Việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 31)

Về phương pháp GV thường vận dụng trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ: - Nhận xét qua phiếu điều tra:

Bảng 2.2: Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ

stt Tên phương pháp Mức độ

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

SL % SL % SL %

1 Quan sát 102 100 0 0 0 0

2 Sử dụng tranh ảnh, mô hình,….. 102 100 0 0 0 0

3 Đàm thoại 102 100 0 0 0 0

4 Thuyết trình, giảng giải 84 82,4 15 14,7 3 2,9 5 Chỉ dẫn, nêu yêu cầu, nhiệm vụ 45 44,1 53 52 4 3,9 6 Sử dụng truyện, thơ, câu đố,... 13 12,7 51 50 38 37,3 7 Sử dụng bài hát, bản nhạc 96 94,1 6 5,9 0 0 8 Phương pháp trò chơi 100 98 2 2 0 0 9 Biện pháp vẽ, nặn, cắt, xé dán 0 0 3 3 99 97 10 Thí nhiệm, thực nghiệm 16 15,7 47 46 39 38,2 11 Mô hình hóa 2 2 15 14,7 85 83,3 12 Ý kiến khác:……… ………

Nhận xét: Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy phần lớn GV thường sử dụng phương pháp truyền thống như: quan sát, đàm thoại(100%), trò chơi(98%), thuyết trình, giảng giải(82,4%), sử dụng bài hát, bản nhạc(94,1%); sau đó là các phương pháp chỉ dẫn nêu yêu cầu, nhiệm vụ(44,1%), thực nghiệm, thí nghiệm(15,7%); tiếp theo là sử dụng truyện, thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ…(12,7%); cuối cùng là mô hình hóa (2%) và biện pháp vẽ, nặn, cắt, xé dán(0%).

Qua kết quả trên có thể thấy, phương pháp quan sát và đàm thoại là những phương pháp phổ biến và được vận dụng thường xuyên nhất trong việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay(100%). Điều đó chứng tỏ GV mầm non đã có phần nào nhận thức đúng đắn về việc vận dụng các phương pháp thích hợp trong tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ. Tuy nhiên, trong tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ với những sự vật, hiện tượng đa dạng, phong phú thì phương pháp chỉ dẫn, nêu yêu cầu, nhiệm vụ(44,1%) và phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm(15,7%), mô hình hóa(2%) là những phương pháp có tác dụng phát triển tư duy nhiều, kích thích ở khả năng tự khám phá, tìm tòi, hình thành ở trẻ tính độc lập, sáng tạo… lại ít được

GV sử dụng. Nguyên nhân: về phía GV: chủ yếu là do GV sợ tốn thời gian, khó

kiểm soát trẻ, nội dung hoạt động phức tạp khó tổ chức, trang thiết bị đồ dùng cầu kì không có thời gian chuẩn bị; GVchưa quan tâm đến nhu cầu và hứng thú của trẻ, không khuyến khích trẻ chủ động tìm hiểu bài học, tự phát hiện thì trẻ cũng sẽ

không có câu trả lời đúng; về phía trẻ: do trẻ vẫn có thói quen thụ động, lười tư

duy, hoạt động. Chính những điều này làm cho việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ chưa đạt hiệu quả cao.

- Nhận xét qua quan sát, dự giờ kết hợp với phỏng vấn một số GV: Phần lớn nhiều GV đã nắm được các phương pháp cơ bản trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ. Tuy nhiên, đại đa số GV vẫn chưa có sự đổi mới trong phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả học tập cho trẻ. Đa phần vẫn chỉ là những phương pháp truyền thống như: quan sát, đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.

Về hình thức GV thường vận dụng trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ: - Nhận xét qua phiếu điều tra:

stt Hình thức Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

SL % SL % SL %

1 Tiết học 102 100 0 0 0 0

2 Hoạt động ngoài trời(dạo chơi) 102 100 0 0 0 0

3 Hoạt động góc 39 38,2 52 51 11 10,8

4 Tổ chức các ngày lễ hội 5 4,9 84 82,4 13 12,7

5 Sinh hoạt hàng ngày 102 0 0 0 0 0

6 Ý kiến khác………. Nhận xét:

Qua bảng điều tra dễ dàng nhận thấy, các hình thức trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ được GV sử dụng thường xuyên như: hình thức tiết học (100%), hoạt động ngoài trời (100%), sinh hoạt hàng ngày (100%). Các hình thức dạy học khác ít được sử dụng như: hoạt động góc(38,2%), tổ chức các ngày lễ hội(4,9%). Như vậy, phần lớn GV mầm non đã biết phối hợp các hình thức dạy học khác nhau khi cho trẻ KPKH về MTXQ. Điều này, sẽ giúp cho việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ của GV được tốt hơn.

- Nhận xét qua quan sát, dự giờ:

Qua quan sát, dự giờ một số GV mầm non cho thấy: Đại bộ phận GV mầm non chủ yếu tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hình thức tiết học và sinh hoạt hàng ngày với không gian lớp học. Trong khi đó, hoạt động ngoài trời không được tiến hành thường xuyên như kết quả điều tra qua phiếu(100%). Không những thế, cách thức tổ chức còn tiến hành qua loa, không đi sâu, không đem lại hiệu quả cao. - Nhận xét qua phỏng vấn GV:

Hầu hết GV được phỏng vấn đều cho rằng các hình thức tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay được GV vận dụng và phối hợp chưa đồng đều, thường xuyên, do nhiều nguyên nhân như: số lượng học sinh đông, điều kiện vật chất thiếu thốn, sợ tốn thời gian, kinh nghiệm tổ chức,quản lí chưa tốt, …

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 31)