Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 37)

Bất kì nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nào cũng có những mục đích và yêu cầu nhất định. Với từng chủ đề, từng đề tài khác nhau thì yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đặt ra cho trẻ là khác nhau hay nói cách khác với mỗi loại bài học khác nhau thì kiến thức cần cung cấp cho trẻ cũng như kĩ năng cần rèn luyện cũng là khác nhau.

Ví dụ: Khi học về chủ đề thế giới thực vật, bài “một số loại hoa” mục đích -

yêu cầu cần đạt được cho trẻ là:

Về kiến thức: trẻ biết được tên gọi của các loại rau, nắm được đặc điểm của chúng, biết được ích lợi của hoa đối với đời sống con người.

Về kĩ năng: trẻ biết so sánh và phân loại các loại hoa theo màu sắc, hình dạng…

Khi học về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên, bài “vì sao có mưa” thì

mục đích – yêu cầu cần đạt được cho trẻ là:

Về kiến thức: Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên(gió, mây, mưa, sấm,…) và sự thay đổi của cảnh vật sau cơn mưa. Biết lợi ích, tác hại của mưa.

Về kĩ năng: phát triển khả năng quan sát, phán đoán và suy luận.

Do đó, để tổ chức khám phá MTXQ có hiệu quả, GV cần xác định rõ mục đích của từng đơn vị, nội dung bài học (mục đích của từng chủ đề, chủ đề nhánh; của từng đề tài và của từng hoạt động dạy học cụ thể). Quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ phải đảm bảo mục đích của toàn bài (từng đề tài), hướng tới mục tiêu chung của môn học và mục tiêu chung của GDMN. Ngoài ra, GV cần quan quan tâm đến việc dạy trẻ cách học mà cụ thể là cách nghĩ, cách hành động, cách khám phá MTXQ hơn là quan tâm đến khối lượng kiến thức mà trẻ thu được trong các hoạt động.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)