Quy trình tiến hành hoạt động ngoài trời

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 26)

i) Chuẩn bị

- Xác định mục đích, yêu cầu của buổi dạo chơi

- Xác định nội dung, cách thức tổ chức, tiến hành buổi dạo chơi

- Xác định không gian, thời gian của buổi dạo chơi; chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi có liên quan đến nội dung, yêu cầu của buổi dạo chơi

ii ) Tiến hành

Bước 1: Ổn định tổ chức và nêu yêu cầu của buổi dạo chơi

- Cho trẻ ra địa điểm chơi và tập trung trẻ.

- Nêu yêu cầu của buổi dạo chơi cho trẻ để trẻ chủ động định hướng được hoạt động cần làm trong buổi dạo chơi

Bước 2: Tổ chức các hoạt động dạo chơi (hoạt động có chủ đích)

- GV cho trẻ quan sát, tri giác các đối tượng theo yêu cầu của buổi dạo chơi. Trong đó quan sát là hoạt động chủ đạo.

- Cho trẻ tìm hiểu, khám phá về đặc điểm của đối tượng cần quan sát; so sánh, phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu đặc trưng (màu sắc, hình dạng,…); kết hợp sử dụng hệ thống câu hỏi ngắn gọn để hướng dẫn trẻ tri giác và hiểu sâu sắc hơn về đối tượng; tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, thực hành về đối tượng.

Bước 3: Tổ chức cho trẻ lao động hay hoạt động theo ý thích (GV linh hoạt lựa

chọn các nội dung kết hợp sau):

- Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp với chủ điểm và yêu cầu của bài (trò chơi thả đỉa ba ba, kéo co, cây cao - cỏ thấp,…)

- Tổ chức cho trẻ lao động: nhặt lá cây trong sân trường, lau lá cây, nhổ cỏ, tưới nước; cho chim ăn,…

- Tổ chức cho trẻ hoạt động tự do theo ý thích như: chơi với thiên nhiên vô sinh (cát, nước, sỏi, đá,…), chơi với các vật liệu thiên nhiên (cành cây, hột, hạt,…), ngồi trò chuyện với cô và các bạn về chủ điểm mình đang học,…

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét tinh thần và thái độ của trẻ trong buổi dạo chơi

- Động viên, khích lệ trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong những buổi dạo chơi lần sau.

Nhận xét:

Như vậy, qua việc tìm hiểu mục tiêu và nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ở trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGN nói riêng, tác giả nhận thấy được việc cho trẻ KPKH về MTXQ là rất cần thiết và quan trọng.

Thông qua dạo chơi, trẻ sẽ được trực tiếp tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng đang tồn tại và diễn ra xung quanh trẻ thuộc (các hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật, các mối quan hệ xã hội,…). Điều này góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo có nhu cầu nhận thức rất cao về thế giới xung quanh; trẻ tò mò, ham tìm hiểu, thích khám phá và thường đặt các câu hỏi khi được tiếp xúc với các đối tượng. Việc được trực tiếp tiếp xúc, khám phá các sự vật, hiện tượng thông qua các hoạt động ngoài trời giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức; hình thành ở trẻ những rung cảm, xúc cảm thẩm mĩ mạnh mẽ, tạo cho trẻ niềm say mê và sự thích thú. Nói cách khác, đây là một trong những hình thức giáo dục hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu môn học nói riêng và mục tiêu giáo dục mầm non nói chung.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 4 - 5 TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời ở trường mầm non (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)