 29/3/2014 2,10 0,42 2,28 0,46 3,65 0,73 13/4/2014 2,14 0,43 2,49 0,50 4,26 0,85 28/4/2014 2,29 0,46 2,88 0,58 4,58 0,92 17/5/2014 2,67 0,53 3,03 0,61 4,47 0,89 Hình 4.8. Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại trên cói tuổi khác nhau
Kết quảđiều tra tình hình bệnh đốm vàng hại cói ở các tuổi khác nhau tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa thể hiện ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.3, chúng tôi nhận thấy rằng:
Đợt điều tra ngày 29/03/2014 trên cói gốc 4 năm có mức độ bệnh lớn nhất với tỷ lệ bệnh là 3,65%, chỉ số bệnh là 0,73%. Trên cói gốc 2 năm mức độ bệnh thấp nhất với tỷ lệ bệnh là 2,10%, chỉ số bệnh là 0,42%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Sang tháng 4 đợt điều tra vào ngày 13/04/2014 cói gốc 4 năm tuổi bệnh gây hại nặng nhất với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tương ứng là 4,26% và 0,85%. Trên cói gốc 2 năm mức độ bệnh thấp nhất với tỷ lệ bệnh là 2,14%, chỉ số bệnh là 0,43%.
Đợt điều tra vào ngày 28/04/2014. Trên cói gốc 2 năm tuổi mức độ bệnh vẫn là thấp nhất với tỷ lệ bệnh là 2,29%, chỉ số bệnh là 0,46%. Trên cói gốc 4 năm tuổi, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vẫn là cao nhất tương ứng là 4,58% và 0,92%.
Ở đợt điều tra ngày 16/5/2014, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cói gốc 4 năm giảm tương ứng là 4,47% và 0,89%. Trong khi đó trên cói gốc 2 năm tỷ lệ bệnh vẫn tăng là 2,67%, chỉ số bệnh 0,53%.
Ở cả 4 đợt điều tra bệnh đốm vàng gây hại nặng nhất ở cói có gốc 4 năm và nhẹ nhất ở cói có gốc 2 năm.
4.4.2. Kết quả tình hình bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại trên cói có tuổi khác
nhau
Trên cói tuổi khác nhau thì bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. cũng gây hại với mức độ khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình bệnh vàng ngọn
Alternaria sp. hại trên cói có tuổi khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.4 sau đây:
Bảng 4.5. Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. trên cói có tuổi khác nhau
Ngày điều tra
Cói gốc 2 năm Cói gốc 3 năm Cói gốc 4 năm TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 29/3/2014 1,85 0,37 2,12 0,42 2,91 0,58 13/4/2014 2,14 0,43 2,46 0,49 2,97 0,59 28/4/2014 2,63 0,53 2,98 0,60 3,22 0,64 17/5/2014 2,89 0,58 3,22 0,64 3,93 0,79
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
Hình 4.9. Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. trên cói có tuổi khác
Kết quảđiều tra tình hình bệnh vàng ngọn trên cói có các tuổi khác nhau tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa thể hiện ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.4, chúng tôi nhận thấy rằng:
Đợt điều tra ngày 29/03/2014 trên cói gốc 4 năm tuổi có mức độ bệnh lớn nhất với tỷ lệ bệnh là 2,91%, chỉ số bệnh là 0,58%. Trên cói gốc 2 năm tuổi mức độ bệnh thấp nhất với tỷ lệ bệnh là 1,85%, chỉ số bệnh là 0,37%.
Đợt điều tra vào ngày 17/05/2014. Trên cói gốc 2 năm tuổi mức độ bệnh vẫn là thấp nhất với tỷ lệ bệnh là 2,89%, chỉ số bệnh là 0,58%. Trên cói gốc 4 năm tuổi, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vẫn là cao nhất tương ứng là 3,93% và 0,79%.
Ở cả 4 đợt điều tra, cói có gốc 4 năm bị bệnh vàng ngọn nặng hơn cói có gốc 2 năm và 3 năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53