Nội dung khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 28)

Điều tra những thông tin có liên quan đến việc vận dụng hình thức hoạt động ngoài trời để tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ trong phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm:

- Việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay (các phương pháp và hình thức GV thường vận dụng trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ).

- Đánh giá của GV về vai trò, ý nghĩa của hình thức hoạt động ngoài trời trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ.

- Tiến trình tổ chức các hoạt động ngoài trời mà GV thường tổ chức cho trẻ ở trường mầm non

Bảng 2.1. Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng Nội dung Cách thức điều tra NCTL Phiếu điều tra Phỏng vấn GV Quan sát,dự giờ Việc tổ chức cho trẻ KPKH về

MTXQ hiện nay (các phương pháp và hình thức GV thường vận dụng trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ). (giáo án)    Việc vận dụng hình thức hoạt động ngoài trời trong tổ chức cho trẻ 4 - 5 tuổi KPKH về MTXQ ở trường mầm non.

- Đánh giá của GV về vai trò, ý nghĩa của hình thức hoạt động ngoài trời trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ.

- Tiến trình/cách thức hướng dẫn trẻ hoạt động ngoài trời trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường mầm non       2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng

Nghiên cứu tài liệu: Gồm có các công văn, chỉ thị, thông tư… của Bộ GD&ĐT,

giáo án của một số GV

Điều tra: Người nghiên cứu thiết kế các phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 6 câu hỏi,

tổng số 102 phiếu và gửi cho các GV ở các trường mầm non theo danh sách:

Stt Tên trường Địa chỉ Số phiếu

1 Trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 32 2 Trường mầm non Ngô Quyền Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 37

3 Trường mầm non Tích Sơn Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 33

Tổng số 102

( Nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1 )

Quan sát, dự giờ:

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời (gồm trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động ngoài trời), người nghiên cứu tiến hành dự giờ, quan sát các tiết học:

Stt Tên bài GV giảng dạy Trường Ngày dự

1 PTNT:Tìm hiểu về Gió Nguyễn Thị Lăng Mầm non Hoa

Sen 13/2/2012

2 PTNT: Một số loại hoa Nguyễn Thị Thu Thủy

Mầm non Hoa

Sen 1/3/2012

( Tiến trình tiết học xem phụ lục 2)

Thông qua dự giờ (kết hợp với trao đổi với GV), người nghiên cứu có những đánh giá bước đầu về thực tiễn việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời hiện nay.

Phỏng vấn:

Phỏng vấn sau dự giờ (với GV giảng dạy) về tiến trình tiết học ngoài trời và cách thức tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ KPKH về MTXQ.

Phỏng vấn GV ngoài giờ lên lớp: người nghiên cứu trao đổi trực tiếp với một số GV để thu thập các thông tin có liên quan đến việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ (theo các nội dung cần điều tra trong bảng 2.1).

Danh sách tham gia phỏng vấn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Stt Tên GV Tên trường Số năm

công tác

Ngày phỏng vấn 1 Nguyễn Thị Thu Thủy Mầm non Hoa Sen 14 10/03/2012 2 Nguyễn Thị Lăng Mầm non Hoa Sen 17 10/03/2012 3 Nguyễn Thị Tuyến Mầm non Hoa Sen 21 11/03/2012 4 Nguyễn Thị Lan Mầm non Hoa Sen 12 11/03/2012 ( Hệ thống câu hỏi phỏng vấn xem phụ lục 3 )

Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề:

- Đánh giá và nhận thức của GV về việc thực hiện chương trình hướng dẫn trẻ KPKH về MTXQ trong trường mầm non hiện nay(theo chương trình mới)

- Đánh giá và nhận thức của GV về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua các hoạt động ngoài trời ở trường mầm non.

- Việc tổ chức tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời của GV hiện nay (gồm trình tự các hoạt động và cách thức tổ chức các hoạt động ngoài trời)

2.5. Kết quả khảo sát thực trạng

2.5.1. Việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay

Về phương pháp GV thường vận dụng trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ: - Nhận xét qua phiếu điều tra:

Bảng 2.2: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ

stt Tên phương pháp Mức độ

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

SL % SL % SL %

1 Quan sát 102 100 0 0 0 0

2 Sử dụng tranh ảnh, mô hình,….. 102 100 0 0 0 0

3 Đàm thoại 102 100 0 0 0 0

4 Thuyết trình, giảng giải 84 82,4 15 14,7 3 2,9 5 Chỉ dẫn, nêu yêu cầu, nhiệm vụ 45 44,1 53 52 4 3,9 6 Sử dụng truyện, thơ, câu đố,... 13 12,7 51 50 38 37,3 7 Sử dụng bài hát, bản nhạc 96 94,1 6 5,9 0 0 8 Phương pháp trò chơi 100 98 2 2 0 0 9 Biện pháp vẽ, nặn, cắt, xé dán 0 0 3 3 99 97 10 Thí nhiệm, thực nghiệm 16 15,7 47 46 39 38,2 11 Mô hình hóa 2 2 15 14,7 85 83,3 12 Ý kiến khác:……… ………

Nhận xét: Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy phần lớn GV thường sử dụng phương pháp truyền thống như: quan sát, đàm thoại(100%), trò chơi(98%), thuyết trình, giảng giải(82,4%), sử dụng bài hát, bản nhạc(94,1%); sau đó là các phương pháp chỉ dẫn nêu yêu cầu, nhiệm vụ(44,1%), thực nghiệm, thí nghiệm(15,7%); tiếp theo là sử dụng truyện, thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ…(12,7%); cuối cùng là mô hình hóa (2%) và biện pháp vẽ, nặn, cắt, xé dán(0%).

Qua kết quả trên có thể thấy, phương pháp quan sát và đàm thoại là những phương pháp phổ biến và được vận dụng thường xuyên nhất trong việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay(100%). Điều đó chứng tỏ GV mầm non đã có phần nào nhận thức đúng đắn về việc vận dụng các phương pháp thích hợp trong tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ. Tuy nhiên, trong tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ với những sự vật, hiện tượng đa dạng, phong phú thì phương pháp chỉ dẫn, nêu yêu cầu, nhiệm vụ(44,1%) và phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm(15,7%), mô hình hóa(2%) là những phương pháp có tác dụng phát triển tư duy nhiều, kích thích ở khả năng tự khám phá, tìm tòi, hình thành ở trẻ tính độc lập, sáng tạo… lại ít được

GV sử dụng. Nguyên nhân: về phía GV: chủ yếu là do GV sợ tốn thời gian, khó

kiểm soát trẻ, nội dung hoạt động phức tạp khó tổ chức, trang thiết bị đồ dùng cầu kì không có thời gian chuẩn bị; GVchưa quan tâm đến nhu cầu và hứng thú của trẻ, không khuyến khích trẻ chủ động tìm hiểu bài học, tự phát hiện thì trẻ cũng sẽ

không có câu trả lời đúng; về phía trẻ: do trẻ vẫn có thói quen thụ động, lười tư

duy, hoạt động. Chính những điều này làm cho việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ chưa đạt hiệu quả cao.

- Nhận xét qua quan sát, dự giờ kết hợp với phỏng vấn một số GV: Phần lớn nhiều GV đã nắm được các phương pháp cơ bản trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ. Tuy nhiên, đại đa số GV vẫn chưa có sự đổi mới trong phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả học tập cho trẻ. Đa phần vẫn chỉ là những phương pháp truyền thống như: quan sát, đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.

Về hình thức GV thường vận dụng trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ: - Nhận xét qua phiếu điều tra:

stt Hình thức Mức độ Thường

xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

SL % SL % SL %

1 Tiết học 102 100 0 0 0 0

2 Hoạt động ngoài trời(dạo chơi) 102 100 0 0 0 0

3 Hoạt động góc 39 38,2 52 51 11 10,8

4 Tổ chức các ngày lễ hội 5 4,9 84 82,4 13 12,7

5 Sinh hoạt hàng ngày 102 0 0 0 0 0

6 Ý kiến khác………. Nhận xét:

Qua bảng điều tra dễ dàng nhận thấy, các hình thức trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ được GV sử dụng thường xuyên như: hình thức tiết học (100%), hoạt động ngoài trời (100%), sinh hoạt hàng ngày (100%). Các hình thức dạy học khác ít được sử dụng như: hoạt động góc(38,2%), tổ chức các ngày lễ hội(4,9%). Như vậy, phần lớn GV mầm non đã biết phối hợp các hình thức dạy học khác nhau khi cho trẻ KPKH về MTXQ. Điều này, sẽ giúp cho việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ của GV được tốt hơn.

- Nhận xét qua quan sát, dự giờ:

Qua quan sát, dự giờ một số GV mầm non cho thấy: Đại bộ phận GV mầm non chủ yếu tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hình thức tiết học và sinh hoạt hàng ngày với không gian lớp học. Trong khi đó, hoạt động ngoài trời không được tiến hành thường xuyên như kết quả điều tra qua phiếu(100%). Không những thế, cách thức tổ chức còn tiến hành qua loa, không đi sâu, không đem lại hiệu quả cao. - Nhận xét qua phỏng vấn GV:

Hầu hết GV được phỏng vấn đều cho rằng các hình thức tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay được GV vận dụng và phối hợp chưa đồng đều, thường xuyên, do nhiều nguyên nhân như: số lượng học sinh đông, điều kiện vật chất thiếu thốn, sợ tốn thời gian, kinh nghiệm tổ chức,quản lí chưa tốt, …

2.5.2 Việc vận dụng hình thức hoạt động ngoài trời trong tổ chức cho trẻ 4 - 5 tuổi KPKH về MTXQ ở trường mầm non tuổi KPKH về MTXQ ở trường mầm non

i) Đánh giá của GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoài trời trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ.

Nhận xét qua phiếu điều tra:

Qua kết quả điều tra cho thấy: 100% GV mầm non đều cho rằng hoạt động ngoài trời có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ. GV đều biết việc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ góp phần rèn luyện sức khỏe cho trẻ, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với MTXQ, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về tự nhiên, xã hội phát triển nhận thức, phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ.

Nhận xét qua phỏng vấn GV:

Qua trao đổi với một số GV ở trường mầm non Hoa Sen có thể thấy 100% GV được phỏng vấn đồng quan điểm với GV được điều tra bằng phiếu. Tất cả GV đều cho rằng việc vận dụng hình thức hoạt động ngoài trời trong tổ chức cho trẻ 4 - 5 tuổi KPKH về MTXQ ở trường mầm non là cần thiết và quan trọng. Hoạt động này sẽ tạo điều kiện thỏa mãn trí tó mò, tính ham hiểu biết và thích khám phá của trẻ; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ; tăng cường phát triển toàn diện cho trẻ.

ii) Tiến trình tổ chức hoạt động ngoài trời mà GV thường tổ chức cho trẻ ở trường mầm non.

Nhận xét qua nghiên cứu tài liệu:

Qua nghiên cứu nhiều tài liệu, có thể thấy nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm, chú ý đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non KPKH về MTXQ. Qua đó họ đã đưa ra tiến trình tổ chức hoạt động ngoài trời để GV tổ chức cho trẻ ở trường mầm non. Trong đó bộ sách “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non” của Bộ GD&ĐT đã đưa ra quy trình tổ chức hoạt động ngoài trời một cách khoa học nhất, bao gồm các bước: (1) Ổn định tổ chức và nêu yêu cầu dạo chơi; (2) Tổ chức các hoạt động dạo chơi(hoạt động có chủ đích); (3) Tổ chức cho trẻ lao động hay hoạt động theo ý thích; (4) Nhận xét, đánh giá.

Theo đó, có thể thấy các bước tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ được tiến hành một cách khoa học và hợp lí; nội dung hoạt động trong mỗi bước phù hợp và đã nắm bắt được đặc điểm và khả năng nhận thức, hứng thú của trẻ. Tuy nhiên, nội dung hoạt động trong mỗi bước của tiến trình hoạt động ngoài trời còn chưa được làm rõ, vai trò của GV, của trẻ, nội dung và cách thức tiến hành các hoạt động

cũng như những lưu ý khi tổ chức hoạt động ngoài trời còn chung chung. Điều này làm cho việc áp dụng vào thực tế cho trẻ KPKH về MTXQ trong từng chủ đề cụ thể còn bị hạn chế.

Nhận xét qua phiếu điều tra:

Qua điều tra người nghiên cứu đã tổng hợp và có kết quả như sau: 52% ý kiến GV cho rằng tiến trình tổ chức hoạt động ngoài trời mà GV thường tổ chức cho trẻ ở trường mầm non là theo quy trình có sẵn của Bộ GD&ĐT (theo quyển “ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non”). 9,8% ý kiến GV cho là quy trình tổ chức hoạt động ngoài trời khác nhau tùy thuộc vào chủ điểm nội dung hoạt động chính của ngày hôm đó. 4,9% GV đồng ý với quan điểm là các hoạt động ngoài trời được tổ chức không theo quy trình cụ thể. 33,3% ý kiến cho rằng tiến trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ luôn thay đổi để cho trẻ tiếp nhận các hoạt động ngoài trời dưới hình thức khác nhau qua đó tăng khả năng nhận thức và hứng thú của trẻ. Như vậy, phần lớn GV đã nắm được tiến trình và biết cách tổ chức các họat ngoài trời, biết làm phong phú nội dung và luôn thay đổi để tạo hứng thú học tập cho trẻ. Điều này sẽ giúp cho GV có thể phát huy được hiệu quả của

hoạt động ngoài trời với trẻ. Nhận xét qua phỏng vấn GV:

Nhìn chung phần đa GV đều tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ theo tiến trình có sẵn của Bộ GD&ĐT (theo quyển “ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non”). Tuy nhiên nội dung hoạt động ngoài trời trong từng bước không đi sâu, do nhiều vấn đề như: GV sợ tốn thời gian, khó kiểm soát trẻ, lo ngại những tình huống đáng tiếc xảy ra khi cho trẻ hoạt động, quy trình hoạt động với nhiều nội dung sẽ khó hướng dẫn, tổ chức trẻ do số lượng trẻ đông, tâm lí ngại tổ chức,… Chính những vấn đề này làm cho hoạt động ngoài trời không phát huy được hiệu quả đối với sự phát triển của trẻ.

Nhận xét qua quan sát:

Qua quan sát cách thức GV tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường mầm non, có thể dễ dàng nhận thấy được tiến trình hoạt động ngoài trời mà GV trực tiếp tổ chức cho trẻ đa phần khác nhiều so với tài liệu và nội dung đã phỏng vấn GV, cụ thể: các bước của tiến trình bị cắt xén một nửa hoặc ¼; nội dung trong mỗi bước được GV tiến hành qua loa, hời hợt, không đi sâu, không làm phong phú nội dung; tổ chức hoạt động còn cứng nhắc, chưa thực sự gây chú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ý, kích thích trẻ hoạt động tích cực; phương pháp vừa giảng, vừa hỏi, trả lời và ghi nhớ được GV sử dụng trong hoạt động làm cho trẻ mệt mỏi, nhàm chán vì lúc nào cũng nghe cô nói rồi trả lời và ghi nhớ một cách máy móc, thụ động; GV chưa linh hoạt khi tổ chức các hoạt động và phối hợp các hoạt động với nhau; chưa biết khai thác những kinh nghiệm vốn có của trẻ; thời gian cho trẻ hoạt động ngoài trời ít,…Đây chính là những thực trạng đáng báo động của việc tổ chức hoạt động ngoài trời mà GV tiến hành tổ chức cho trẻ. Chính những thực trạng này nó làm cho hoạt động ngoài trời trở thành một hoạt động tẻ nhạt, hầu như không phát huy được hiệu quả của hoạt động đối với trẻ.

Tóm lại:

Qua nghiên cứu tài liệu của một số nhà nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn GV ở một số trường mầm non thuộc khu vực Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết GV mầm non đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc cho trẻ khám phá MTXQ thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều GV chưa nắm vững quy trình, cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ thông qua dạo chơi nên chưa phát huy được những ưu thế của hình thức này với việc giáo dục trẻ.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TRONG HƯỚNG DẪN TRẺ 4 - 5 TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá MTXQ thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 28)