2. Một số biện pháp nhằm tạo động lực cho ngưòi lao động:
2.4.1.4 Các chế độ trả công khuyến khích:
trả công theo sản phấm trục tiếp cá nhân, trả công theo sản phấm có thưởng, trả công theo giờ tiêu chuẩn,...Đây là những dạng khuyến khích tài chính có nhiều
tác dụng tốt đối với người lao động với điều kiện chúng phải được thiết kế một cách có tính toán và được quản lý cân thận.
Ưu điếm của các dạng khuyến khích cá nhân là thúc đây nâng cao năng suất. Những khuyến khích cá nhân có rất nhiều nhược điểm: tạo ra sự cạnh tranh và thiếu hợp tác giữa những người cùng làm việc; làm yếu quan hệ làm việc giữa nhân viên và người giám sát; làm cho người lao động chỉ có một mục đích là thù lao, có thế phát sinh tác động ngược lại với mục tiêu chất lượng; tạo nên sự không linh hoạt trong tố chức. Do đó, các chương trình khuyến khích cá nhân chỉ thắng lợi khi sự đóng góp của cá nhân người lao động có thế được đo tính độc lập và chính xác; khi công việc đòi hỏi sự tự quản và khi tính hợp tác không phải quan trọng trong thực hiện công việc hoặc khi cần khuyến khích sự cạnh tranh.
2.4.2 Các chưong trình khuyến khích tổ/ nhóm:
Cùng với sự phát triển của các nhóm tự quản thì các khuyến khích nhóm, tố ngày càng trở nên phô biến. Tương tự như khuyến khích cá nhân, các dạng khuyến khích có thể có là:
- Các chế độ trả công khuyến khích như: trả công theo sản phẩm tập thể, trả công khoán, trả công theo giờ tiêu chuẩn.
- Tiền thưởng cho các thành tích xuất sắc.
- Tiền thưởng cho các thành tích xuất sắc.
- Phần thưởng.
Thù lao của nhóm tập thế được chia đều cho các thành viên trong nhóm trong trường họp họ có cùng trình độ và làm việc như nhau hoặc phân chia tùy theo trình độ kĩ năng và thời gian làm việc.
Ưu điếm của khuyến khích tổ/ nhóm là khuyến khích sự hợp tác và làm việc đồng đội, tạo nên các nhóm lao động đa kĩ năng. Tuy nhiên, khuyến khích
tổ/ nhóm có thế làm phát sinh tình trạng dựa dẫm một vài cá nhân trong nhóm hoặc cạnh tranh giữa các nhóm làm giảm sự thực hiện công việc chung.