3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
1.5.1. Tình hình nghiên cứu cây hoaLily trên thế giới
Năm 1960, Suker đã nghiên cứu ảnh hƣởng của ánh sáng lam, đỏ, hồng ngoại đến sự hình thành củ con của giống Lily Casabalanca, kết quả cho thấy tia hồng ngoại (FR) làm tăng số củ con, tia đỏ (R) và tia tử ngoại có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của một số giống thuộc nhóm Châu Á.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 17 K37A - Sinh
Beatic (1993), đã nghiên cứu bảo quản lạnh củ hoa Lily trƣớc khi trồng trong nhà lƣới. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống Asiatic hybrids cần bảo quản ở 2- 5 độ C trong 6- 10 tuần; cũng có giống Oriental hybrids cần bảo quản ở 2- 4 độ trong 8- 10 tuần.
Joong Suklee, Young A Kim và Huyn Jin Wang (1996), đã tiến hành sử lý lạnh củ hoa Lily trong thời gian 2, 4, 6, 10 tuần ở nhiệt độ 50C trồng trên 4 tuần làm củ nảy mầm nhanh hơn và cho ra hoa sớm hơn, 100% ra hoa và tăng số bông trên một cây [45].
Theo Chen và cộng sự (2002), thống kê gần 60 loài và 18 giống phân bố ở Trung Quốc, chiếm 50% tổng số giống hoa Lily của thế giới, gần đây họ đã nghiên cứu 12 loài có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của Trung Quốc để phục vụ sản xuất.
Đối với nuôi cấy mô hoa Lily [44] :
Năm 1969, Goutheret nghiên cứu vai trò của hàm lƣợng dinh dƣỡng muối khoáng trong sự sinh trƣởng và phân chia tế bào khi nuôi cấy mô hoa Lily.
Năm 1981, Van và Blom đã xác định đƣợc vai trò phối hợp của BAP và α-NAA trong sự tái sinh chồi. Ngoài ra BAP còn ảnh hƣởng tới sự phát triển của chồi.
Năm 1986, một số tác giả đã nghiên cứu quy trình nhân nhanh củ hoa Lily bằng nuôi cấy in vitro trên môi trƣờng bổ sung Abcisic. Kết quả cho thấy axit Abcisic ức chế tạo mô sẹo, kích thích quá trình hình thành củ và làm mập chồi.
Năm 1993, Stanilnova.M và Zagorska (Bungari) cũng khẳng định vảy củ là nguyên liệu tốt cho việc tái sinh chồi trên môi trƣờng MS bổ sung 0,5mg/l α-NAA + 0,1 mg/l Kinetin tạo ra các giống cây trồng đồng đều về chất lƣợng.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 18 K37A - Sinh
Năm 1994, Asjes và cộng sự đã ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy meristem (mô phân sinh đỉnh) để tạo ra các giống hoa Lily hoàn toàn sạch virut ở Hà Lan. Khi nghiên cứu vật liệu nuôi cấy ban đầu; Robb đã chỉ ra bộ phận nuôi cấy thích hợp nhất với hoa Lily là vảy củ. Nuôi cấy vảy củ rút ngắn thời gian phát sinh chồi và tỷ lệ tái sinh chồi luôn cao hơn các bộ phận khác.
Niimi và Onozwa đã sử dụng lá làm vật liệu khởi đầu để nuôi cấy tạo mô callus [44].
Khi nuôi cấy chồi đỉnh giống hoa Lily (Lilium formllongihrot.R) trên môi trƣờng có sử dụng các loại đƣờng khác nhau: Saccarozơ, glucozơ, fructozơ và Sorbitol (30g/l) và nghiên cứu sự nảy mầm của Lily trong các môi trƣờng đó, Matsui- K và cộng sự cho biết, hiệu quả hình thành cây cao nhất 73,7% trên môi trƣờng chứa glucozơ. Ngoài ra hàm lƣợng đƣờng khi nuôi cấy còn ảnh hƣởng tới sự ngủ nghỉ của củ sau nuôi cấy. Theo Tapayma và Takashige (1982) nếu môi trƣờng chứa 30g/l saccarozơ, để phá ngủ nghỉ cần xử lí lạnh 70 ngày. Nếu hàm lƣợng đƣờng lên tới 90g/l thì cần 120- 140 ngày để phá sự ngủ của củ.
Năm 1995, các nhà nghiên cứu ngƣời Mĩ Wicksemesinhe – E, Holcomb – E, Artecs – R đã tạo ra đƣợc mô sẹo từ mô lá non của Easter Lily khi nuôi cấy trên môi trƣờng MS bổ sung B5 + 20g/l Gelrite trong điều kiện bóng tối hoặc có chiếu sáng 16h/ngày ở 250C. Sau 3 tuần đƣợc chuyển sang môi trƣờng 0,1 ppm 2,4- D + 0,5 ppm BAP thì các mô sẹo bắt đầu phát sinh các cơ quan.
Năm 1995, Verron và cộng sự đã thành công khi nuôi cấy đoạn thân, chồi đỉnh, chồi nách của cây hoa Lily trên môi trƣờng MS có bổ sung vitamin và 0,1- 10,7 ppm α-NAA + 1,3- 8,0 ppm BAP + 30g/l glucozơ.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 19 K37A - Sinh
Năm 1997, Takayama và Misawa đã nghiên cứu tái sinh chồi Lily từ cánh hoa Lily.
Hà Lan là nƣớc thành công nhiều trong nuôi cấy in vitro hoa Lily trên môi trƣờng đặc (agar) chồi phát triển mạnh, cho hệ số nhân chồi cao.