2. Một số biện pháp nhằm tạo động lực cho ngưòi lao động:
2.1 Quản lý theo mục tiêu:(MBO)
Đây là một công cụ quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động, có bốn yếu tố cơ bản trong quá trình quản lý theo mục tiêu: tính cụ thế của mục
tiêu, việc ra quyết định có sự tham gia, trong khoảng thời gian cụ thể và sự phản hồi kết quả.
Đầu tiên, mục tiêu của chương trình phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc SMART: cụ thế, dễ hiếu( speciTic); đo lường được(measurable);
vừa sức( achievavle); thực tế( realistics); có thời hạn( timebound ). Chỉ tiêu phải cụ thế vì nó định hướng cho các hoạt động trong tuông lai và là căn cứ để nhân viên biết cái đích cần đến là gì, đừng nói mục tiêu của bạn là dẫn đầu thị trường trong khi đối thủ của bạn đang chiếm 40% thị phần , khi đó hãy đắt mục tiêu là chiếm tối thiểu 41% thị phần, các nhân viên lập tức sẽ biết mình còn phải cố gắng bao nhiêu % nữa.Mục tiêu còn phải đo lường được vì nếu không đo lường được rằng đế tăng thị phần lên tối thiếu chiếm 41% thị phần thì tương ứng với doanh số bán hàng tăng lên bao nhiêu, thu hút thêm bao nhiêu khách hàng cho mỗi quý thì nhân viên sẽ lạc lối trong vấn đề làm thế nào đế đạt chỉ đề ra. Bên cạnh đó chỉ tiêu phải có tính thách thức đế cố gắng nhưng cũng phải vừa sức, đừng đặt chỉ tiêu không thế với tới nối, cũng giống như bắt nhân viên của bạn phải trở thành ngôi sao ca nhạc trong khi anh ta biết mình không có giọng ca trời phú, điều này sẽ triệt tiêu động lực làm việc của họ. Tính thực tế có nghĩa là bạn phải dựa vào điều kiện nguồn lực cũng như các điều kiện bên trong lẫn bên ngoài đế đề ra mục tiêu. Bên cạnh đó, chỉ tiêu phải có thời hạn cụ thế, thời gian họp lý giúp các nhân viên hoàn thành tốt công việc vừa có thời gian dưỡng sức cho các mục tiêu khác. Nó đơn giản như chuyện bạn yêu cầu nhân viên dưới quyền nộp báo cáo doanh thu hàng tháng vào ngày cuối tháng thì nhất định vào ngày cuối mỗi tháng bạn sẽ có bản báo cáo đặt ở trên bàn, con nếu không bạn sẽ không có một ban báo cáo nào cả hoặc đến tháng 4 bạn mới nhận được báo cáo của tháng 2.
Các mục tiêu trong chương trình quản lý mục tiêu không phải do người quản lý đơn phương đặt ra và sau đó phân công cho các thuộc cấp. Quản lý bằng mục tiêu thay thế các mục tiêu bị áp đặt bằng các mục tiêu được đặt ra với sự tham gia thảo luận của các nhân viên, cấp trên và cấp dưới cùng nhau chọn lựa các mục tiêu và nhất trí về việc sẽ đo lường các mục tiêu này như thế
nào. Theo các nghiên cứu, mục tiêu do nhân viên tự đặt ra cho mình thường cao, nhất là khi là do nhóm hay tập thế họp lại. Điều này sẽ thúc đẩy bản thân những người lao động nồ lực để đạt được những chỉ tiêu đó.
2.2Chương trình khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình raquyết định :