Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón viên nén chậm tan đến tình hình bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại cói vụ chiêm năm 2014 tại xã Nga Tân,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh nấm hại cói vụ chiêm 2014 và biện pháp phòng trừ tại nga tân, nga sơn, thanh hóa (Trang 64)

- Xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hóa.

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón viên nén chậm tan đến tình hình bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại cói vụ chiêm năm 2014 tại xã Nga Tân,

bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại cói vụ chiêm năm 2014 tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Khâu tưới nước trong quy trình kỹ thuật canh tác cói truyền thống của người dân xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng như các vùng trồng cói khác là “tưới tràn - tháo kiệt”, điều này đã làm mất mát một lượng không nhỏ phân bón trong ruộng cói do bị rửa trôi và bay hơi.

Từ năm 2009 - 2010, phân viên nén chậm tan đã được đưa vào nghiên cứu, sử dụng bón cho cói, bước đầu đã cho kết quả tốt, dinh dưỡng được giải phóng từ từ giúp cho cây cói có thể sử dụng dần trong suốt thời gian sinh trưởng.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón viên nén chậm tan đến tình hình bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn hại trên cói, chúng tôi đã tiến hành điều tra bệnh đốm vàng do nấm Phytophthora sp. và bệnh vàng ngọn do nấm Alternaria sp. gây hại trên cói trồng tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa vụ chiêm năm 2014.

4.5.1. Kết qu nh hưởng ca phân bón viên nén chm tan đến tình hình bnh

đốm vàng Phytophthora sp. hi cói

Bệnh đốm vàng do nấm Phytophthora sp. gây hại chủ yếu ở những vị trí non. Diễn biến của bệnh khá phức tạp, phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố như chế độ nước, thời tiết, mật độ… Chúng tôi đã tiến hành điều tra bệnh đốm vàng hại cói trên mô hình ruộng bón phân viên nén chậm tan. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.6 và biểu đồ 4.5 sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Bảng 4.6. Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại cói

ở các mô hình bón phânviên nén chậm tan

Ngày điều tra Công thức TLB (%) CSB (%)

14/4/2014 CT1 4,64 0,93 CT2 4,27 0,85 CT3 4,39 0,88 CT4 4,16 0,83 CT5 3,63 0,73 CT6 3,8 0,76 ĐC 4,72 0,94 18/5/2014 CT1 4,95 0,99 CT2 4,82 0,96 CT3 4,79 0,96 CT4 4,54 0,91 CT5 3,98 0,8 CT6 4,86 0,97 ĐC 4,97 0,99 Ghi chú: CT1: bón 700kg/ha, tỷ lệ bón là 50 : 50 CT2: bón 700kg/ha, tỷ lệ bón là 70 : 30 CT4: bón 900kg/ha, tỷ lệ bón là 70 : 30 CT3: bón 900kg/ha, tỷ lệ bón là 50 : 50 CT5: bón 1000kg/ha, tỷ lệ bón là 50 : 50 CT6: bón 1000kg/ha, tỷ lệ bón là 70 : 30

ĐC: bón theo phương thức truyền thống 25kg phân NPK và 35 kg đạm/500m2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Hình 4.10. Mức độ gây hại của bệnh đốm vàng Phytophthora sp. hại cói

ở các mô hình bón phânviên nén chậm tan

Qua kết quả ở bảng 4.6 và biểu đồ 4.5, chúng tôi nhận thấy rằng: bệnh đốm vàng hại cói trên mô hình bón phân viên nén chậm tan có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh chênh lệch nhau giữa các công thức bón phân và ruộng đối chứng.

Ở đợt điều tra ngày 14/04/2014 thì ruộng ĐC có tỷ lệ bệnh 4,72% và chỉ số bệnh 0,94% là cao nhất; CT5 có tỷ lệ bệnh 3,63% và chỉ số bệnh 0,73% là thấp nhất. Sang đến đợt điều tra ngày 18/05/2014 ruộng đối chứng vẫn có tỷ lệ bệnh 4,97% và chỉ số bệnh 0,99% lớn nhất; CT5 tỷ lệ bệnh 3,98% và chỉ số bệnh 0,80% là thấp nhất.

Như vậy trong 2 đợt điều tra thì ruộng ĐC luôn có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lớn nhất trong khi đó CT5 có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp nhất.

4.5.2. Kết qu nh hưởng ca phân bón viên nén chm tan đến tình hình bnh

vàng ngn Alternaria sp. hi cói

Bệnh vàng ngọn cũng xuất hiện và gây hại trên các ruộng cói mô hình bón phân viên nén chậm tan tại xã Nga Tân. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.6 sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 4.7. Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói

ở các mô hình bón phânviên nén chậm tan

Ngày điều tra Công thức TLB (%) CSB (%)

14/4/2014 CT1 3,63 0,73 CT2 3,09 0,62 CT3 3,91 0,78 CT4 3,56 0,71 CT5 3,42 0,68 CT6 3,80 0,76 ĐC 4,37 0,87 18/5/2014 CT1 4,39 0,88 CT2 3,64 0,73 CT3 5,01 1,00 CT4 4,43 0,89 CT5 4,35 0,87 CT6 4,86 0,97 ĐC 4,97 0,99

Hình 4.11. Mức độ gây hại của bệnh vàng ngọn Alternaria sp. hại cói

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Qua kết quả thu được ở bảng 4.7 và biểu đồ 4.6 cho thấy bệnh vàng ngọn khác nhau ở các công thức, trong đó ruộng ĐC bị bệnh nặng nhất, thấp nhất ở CT2.

Ở đợt điều tra ngày 14/4/2014 bệnh gây hại mạnh nhất ở ruộng ĐC với tỷ lệ bệnh là 4,37% và chỉ số bệnh là 0,87%, thấp nhất ở ruộng CT2 với tỷ lệ bệnh là 3,09% và chỉ số bệnh là 0,62%.

Sang đợt điều tra ngày 18/5/2014 thì ruộng ĐC vẫn có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao nhất tương ứng 4,97% và 0,99%. CT2 thì tỷ lệ bệnh 3,64% và chỉ số bệnh 0,72% là thấp nhất.

Như vậy ở các đợt điều tra thì ruộng đối chứng vẫn có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lớn nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số bệnh nấm hại cói vụ chiêm 2014 và biện pháp phòng trừ tại nga tân, nga sơn, thanh hóa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)