Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của trẻ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 38)

Quan điểm hiện nay về sự phát triển trí tuệ của trẻ em cho rằng trẻ sẽ học tập hiệu quả khi chúng hứng thú, quan tâm và chủ động trong các hoạt động học tập. Việc học tập của trẻ chỉ tiến bộ khi những tri thức mà trẻ lĩnh hội được hình thành và phát triển dựa trên vốn kinh nghiệm mà trẻ có; khi trẻ có cơ hội vận dụng tri thức, kĩ năng mới hình thành vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm; từ đó mà vượt qua ngưỡng phát triển trí tuệ hiện tại.

Dạy học phát huy tính tích cực của trẻ nghĩa là dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Mục tiêu, yêu cầu và nội dung hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ. Theo đó, trong quá trình cho trẻ KPKH về MTXQ, GV giữ vai trò thiết kế và tổ chức các hoạt động; còn trẻ chủ động, tích cực, tự giác thực hiện hoạt động theo hướng dẫn của GV nhằm đạt được mục tiêu bài học.

Tính tích cực của trẻ không chỉ thể hiện ở những dấu hiệu bên ngoài (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…) mà quan trọng là thể hiện ở hoạt động tư duy bên trong. Trẻ tích cực hoạt động nghĩa là trẻ cảm nhận, tìm hiểu, khám phá và kiểm nghiệm đối tượng không chỉ bằng các giác quan mà còn bằng các thao tác của tư duy (trẻ thực hành phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát; phán đoán, suy luận,…). Để phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình cho trẻ khám phá MTXQ thông qua dạo chơi, GV cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tạo môi trường phong phú, hấp dẫn cho trẻ hoạt động (về đối tượng, về cách thức tổ chức trẻ làm quen với đối tượng,…)

- Tạo điều kiện, tạo cơ hội cho trẻ được trực tiếp tiếp xúc, trải nghiệm, thao tác với đối tượng; được tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm về đối tượng; được đưa ra các phán đoán, suy luận hay giải quyết các tình huống có vấn đề;…

- Sử dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp dạy học theo định hướng đổi mới; động viên, khích lệ trẻ tích cực tham gia hoạt động.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 38)