Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp điều kiện hoạt động của các công ty cổ phần

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của VIỆC cổ PHẦN hóa DOANH NGHIỆP NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Thứ nhất, quy định chọn đăng bán cổ phần lần đầu ra công chúng trên tờ báo được công chúng, nhà đầu tư quan tâm và có nhiều độc giả vì hiện nay Nhà nước quy định việc bán cổ phần lần đầu phải đăng liên tiếp 2 kỳ báo Trung ương. Quy định điều này để tránh tình trạng đăng lên những tờ báo ít được công chúng theo dõi nhằm giảm thiểu số người tham gia đấu giá mua cổ phần. Khi đó, cuộc đấu giá bán cổ phần sẽ là hình thức khi có quá ít nhà đầu tư tham gia, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đọc báo đến tham gia đấu giá với số lượng ít thì giá của cuộc đấu giá do các nhà đầu tư chiến lược được công ty mời gọi định đoạt. Công ty cổ phần sẽ trở thành công ty cổ phần nội bộ do có quá ít cổ đông. Những cổ đông nhỏ sẽ bán dần cổ phần của mình. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ trở thành tư nhân hoá doanh nghiệpNhà nước.

Thứ hai, ngoài chế độ ưu đãi người lao động mua cổ phần, phần còn lại nên chào

bán công khai ra công chúng, tính toán tỷ lệ vốn góp phù hợp đối với từng doanh nghiệp cụ thể, tránh tình trạng những doanh nghiệp không cần thiết nắm giữ quyền phủ quyết cũng nắm giữ quyền phủ quyết để doanh nghiệp không cho cổ đông khác tham gia quản lý dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá cũng giống như khi còn là doanh nghiệpNhà nước.

g. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp điều kiện hoạt động của các công ty cổphần phần

Để tăng nhanh hiệu quả trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đề nghị Nhà nước đưa ra khung sườn quy định thời gian các bước thực hiện cổ phần hóa, thống nhất cách thức làm việc từ trung ương đến địa phương. Chủ trương, quyết định Nhà nước đưa ra phải được hiểu và thực hiện thống nhất, triệt để từ cấp trên đến cấp dưới.

Để công cuộc cổ phần hoá thực sự đi vào đúng quỹ đạo, việc tạo dựng khung pháp lý đầy đủ và phù hợp cũng hết sức cần thiết. Nhưng hiện nay, Nhà nước vẫn chưa hoàn chỉnh và quy định rõ ràng cơ sở pháp lý, cách thức áp dụng luật đối vớidoanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa ở một số lĩnh vực đặc biệt bởi sự ảnh hưởng qua lại giữa nhiều bộ luật. Chúngta cần phải sửa đổi nội dung các văn bản pháp quy vềcổ phần hoá trước đây cũng như ban hành các văn bản mới sao cho thật phù hợp với tình hình hiện nay. Nhà nước và Chính phủ nên

ban hành những tài liệu đầy đủ và hoàn chỉnh về công táccổ phần hoá: từ các văn bản mang tính chủ trương chính sách, các văn bản pháp lý cho tới những hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các bước cổ phần hóa một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất. Trong số các doanh nghiệpmuốncổ phần hoá, có tình trạng các cấp lãnhđạo không nắm rõ mình phải làm theo trình tự nào, có những văn bản nào hướng dẫn việc cổ phần hóa … Do vậy đó cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độcổ phần hóa.

Một mặt cần thêm các văn bản để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, lành mạnh, minh bạch tạo thuận lợi cho việc thực hiện cổ phần hóa. Việc ban hành văn bản phải thựcsự nghiên cứu kỹ để hiệu lực thực hiện dài, tránh việc ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn, nhiều văn bản chồng chéo nhau sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp. VD: hầu hết các Nghị định của Chính phủ về cổ phần hoá khi ban hành đều có sửa đổi so với tình hình thực tế nhưng sau một thời gian ngắn lại không phù hợp nên phải bổ sung hoặc sửa đổi. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá, đây là một khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hoá.

Bên cạnh đó cũng cần phải tạo một khuôn khổ pháp lý ngày càng đồng bộ cho việc tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Chú trọng việc hướng dẫn thi hành các điều khoản về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Giao dịch chứng khoán vì nếu hoạt động của nó phát triển sẽ giúp công ty cổ phần tạo và tăng được nguồn vốn và định giá giá trịdoanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG của VIỆC cổ PHẦN hóa DOANH NGHIỆP NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)