Quan hệ giữa thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát với công ty
Điều lệ cần quy định khuôn khổ cho các mối quan hệ giữa các bên có quyền lợi liên quan của công ty, đồng thời phản ánh các mục tiêu thành lập. Các bên có quyền lợi liên quan chủ yếu bao gồmcổ đông, người quản lý, người lao động và Hội đồng quản trị. Giao dịch với bên có liên quan có thể được chấp nhận nếu được thực hiện công khai và trên nguyên tắc bình đẳng. Tuy nhiên, giao dịch với bên liên quan, nếu không được thực hiện theo cách thức phù hợp, lại là nguồn rủi ro đối với các cổ đông thiểu số vì các giao dịch này về mặt tổng thể
có thể gây bất lợi cho công ty và do đó làm mất giá trị cổ phiếu của cổ đông. Để giảm thiểu rủi ro này các giao dịch phải được kiểm soát một cách đúng đắn. Điều lệ công ty cần quy định cụ thể về việc thông qua các giao dịch với bên liên quan. Điều lệ nên nêu rõ cấp thẩm quyền nào có đủ quyền hạn thông qua một giao dịch loại này, loại biểu quyết nào là cần thiết để thông qua một giao dịch và quy định tỷ lệ tham dự khi thông qua các giao dịch này.
Một nguyên tắc không thể bỏ qua là những người hưởng lợi trong mỗi giao dịch với bên có liên quan không được quyền biểu quyết đối với mọi vấn đề về từng giao dịch đó. Một phương thức đơn giản để giảm thiểu rủi ro của giao dịch với bên liên quan là công bố thông tin đầy đủ về giao dịch và những xung đột lợi ích có thể xảy ra. Một khi việc đó được thực hiện, nhiều khả năng là các bên sẽ thực hiện giao dịch theo nguyên tắc thị trường hơn là có lợi nghiêng về một trong các bên.
Điều lệ công ty cần quy định chi tiết việc thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phải công bố về những lợi ích cá nhân lớn của họ trong mọi hợp đồng hay giao dịch của công ty mà họ được yêu cầu tham gia biểu quyết.Hội đồng quản trị có thể lập ra Bankiểm soát đại diện cho các cổ đông để kiểm tra tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính củadoanh nghiệp.
Quan hệ giữa người lao động với công ty
Người lao động là người trực tiếp thực hiện các định hướng, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì phải có chính sách hợp lý đối với người lao động. Cụ thể:
Phải tạo môi trường làm việc tốt, ít “sâu bệnh” bằng giải pháp tăng cường tính minh bạch, mọi người làm việc với nhau cảm thấy vô tư, thoải mái, giảm sự đố kỵ, ganh ghét, thay vào sự đoàn kết, thương yêu, chia sẻ học hỏi những kinh nghiệm của nhau từ các yếu tố dẫn đến thành công, thất bại trong quá trình làm việc.
Phải xây dựng cơ chế trả lương công bằng, động viên được người lao động từ những chuyên gia cao cấp đến lao động phổ thông trong doanh nghiệp .
Có chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ chân người tài phục vụ lâu dài cho doanh nghiệp .
Quan tâm đến công tác đào tạo. Phải xem việc cập nhật kiến thức, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động là công việc thường xuyên của doanh nghiệp .
Quan tâm đến các hoạt động đoàn thể trong doanh nghiệpnhư tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên,… Bởi vì hoạt động của các tổ chức này giúp cho người lao động gắn bó với doanh nghiệphơn.
Thực hiện chính sách ưu đãiđối với người lao động cụ thể:
Tăng cường mức độ ưu đãi cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước theo thâm niên công tác và mức độ đóng góp của họ với doanh nghiệp. Thể hiệnở chỗ Nhà nước sẽ cho người lao động làmởdoanh nghiệp mua một sốcổ phần giá ưu đãi hoặc cho không nhưng phải quy định thời gian tối thiểu được chuyển nhượng. Giúp người lao động có khả năng trở thành người chủ thực sự của công ty cổ phần ngay khi năng lực tài chính của bản thân họ không đủ để mua cổ phần theo giá màNhà nướcbán ưu đãi cho họ.
Điều chỉnh sự ưu đãi đối với người lao động tương ứng với ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, thay vì quyđịnh sự ưu đãi cho người lao động của tất cả các loại doanh nghiệp thuộc các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Sự điều chỉnh này nhằm hướng tới sự bìnhđẳng, tránh sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quyền lợi của người lao động. Như vậy, mức ưu đãi cho người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, khách sạn…. sẽ khác nhau.
Tạo điều kiện cho người lao động tham gia mua cổ phiếu và quy định thời gian chuyển nhượng tối thiểu làm sao để không có sự chênh lệch quá lớn giữa lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động. Khắc phục tình trạng hạn chế mức cho hưởng cổ tức trên sốcổ phần thuộc về sở hữu Nhà nước. Khắc phục tình trạng hạn chế mức mua chịu cổ phần, lưu ý đến tình trạng cách biệt về số lượng mua cổ phần giữa công nhân và cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp .
Giải quyết hợp lý lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Phương án giải quyết số lao động dôi dư được xét trên 2 mặt: Bảo đảm việc làm và cuộc sống của người lao động; bảo đảm điều kiện để công ty cổ phần đạt được yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó có hiệu quả sử dụng lao động. Trên cơ sở nhận thức rõ ràng quan
điểm giải quyết việc làm là trách nhiệm của cả người lao động, doanh nghiệp vàNhà nước .
Quan hệ giữa cổ đông Nhà nước với công ty
Cần làm rõ cơ chế đại diện sở hữu vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế chủ quản. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, tuy nhiên Tổng công ty cũng chỉ là người “canh” vốn, có nhiệm vụ “bảo toàn vốn Nhà nước” chứ không phải là người “đem lại hiệu quả”. Những vướng mắc về quản lý hành chính đã cơ bản được tháo gỡ, còn lại vẫn phụ thuộc vào việc tuyển chọn cũng như năng lực quản lý của cán bộ được cử diện sở hữu vốn Nhà nước. Để việc quản lý cổ phần của Nhà nước tại doanh nghiệp chuyên nghiệp, chấm dứt tình trạng tản mạn như hiện nay. Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã tiếp nhận vai trò chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế làm việc giữa Tổng công ty và người giữ phần vốn Nhà nướctạidoanh nghiệp. Thực tế Tổng công ty chỉ tiếp nhận người đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cử giữ phần vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp. Do đó những người này làm việc theo suy nghĩ của họ, chưa có cơ chế kiểm soát, do đó đề nghị:
Nhà nước sớm ban hành cơ chế dành cho người giữ phần vốn Nhà nước để họ có quyền lợi và trách nhiệm vớiNhà nước, giúp người giữ vốn không chỉ giữ mà còn phải góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển lớn mạnh phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Quan hệ giữa cổ đông bên ngoài với công ty
Cần minh bạch hóa thông tin đối với các cổ đông bên ngoài tạo tâm lý an tâm cho cổ đông khi đầu tư vào doanh nghiệp, khuyến khích các cổ đông gắn bó và tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích thực sự cho các cổ động thông qua cung cấp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh cho các cổ đông đúng hạn, thực hiện những cuộc họp thường niên hoặc bất thường thông báo kết quả kinh doanh, sự thay đổi trong Hội đồng quản trị cũng như ban điều hành giúp cổ đông nắm rõ tình hình doanh nghiệp, thông báo chính sách chia cổ tức hằng năm rõ ràng và công khai.