3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về cây hoaLily ở Việt Nam
Năm 1993, Mai Xuân Lƣơng và cộng sự đã thăm dò quy trình nhân giống cây hoa Lily trên môi trƣờng đa lƣợng với các mức dinh dƣỡng khác nhau nhƣ MS, White, Knop, cho thấy sự nhân chồi tốt nhất trên môi trƣờng MS bổ sung vi lƣợng (theo Heller) + vitamin (theo Morel) + 100mg/l Inositol + 20g saccarozơ + 15g/l agar [12].
Năm 1994, Dƣơng Tấn Nhựt đã công bố kết quả nghiên cứu về giống hoa Huệ tây bằng phƣơng pháp nuôi cấy vảy củ. Vảy củ đƣợc khử trùng bằng HgCl2 0,2% trong 5 phút, sau đó cấy trên môi trƣờng bổ sung vitamin, chất hữu cơ và đƣờng saccarozơ. Sau khi tạo đƣợc cây con có thể tiếp tục nhân nhanh bằng cách sử dụng vảy củ cấy vào môi trƣờng nhân [16].
Năm 1995, Dƣơng Tấn Nhựt cũng đã thành công khi nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng Lily đến khi thân chính phân đốt thì cắt thân chính thành nhiều đốt nhỏ và tiến hành nhân nhanh.
Năm 1996, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Phƣơng Thảo đã nuôi cấy in vitro trên giống hoa Lily tím nhập từ Pháp và đƣa ra quy trình nhân giống từ khi đƣa mẫu vào đến khi sản xuất ra củ giống [25].
Năm 1997, Hoàng Minh Tấn và Cao Ngọc Thúy đã khẳng định hiệu quả kinh tế khi xử lý nhiệt độ thấp cho củ hoa Lily. Xử lý giống ở 50
C trong 20 ngày đã giúp củ Lily nảy mầm trƣớc một tháng và rút ngắn thời gian sinh trƣởng từ 193 ngày xuống 114 ngày.
Năm 2000, Dƣơng Tấn Nhựt đã ứng dụng thành công kĩ thuật cắt lớp mỏng đoạn thân vào nuôi cấy in vitro hoa Lily L.longiforum.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 20 K37A - Sinh
Năm 2001, Nguyễn Thị Nhân, Nguyễn Quang Thạch đã thành công trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tạo củ in vitro trong nhân giống hoa Lily [42].
Năm 2003, Đỗ Năng Vịnh đã nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy bằng phản ứng sinh học trong nhân giống cây hoa Lily [42].
Năm 2004, Dƣơng Tấn Nhựt và cộng sự đã nghiên cứu về hạt nhân tạo của hoa Lily [17].
Năm 2005, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Hƣơng, Nguyễn Quang Thạch đã nghiên cứu tạo củ Lily in vitro và sự sinh trƣởng của Lily trồng từ củ bằng phƣơng pháp in vitro [1].
Năm 2006, Cao Thị Huyền Trang, Dƣơng Minh Nga nghiên cứu tạo củ trực tiếp từ lát cắt vảy củ Lily in vitro [26].
Năm 2007, Dƣơng Tấn Nhựt đứng đầu nhóm các nhà khoa học của Phân Viện Công nghệ sinh học Đà Lạt thuộc Viện KH & CN Việt Nam cùng với Trƣờng ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã nhân giống thành công cây hoa Lily bằng kỹ thuật nuôi cấy bioreacter.
Tóm lại, tình hình nghiên cứu hoa Lily đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam. Việc nhân giống hoa Lily đã đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau: nuôi cấy mô tế bào, chuyển gen,... đã mang lại nhiều thành công, góp phần ứng dụng vào sản xuất hoa Lily phục vụ nhu cầu thị trƣờng [40].
Ngoài ra ở Việt Nam, hoa Lily đƣợc xếp vào loại hoa cao cấp, nhu cầu tiêu dùng loại hoa này ngày càng cao trong những năm gần đây. Hầu hết các giống hoa Lily trồng ở Việt Nam chủ yếu đƣợc nhập từ Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc. Từ năm 2002- 2005 một số giống Lily nhập nội từ Hà Lan cũng đã đƣợc Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Di Truyền Nông nghiệp trồng khảo nghiệm. Kết quả đã tuyển chọn đƣợc giống hoa Lily Sorbonne
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 21 K37A - Sinh
phù hợp với vụ Đông miền Bắc Việt Nam. Giống này đã đƣợc bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời. Giống này có đặc điểm: chiều cao cây trung bình từ 80-90 cm, số nụ hoa trên cây là 5- 7 nụ, cây sinh trƣởng phát triển tốt, màu sắc hoa đẹp, cành cứng, ít sâu bệnh.
Song song với việc khảo nghiệm, sản xuất các giống hoa Lily, Viện Rau quả cũng đã nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất hoa thƣơng phẩm và cho kết quả:
- Mật độ thích hợp trồng Lily là 25 củ/m2 (khoảng cách 20× 20 cm) và 20 củ/m2
(khoảng cách 25× 20cm).
- Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam nên áp dụng phƣơng pháp sử lý mát củ giống trƣớc khi trồng, trong đó thời gian xử lý mát trong kho lạnh ở 12- 130C trong 15 ngày, giúp cây sinh trƣởng và phát triển tốt, không bị cháy lá hay biến dạng nụ hoa.
- Sử dụng hệ thống tƣới nhỏ giọt để tƣới nƣớc cho Lily trong nhà có mái che với chế độ tƣới 30 phút/ ngày là thích hợp nhất.
1.5.2.1. Thời vụ trồng hoa Lily:
Lily là cây ôn đới, vì vậy chúng thích hợp với khí hậu mát mẻ ở một vài nơi nhƣ: SaPa, Mộc Châu, Đà Lạt… có thể trồng và cho thu hoạch quanh năm. Nhƣng ở đồng bằng sông Hồng chỉ nên trồng hoa Lily vào vụ đông là tốt nhất và sẽ cho hoa trong khoảng từ 20/11- 15/3 năm sau. Để thu hoạch vào tết Nguyên Đán (nên trồng trƣớc đó 95- 97 ngày) và dịp 8/3 (nên trồng trƣớc đó 105- 107 ngày). Một số tỉnh miền núi phía bắc, để thu vào dịp tết cần trồng trƣớc đó 108- 117 ngày, còn nếu thu hoa dịp 20/11 thì trồng trƣớc đó 86-92 ngày (Đỗ Thị Lợi, 2009) [43].
1.5.2.2. Giá thể trồng hoa Lily:
- Giá thể phải tơi xốp và thoát nƣớc tốt. Có thể phối trộn theo công thức gồm: 1 phần đất phù sa +1 phần phân chuồng ủ hoai + 2 phần sơ Dừa
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 22 K37A - Sinh
đã xử lý loại tannin trộn đều trƣớc khi vào chậu hoặc tỉ lệ 1:1:1 gồm than bùn: chất mùn: nhan thạch hay đất vƣờn: than bùn: phân hoai mục trộn đều.
- Chậu trồng có thể sử dụng các loại chậu gốm hoặc chậu nhựa tùy kích cỡ và cách chơi 1- 3- 5- 7 cây để lựa chọn cho phù hợp. Thông thƣờng chậu có kích thƣớc: cao 30cm, d = 25cm, đáy đục lỗ để thoát nƣớc dễ dàng nhƣng không quá 3cm (Đỗ Thị Lợi, 2009) [43].
1.5.2.3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc: * Xử lý củ giống:
Phân loại củ theo kích thƣớc để trồng, đảm bảo độ đồng đều của vƣờn Lily sau này. Chọn những củ to (d = 12- 15cm), xử lý lạnh để phá ngủ, cắt bớt rễ, chỉ chừa khoảng 1cm để kích thích củ ra rễ mới. Ngâm củ giống từ 25- 30 phút trong dung dịch thuốc chống nấm Daconil 75WP (pha một gói 10g trong 8 lít nƣớc sạch), vớt ra để ráo nƣớc rồi đem trồng vào chậu.
* Cách trồng:
Cho ½ giá thể vào chậu, đặt các củ ngay ngắn, mầm hƣớng lên trên. Tùy theo kích thƣớc của chậu mà đặt củ sao cho phù hợp (chậu d = 20cm đặt 3 củ 1 chậu; 30cm đặt 5 củ; 40cm đặt 7 củ). Phủ tiếp giá thể cho kín mầm và tƣới nhẹ cho đất nén cố định vị trí của củ, sau đó xếp các chậu thành hàng trên luống để tiện chăm sóc sau này.
* Chăm sóc:
Tùy theo độ ẩm nhà lƣới, hay giá thể mà có chế độ nƣớc tƣới phù hợp. tƣới nhiều hơn khi mới trồng sau đó giảm dần. Cứ 10 ngày bón thúc 1 lần bằng cách hòa 0,05kg phân NPK tổng hợp + 0,1kg phân lân trong 10 lít nƣớc để tƣới cho 40 chậu (loại 3 cây) hoặc 20 chậu (loại 5 cây). Không bón trực tiếp phân gần gốc cây, tƣới nƣớc ngay sau khi bón để rửa trôi phần phân đọng trên lá. Chú ý phòng trừ các đối tƣợng sâu bệnh hại kịp thời để đảm bảo năng xuất và chất lƣợng hoa.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 23 K37A - Sinh Điều tiết nở hoa: Kết hợp giữa điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng cho phù hợp. Ngay sau khi trồng cần che 1 lớp lƣới đen để tránh ánh sáng trực xạ chiếu vào mầm. Khi xuất hiện nụ, bỏ lớp lƣới đen để cây hấp thụ nhiều ánh sáng, sẽ cho hoa to và màu đẹp. Những ngày âm u và giá rét nên bỏ lớp lƣới che và bao nilon quanh gốc để làm tăng nhiệt độ trong nhà trồng. Nếu cây phát triển chậm cần tăng nhiệt độ bằng cách thắp điện 4h vào ban đêm cho đến khi thấy nụ hoa đủ tiêu chuẩn là đƣợc. Nếu cây phát dục sớm cần kìm hãm sự phát triển bằng cách che lƣới đen và cuốn nilon lên (Đỗ Thị Lợi)
Biện pháp thúc hoa nở sớm vào mùa đông: Trong điều kiện vụ đông ở miền Bắc Việt Nam, có thể dùng biện pháp kể trên hoặc phun chế phẩm Đầu Trâu 902 có tác dụng kích thích nở hoa sớm hơn từ 3- 6 ngày, đồng thời giảm tỉ lệ hoa bị thui, nếu kết hợp cả 2 phƣơng pháp này có thể rút ngắn thời gian sinh trƣởng đến 8 ngày (Đặng Văn Đông và cộng sự, 2010).
1.5.2.4. Sâu bệnh hại hoa Lily
Theo Nguyễn văn Tính, 2008 [24], Lily thƣờng bị các căn bệnh nhƣ: sâu hại (Rệp; sâu đục rễ,củ; Sâu hại bộ cánh vảy (sâu khoang, sâu xanh, sâu róm)), bệnh hại (Bệnh mốc tro; bệnh thối gốc, rễ), bệnh không truyền nhiễm (bệnh cháy lá;bệnh rụng nụ và hoa bị mù), ông cũng đƣa ra biện pháp phòng tránh cho từng loại bệnh [43].
1.5.2.5. Bảo quản hoa
* Thời gian thu hái: tốt nhất khi nụ dƣới cùng phình to và bắt đầu có màu (nếu có khoảng 6 nụ thì tính từ nụ thứ 2 từ dƣới lên). Dùng dao và kéo để cắt, cắt cách gốc khoảng 10- 15cm, sau đó ngâm ngay cành vào nƣớc sạch để tránh mất nƣớc.
* Phân loại: căn cứ vào độ dài cành, số nụ… phân loại cành và sau đó bó thành bó 10 cành, dùng dao sắc cắt bằng gốc và cắm vào nƣớc sạch.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 24 K37A - Sinh
- Bảo quản bằng hóa chất: sử dụng các dung dịch glucozơ, sacarozơ 3- 5%, AgNO3, Chrysal RVB.
- Bảo quản trong kho lạnh: hình thức này hiện đại và hiệu quả nhƣng chỉ những cơ sở lớn mới có khả năng thực hiện vì chi phí cho hệ thống bảo quản này rất lớn. Cho các bó hoa vào thùng caton có đục lỗ khí. Nếu vận chuyển đi xa nên dựng xe lạnh ở nhiệt độ 5- 100
C.
1.5.2.6. Kết quả nghiên cứu về độ cao của mầm củ hoa Lily
Theo Triệu Tƣờng Vân, 2005, nhiệt độ tốt nhất để trồng hoa Lily trong giai đoạn đầu là 12- 130C khi mầm dài khoảng 15cm, rễ lúc này mới xuất hiện hoặc mới nhú 0,5- 1cm là đủ tiêu chuẩn trồng. Nên giữ ổn định nhiệt độ đó đến khi các bộ phận của rễ đã thành thục. Nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ kéo dài thời gian sinh trƣởng không cần thiết, nếu nhiệt độ tăng trên 15 độ sẽ làm giảm chất lƣợng củ giống.
Theo Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, trong cùng một giống thời gian xử lý lạnh khác nhau thì thời gian ra hoa cũng khác nhau: giống Prominence xử lí 3 tuần thời gian cần cho ra hoa là 104 ngày, xử lí 6 tuần thời gian cần cho ra hoa là 88 ngày [4].