Định giá giá trị doanh nghiệp đúng và đủ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của VIỆC cổ PHẦN hóa DOANH NGHIỆP NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Định giá giá trị củadoanh nghiệp là một khâu hết sức quan trọng,việc xác định giá trị doanh nghiệp không phải là công việc mang tính kỹ thuật nghiệp vụ thuần tuý mà nó còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội trọng yếu vì nó liên quan đến việc bảo toàn vốn của Nhà nước, đến quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp và đến khả năng đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của công tycổ phần trong tương lai.

Việc định giá đúng và đủ giá trị củadoanh nghiệp không phải là một việc dễ dàng và nhanh chóng. Định giá cần phải bảo đảm: không gây nên những thất thoát tài sản và vốn của Nhà nước; tạo tiền đề tài chính thuận lợi chodoanh nghiệpsau cổ phần hoá. Để thực hiện tốt công tác định giá thì những vấn đề cần quan tâm:

Tầm quản lý vĩ mô:

 Thứ nhất, Nhà nước ban hành bổ sung hệ thống các văn bản hướng dẫn việc xác định chất lượng còn lại của tài sản để làm cơ sở cho việc định giá như các phương pháp hoặc tiêu chuẩn cụ thể hơn để xác định hao mòn tài sản cố định, phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất, đặc biệt là giá trị hao mòn vô hình của các thiết bị, lợi thế doanh nghiệp , giá trị thương hiệu….Bởi vì trong thời gian qua khi định giá doanh nghiệp các yếu tố trên còn mang tính chất định tính.

 Thứ hai, Đổi mới việc thành lập tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, ban hành cơ chế giám sát các tổ chức định giá.Đổi mới việc thành lập tổ chức xác định giá trịdoanh nghiệpnhư:

 Mời các chuyên gia kinh tế- kỹ thuậtở các cơ quan khoa học vào việc đánh giá tài sản, tôn trọng ý kiến của họ trong việc đánh giá giá trị thực tế của các tài sản, đưa ra tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệpNhà nước về trìnhđộ chuyên môn, kiến thức kinh nghiệm,...

 Đề cao vai trò của đại diện doanh nghiệp hỗ trợ việc xác định giá trị doanh nghiệpđúng.

 Mở rộng sự phân cấp trong việc quyết định giá trị doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có giá trị trên 10 tỷ đồng, thay vì Bộ Tài chính thẩm định và Thủ tướng Chính phủ quyết định, nên quy định là "cấp nào ra quyết định

thành lập doanh nghiệp sẽ có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần". Điều này sẽ góp phần rút ngắn thời gian cổ phần hoá.

 Bên cạnh đó ban hành cơ chế giám sát chặt chẽ các tổ chức định giá vì: Giá trịdoanh nghiệp phải được xác định dựa trên tài sản thực của doanh nghiệp, để đảm bảo việc định giá đúng và đủ giá trị của doanh nghiệp thì việc định giá phải mang tính khách quan nhưng hiện nay việc định giá còn được xác định dựa trên sự chủ quan, định tính của người định giá.

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệpNhà nướccho phép Giám đốc công ty thành lập tổ giúp việc cho Ban đổi mới doanh nghiệp, họ là người được hưởng lợi trực tiếp từ việc định giá vì họ cũng là người tham gia mua cổ phần và trực tiếp làm việc tại công ty sau cổ phần hóa. Do đó, họ sẽ có khuynh hướng đưa giá trị doanh nghiệp xuống thấp. Phương án được lựa chọn thường là giá trị doanh nghiệp ngang với giá trị sổ sách kế toán để hưởng lợi và cũng không bị phê bình làđã làm thất thoát vốnNhà nước. Do đó, cần giám sát chặt chẽ, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với Nhà nước của những người có thẩm quyền định giá giá trị của doanh nghiệp.

Tổ chức định giá là tổ chức kinh tế tham gia định giá để thu tiền. Người trực tiếp chi tiền là doanh nghiệp nên có xu hướng “bắt tay” giữa doanh nghiệp và tổ chứcđịnh giá. Nên khuyến khích doanh nghiệp sử dụng những tổ chức định giá có uy tín, trách nhiệm đãđược Nhà nước kiểm định để tách bạch lợi ích giữa tổ chức định giá và doanh nghiệp.

 Thứ ba,Nhà nước cần thay đổi cơ chế xử lý tài sản cố định và nợ khó đòi. Tiến hành phân loại các tài sản mà trước đâyNhànướcđầu tư chodoanh nghiệp để có biện pháp xử lý hợp lý, theo đó :

 Những tài sản củaNhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với phương án kinh doanh mới của công ty sẽ chuyển giao lại theo giá thị trường tại thời điểm tiến hành cổ phần hóa.

 Những tài sản của Nhà nước không phù hợp sẽ được chuyển giao lại cho Nhà nước để điều chuyển cho doanh nghiệp khác hoặc thanh lý.

 Những tài sản thật sự không sử dụng được thì đề nghị cho phép doanh nghiệp tổ chức thanh lý ngay những tài sản cố định không cần dùngđể loại ra khỏi giá trịdoanh nghiệp, tiết kiệmchi phí lưu kho.

 Những tài sản hết thời hạn khấu hao sẽ được chuyển giao lại cho công ty tự xử lý mà không tính vào giá trị phần vốnNhà nước tại doanh nghiệp .

 Những tài sản trước đâydoanh nghiệp vay vốn để đầu tư, nay đã hoàn lại đủ vốn cho người cho vay, nên được chia làm 2 phần:

 Một phần thuộc sở hữuNhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, tăng phần vốn góp thuộc sở hữuNhà nước.

 Một phần tính cho người lao động trong doanh nghiệp, coi đó là sự ưu đãi khuyến khích cho tính tích cực, góp phần vào phát triển doanh nghiệp của người lao động.

 Tiến hành xử lý công nợ của các doanh nghiệpNhà nước

Xác định hợp lý những tồn đọng tài chính mà công ty cổ phần có thể kế thừa từ doanh nghiệp Nhà nước. Có thể xoá bỏ cho doanh nghiệp những khoản nợ khó đòi, khoản lỗ phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh trước đây do những nguyên nhân khách quan.

Để hạn chế thất thoát, chậm tiến độ thu hồi công nợ cho Nhà nước, đề nghị ban hành quy chế định giá nợ khó đòi để bàn giao cho doanh nghiệp thu hồi xử lý. Trường hợp doanh nghiệp không nhận mới chuyển giao cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng.

Tầm quản lý vi mô:

Sau cổ phần hóa, doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì phải có tình hình tài chính lành mạnh. Các cổ đông khi mua cổ phần đều tin tưởng rằng mọi tồn đọng của doanh nghiệp Nhà nước đãđược xử lý dứt điểm. Tuy nhiên vấn đề này chỉ là tương đối và khó kiểm soát. Tình hình tài chính tại công ty có lành mạnh hay không phụ thuộc nhiều nhân tố. Trong đó phải kể đến một số nhân tố quan trọng như:

Về tài sản cố định: Việc phân loại tài sản cố định cần dùng, không cần dùng là

hoàn toàn do doanh nghiệp tự định đoạt. Thường Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước cũng không đề nghị loại ra những tài sản cố định mới đầu tư, chưa khấu hao được bao nhiêu nhưng đưa vào sử dụng thì không hiệu quả.

Về các khoản nợ khó đòi, hàng hoá vật tư kém mất phẩm chất, chậm luân chuyển: Hiện nay,Nhà nướcđã cho phép công ty xử lý các tồn đọng trên trước khi cổ phần hóađể đảm bảo đưa ra giá trịdoanh nghiệp chính xác cho cổ đông tham gia đầu tư và nhằm lành mạnh tài chính cho công ty cổ phần mới ra đời. Tuy nhiên việc xác định các thiệt hại trên là do nguyên nhân chủ quan, hay khách quan để yêu cầu bồi hoàn là rất khó. Dẫn đến tình trạng Giám đốc các doanh nghiệpNhà nước xử lý không dứt điểm vì 2 lý do:

 Nếu xử lý dứt điểm thì có khi phải bị bồi hoàn và bị phê bình do làm mất vốnNhà nước. Thậm chí sẽ không cònđược tiếp tục làm việc sau khi doanh nghiệpđã chuyển sang công ty cổ phần.

 Thường các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa thì cũng do Giám đốc cũ vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa là Giám đốc nên cũng chẳng ai phát hiện và sẽ khắc phục sau cổ phần hóa.

Để giảm thiểu tối đa những lý do xử lý tài sản theo phương thức chủ quan Giám đốc để bảo vệ quyền lợi của mình, cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm đối với tài sản của Nhà nước, coi việc bảo vệ tài sản của Nhà nước như là tài sản của chính mình. Khuyến khích, khen thưởng khi thực hiện tốt công tác định giá giá trị doanh nghiệp đúng, nhanh chóng. Xử phạt nghiêm khắc khi phát hiện ra những trường hợp sai phạm không chịu xử lý mà cố tình che giấu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của VIỆC cổ PHẦN hóa DOANH NGHIỆP NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)