2. Một số biện pháp nhằm tạo động lực cho ngưòi lao động:
2.3 Kỷ luật nghiêm và hiệu quả:
Kỷ luật lao động là những tiêu chuấn hành vi cá nhân của người lao động mà tố chức xây dựng trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Mục tiêu của kỷ luật là làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ. Một tố chức có kỷ luật nghiêm và hiệu quả sẽ giúp người lao động định hướng cách thức làm việc có hiệu quả ngay tù' khi bắt đầu làm việc với một tinh thần làm việc hợp tác và
Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản quy định hành vi của người lao động trong các lĩnh vục như: số lượng và chất lượng công việc cần đạt tới, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Một tố chức có kỷ luật càng tốt bao nhiêu thì càng tạo động lực làm việc cho nhân viên bấy nhiêu vì họ biết chính xác những điều mình làm là đúng hay sai, là thiếu hay thừa, là đúng trách nhiệm hay không, tăng tính tự chịu trách nhiệm cho người lao động. Tuy nhiên đế xây dựng được một môi trường có kỷ luật nghiêm và hiệu quả không phải là dễ, nếu kỷ luật quá chặt co thế gây tác dụng trái ngược, người lao động cảm thấy mất tự’ do đế sáng tạo, còn nếu quá lỏng lẻo thì tạo cơ hội cho tính lười nhác và thiếu trách nhiệm. Việc làm thế nào đế có được một cơ chế kỷ luật hiệu quả là một nghệ thuật của nhà quản lý.
Xét trên bình diện chung, đế có hiệu quả việc áp dụng các biện pháp kỷ luật cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Đầu tiên là cần xây dựng một hệ thống kỷ luật rõ ràng, họp lý và cụ thế không dựa vào ý muốn cá nhân, trong đó quy định rõ các điều khoản kỷ luật, các mức độ vi phạm kỷ luật và các hình thức kỷ luật tương ứng, đồng thời phảixây dựng cơ chế khiếu nại tạo điều kiện cho việc thông tin hai chiều trong kỷ luật một cách dân chủ, công khai, công bằng với tất cả mọi người lao động.
Thứ hai là phải quy định rõ ràng trách nhiệm của người liên quan đến kỷ luật lao động, nhằm tránh tình trạng ỷ lại, thụ động, chồng chéo và đổ lỗi cho nhau khi vi phạm kỷ luật và xử lý kỷ luật. Một nguyên tắc nữa là phải thông tin đầy đủ và kịp thời các điều khoản của kỷ luật lao động đến mọi người lao động nhằm khuyến khích ý
thức tốt, tự thực hiện giữ gìn kỷ luật trong từng người lao động và kỷ luật tổ, nhóm trong các tố nhóm làm việc. Việc phố biến các điều khoản của kỷ luật lao động có thế thông qua các cuốn sổ tay hướng dẫn, giới thiệu về tố chức qua các văn bản, công văn, hợp đồng, thoả ước tập thế, hay niêm yết trên bảng thông báo của tố chức. Khi thông báo các nội dung của kỷ luật lao động, điều khôn khéo là phải thông báo được những xử phạt đối với những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, kỷ luật không được cướp đi lòng tự trọng của người lao động ở bất kỳ nơi đâu, lúc nào. Việc giải thích rõ lý do đổi với mỗi điều khoản trong kỷ luật đều là cần thiết.
Trước khi tiến hành kỷ luật cần phải tiến hành điều tra, xác minh được các vi phạm, mức độ vi phạm và các hình thức kỷ luật tương ứng đã được quy định và thông báo cho người lao động biết.
Trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt trong việc sa thải, người quản lý phải chứng minh rõ ràng người lao động đã phạm lỗi hoặc bị coi là tội phạm. Khi đã xác định rõ các sai phạm thì việc xử lý phải được thực hiện một cách nhất quán và công minh theo đúng nội quy đã đề ra. Điều này rất quan trọng bởi vì làm việc trong môi trường tập thể thì dễ nảy sinh hiện tượng lan truyền tâm lý và bầu không khí nhóm, nếu thông tin không rõ ràng và lý do bị xủ phạt không hợp lý, người lao động sẽ nảy sinh tâm trạng chán chường, có khi là sợ sệt, làm giảm ý muốn làm việc của họ.