Nguồn gốc giới hạn trong tiếp nhận sáng tác nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Giới hạn của sự diễn giải văn bản văn học qua lịch sử tiếp nhận sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 92)

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Nguồn gốc giới hạn trong tiếp nhận sáng tác nguyễn Huy Thiệp

khiến cho dư luận thôi gay gắt. Từ tác phẩm đầu tiên trình làng cho tới hiện tại độc giả và giới nghiên cứu vẫn còn đang tốn nhiều bút mực và tâm huyết trong hành trình tiếp nhận sáng tác của ông. Có người khen ngợi tột bậc nhưng cũng có người chê bai không tiếc lời. Vậy sở dĩ có sự khen chê trái chiều ấy là do đâu?

3.2.1. Ảnh hưởng của chuẩn thẩm mĩ và tầm đón đợi truyền thống

Có thể hiểu tầm đón đợi truyền thống chính là khả năng tiếp nhận của người đọc hay có thể hiểu là năng lực của người tiếp nhận đã có sẵn, là hệ quy chiếu thuộc về kinh nghiệm văn học của những người đọc bị ảnh hưởng, chi phối của tư tưởng kinh điển và tôn giáo, những chuẩn mực thẩm mĩ truyền thống đến thế giới quan, nhân sinh quan của người đọc.

Văn học trước 1975 từ đề tài, chủ đề, tư tưởng đều nhằm mục đích phục vụ cách mạng, tuyên truyền cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, văn học như những hình mẫu đạo đức đã được mặc định từ trước. Hay nói khác đi văn học giai đoạn này quá chú trọng đến mô hình phản ánh hiện thực, nhấn mạnh vai trò của khách thể mà đã lược qua, coi nhẹ vai trò của chủ thể tiếp nhận. Văn học trước đổi mới chỉ quan tâm tới việc hiện thực được phản ánh trong tác phẩm văn học như thế nào? Phần đa độc giả cho rằng một tác phẩm chỉ được coi là có giá trị khi nó phản ánh được một cách chân thực hiện tại cuộc sống đang diễn ra. Có thể nói đó là mô hình phản ánh hiện thực một cách thô thiển mà trong một thời gian khá dài có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sáng tác cũng như tiếp nhận văn chương. Chính bởi thế khi sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, một bộ phận của cộng đồng diễn giải chĩa mũi nhọn vào ông, phản ững dữ dội vì tác phẩm của ông mới quá, lạ quá. Độc giả cho rằng Nguyễn Huy Thiệp chối bỏ hiện thực, quay lưng lại với cuộc sống hàng ngày. Họ mới bước qua thời kì văn học sử thi chưa lâu, họ còn chưa quên mùi khói súng bom đạn, ngày hôm qua họ vẫn còn thấy những Tnú,

những Nguyệt hi sinh hạnh phúc và cuộc sống cá nhân mình vì đất nước, ánh lên vẻ đẹp trong ngần không tì vết “Qua làn ánh đèn tù mù của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh, tôi kịp nhận thấy vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt…tiếng máy bay ầm ầm. Tôi vứt vòng dây xích nặng trĩu trên tay, chạy nhào về phía xe. Vừa chạy được hai bước, tôi đã bị Nguyệt túm lấy kéo tôi trở lại. Nhanh và khỏe hết sức, Nguyệt đẩy tôi ngã vào giữa một vật gì rất cứng và sâu. Nghe hơi thở và

tiếng nói của Nguyệt rất bình tĩnh: “Chúng đánh tọa độ đấy””. Vậy mà hôm

nay trong những trang văn của Nguyễn Huy Thiệp họ lại thấy những ông “tướng về hưu” bất lực, khổ đau, lạc lõng; họ lại thấy những Quang Trung, Gia long bê tha, nhếch nhác, vương vấn chuyện ân ái lả lơi, những người anh hùng lẫm liệt oai phong bỗng chốc gần như trở nên đối lập “Nhà vua vào phòng Ngô Thị Vinh Hoa, mở cửa ra thấy Vinh Hoa bị trói, trên người không có mảnh vải che. Gia nhân thưa rằng Hoàn muốn làm nhục Vinh Hoa nhưng nàng không chịu, nhà vua rất thương xót. Nhà vua đến gần, thấy Vinh Hoa đẹp quá, bỗng nhiên xây xẩm mặt mày. Nước thơm từ cung Vinh Hoa tiết ra

thơm ngát như mùi hoa sữa. Nhà vua thở dài, ngã quay ra đất, ngất lịm đi”,

và họ chưa có sự chuẩn bị tâm lí để chấp nhận điều đó. Trong tâm thức họ luôn phân biệt rạch ròi ranh giới giữa tốt – xấu, trắng – đen, cao thượng – thấp hèn…nên họ chưa quen, chưa thích nghi được với hiện thực mới, cách viết mới là thực chất con người tồn tại ở trạng thái đa chiều, nhiều vẻ.

Tựu chung lại, sau đổi mới sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp khá bất ngờ, một bộ phận bạn đọc không khỏi giật mình bởi sự bất ngờ và những cách tân táo bạo mà Nguyễn Huy Thiệp mang lại. Trong khi đó cả một thời gian dài văn học gạt bỏ cái tôi để hướng tới cái ta, gạt bỏ cái riêng để cái chung là duy nhất, một thời gian dài người ta coi văn học chân chính phải là văn học tuyên truyền, cổ vũ và xoay quanh những giá trị khuôn phép đạo đức hàng

ngàn năm của dân tộc. Trái lại với những điều đó là nhạo báng, là chống đối và tiêu cực. họ chưa thể theo kịp chuẩn thẩm mĩ mới, chưa nhìn nhận con người và sự việc ở nhiều khía cạnh, nhiều góc khuất phức tạp mà trước kia văn học vì nhiều lí do chưa có điều kiện đề cập tới. Tầm đón đợi của họ vẫn đang dừng lại ở những thói quen truyền thống. Vì lẽ đó họ phản ứng, chê bai, không đồng tình. Đó cũng là một hiện thực không quá khó hiểu.

3.2.2. Quan niệm văn chương và đề tài mới lạ

Trong các bài phê bình đã được công bố hoặc trong các bài phỏng vấn, Nguyễn Huy Thiệp có nhiều dịp bày tỏ những quan niệm của mình về văn chương. Đến với những trang viết của Nguyễn Huy Thiệp, người đọc có thể ít nhiều nhận ra những quan niệm về văn chương mà ông ngầm kí thác trong đó. Không thành những tuyên ngôn, Nguyễn Huy Thiệp cứ lặng lẽ, bình thản để cho nhân vật của mình bàn luận về văn chương nhiều hơn là việc chính ông tự đưa ra những lời phát biểu trực tiếp.

Ở giai đoạn văn học 1930 – 1945 trước đây, độc giả đã quen với những quan niệm sắc sảo, súc tích của Nam Cao về văn chương qua mảng đề tài viết về người trí thức ngắn tập trung thể hiện rõ nét nhất những quan niệm văn chương của Nam Cao là Sống mòn, Giăng sáng, Đời thừa. Những lời phát biểu hùng hồn của ông đã hằn tạc vào sâu trong trí nhớ người đọc để trở thành những tuyên ngôn bất hủ “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia,

thoát ra từ những kiếp lầm than”. (Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao). Hay ở

giai đoạn sau một chút, người đọc lại thấy rất hợp lí Nguyễn Minh Châu cũng đưa ra những quan niệm văn chương mang tính chất phục vụ cộng đồng, phục vụ sự nghiệp giải phóng đất nước như: “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người

người. Tất nhiên là con người không tách rời sự kiện chiến tranh”.

Với Nguyễn Huy Thiệp, tất cả không đơn giản và rành mạch như vậy. Trong truyện ngắn của mình, nhà văn để cho nhân vật phát ngôn về văn chương, và tất cả làm nên những cái nhìn từ nhiều lăng kính khác nhau, không đơn nhất mà đa dạng, phức tạp: “văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống, có thứ văn chương sửa mình, có thứ văn

chương trốn đời, trốn việc, lại có thứ văn chương làm loạn” (Giọt máu) có

lúc văn chương “là thứ bỉ ổi nhất” (Chút thoáng Xuân Hƣơng), nhưng cũng có khi lại “có cái gì từa tựa lẽ phải” (Giọt máu). Để nhân vật đối thoại với nhau như vậy về văn chương, dường như Nguyễn Huy Thiệp muốn nói rằng, văn chương là một thế giới đầy bí ẩn để con người phải lặn ngụp trong hành trình tìm kiếm, có khi là đi tìm suốt cả cuộc đời. Nhưng đặc biệt, có lẽ ông muốn bình thường hóa văn chương bằng cách nhìn, cách nói suồng sã. Khác Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp không mớm cho người đọc một chân lí nào, ngay cả khi sách đã được gấp lại. Cái ông đem đến cho người đọc chính là sự hoài nghi về chân lí. Và với những độc giả đã quen với tâm thế đón chờ chân lí, người ta sẽ trở nên lạ lẫm trước trang văn của ông. Vì vậy, thậm chí có người còn vội vàng kết cho ông biết bao nhiêu thứ tội.

Quan niệm về văn chương của Nguyễn Huy Thiệp, trước hết được nhà văn kí thác qua những phát ngôn của các nhân vật. Trong truyện Chút Thoáng Xuân Hƣơng, tri huyện Thặng từng ngạo mạn tuyên bố: “Hách chứ … không hách để văn chương các chú làm loạn à? Văn chương là miếng đất

nghịch”. Theo Thặng, văn chương có thể “làm loạn” – nó làm loạn trong tiềm

thức của con người – một cuộc nổi loạn mà không có một thế lực nào có thể dập tắt được. Nghĩa là bản thân nó hàm chứa một sức mạnh ghê gớm. Những con người đầy quyền uy như Thặng dù bề ngoài luôn tỏ ra cứng rắn nhưng thật ra hắn cũng rất khiếp sợ. Cái “hách” ấy suy cho cùng là một sự lên gân để

Thặng che dấu nỗi sợ mà thôi. Cùng chung suy nghĩ và tâm trạng với tri huyện Thặng, Nguyễn Phúc Ánh trong Kiếm sắc cũng đã từng giảng giải về văn chương, chữ nghĩa trong một nỗi ghét sợ vô hình: “Ta cứ ghét bọn chữ nghĩa thôi. Chữ nghĩa chúng nó thối lắm, nguỵ biện, xảo trá, tinh vi … hành tung chúng ta chẳng lo. Toàn lũ ốm o như dòi chồ, hèn mọn cả. Chúng nó quen tỉ tê với chữ nghĩa sẽ coi ta là vô đạo, không có tâm thế. Rửa đầu chúng

nó, ta mệt lắm”. Nói là “chẳng lo” nhưng lại muốn “rửa đầu óc chúng nó”,

tức là Ánh cũng rất sợ, sợ sức mạnh vô hình của văn chương cũng như sợ những kẻ có khả năng sở hữu thứ “vũ khí” lợi hại này. Vì lo không trị được những kẻ sai khiến được văn chương nên Ánh đã cho Lân - một tay chân tin cẩn nhất - đi chiêu mộ các danh sĩ Bắc Hà. Trong truyện Quan âm chỉ lộ, Nguyễn Huy Thiệp lại để cho các nhân vật của mình bàn luận về văn chương với nhau. Anh Lai - vụ trưởng một vụ, trong một cuộc chuyện trò chuyện với một nhà văn đàn em đã nói: “Chú là ai? Tại sao chú lại viết ra những thứ làm cho người ta dằn vặt lòng mình? Chú có quyền gì? Ai cho chú cái quyền năng ấy? Tư cách chú tôi gạt sang một bên. Tôi không hiểu vì sao mọi người lại vị nể một người như chú? Ở chú có phẩm chất gì? Cao thượng ư? Không phải! Nghiêm cẩn ư? Cũng không phải nốt. Tôi chỉ nhận ra ở chú dục vọng hão huyền và khả năng đánh thức cái dục vọng ghê gớm ấy ở mỗi người. Điều đó là tốt ư? Không phải? Xấu ư? Không phải! Từ bản chất tôi vừa căm ghét vừa

sợ hãi, cảm phục những người như chú”. Trong mạch đối thoại mà người đọc

ngỡ như đang xem một lời độc thoại, hay nói đúng hơn, đoạn văn trên là sự đối thoại của nhân vật với chính mình. Hầu như tất cả mọi vấn đề được nêu ra đều tồn tại ở dạng câu hỏi. Hỏi nhà văn, nhưng chính anh Lai lại trả lời. Và qua những lời anh Lai nói, người đọc có thể hiểu: văn chương là thứ có thể làm ta “dằn vặt”, không những vậy, nó còn “có khả năng đánh thức cái dục

anh Lai hay chính chúng ta cũng sẽ phải hoài nghi. Phải chăng vai trò của văn chương đang nằm trong một ranh giới rất mỏng manh giữa nhân văn và giả dối, giữa việc nói lên sự thật và thoá mạ con người.

Xen lẫn với những lời phát biểu của các nhân vật về văn chương là những lời tác giả xen vào câu chuyện, như một thứ “trữ tình ngoại đề”. Cuối truyện Kiếm sắc, Nguyễn Huy Thiệp không kìm được, đã lên tiếng vào: “công

việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa”. Câu nói ấy cho

thấy Nguyễn Huy Thiệp ý thức sâu sắc về nghề văn, và ông thường xuyên tự vấn. Vì thế, mỗi trang viết của ông như một sự trăn đi trở lại, như một sự dằn vặt chính mình: “Ở trường đại học tôi đã thuyết giảng về sự vô minh của con người và thế giới, lòng khao khát của cá nhân tôi với cuộc sống mà thượng đế đã ban cho. Giờ nhớ lại những điều tôi nói hôm ấy thật xa xỉ và phù phiếm,

thậm chí dối trá” (Quan âm chỉ lộ). Từng mang khuôn mặt của một kẻ kiêu

ngạo, cô đơn, Nguyễn Huy Thiệp đã ý thức được nỗi cô đơn tột cùng trong sáng tạo. Viết văn không chỉ là một công việc khiến nhà văn đối mặt với sự nhàm chán, “buồn tẻ” mà còn hơn thế nữa. Trong truyện ngắn Giọt máu, ông đã từng thốt lên đau đớn: “thằng bé mơ hồ hiểu rằng học đòi văn chương là nó bước vào một cõi mà ở đấy, nó không thể nương tựa vào bất cứ thứ gì,

ngoài bản thân nó”. Không được nương tựa vào bất cứ thứ gì đồng nghĩa với

việc nhà văn phải đối diện với “một khối cô đơn khổng lồ”. Nguyễn Huy Thiệp cô đơn trong sáng tạo, cô đơn để sáng tạo. Ông chấp nhận sự cô đơn để được là mình. Chấp nhận cô đơn, dấn thân vào một cuộc “hành xác” tự nguyện, để tìm ra nghĩa lí của cuộc đời nhưng cũng có lúc chính Nguyễn Huy Thiệp lại chua chát nhận ra sự bất lực của ngôn từ (một phương tiện đặc thù của văn chương) trước việc thể hiện những nỗi đau nhân thế:

Tôi nghĩ về sự đơn giản của ngôn từ

Mà nỗi nhọc nhằn đầy mặt đất Sự vô nghĩa trắng trợn đầy mặt đất Những số phận hiu hắt đầy mặt đất Bao tháng ngày trôi đi

Bao kiếp người trôi đi

Sự khéo léo của ngôn từ nào kể được”.

(Thƣơng nhớ đồng quê) Là một nhà văn chân chính, Nguyễn Huy Thiệp rong ruổi kiếm tìm gần như cả cuộc đời mình trên cánh đồng chữ nghĩa. Tuy vậy, ít khi ông đưa ra những phát biểu có tính chất rạch ròi. Dưới đây là một trong số những định nghĩa hiếm hoi và khác thường của Nguyễn Huy Thiệp: “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa. Đó là

chí thánh” (Giọt máu). Với lời phát biểu này, nhiều người đã phê phán

Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng ông đã mất đi cái tâm của một người cầm bút, đã nhẫn tâm nhấn văn chương – một thứ vốn được coi là rất cao quý, đẹp đẽ – xuống bùn. Nhưng, hơn bao giờ hết, với quan niệm ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự dấn thân, đã bất chấp hết, không chỉ “ngập” trong bùn ông còn còn

sục tung” thứ bùn đen ấy lên để tìm ra nghĩa lí của cuộc đời. Từ “bùn

chuyển thành “bướm và hoa” là một sự lột xác đầy phiêu lưu, mạo hiểm. Nguyễn Huy Thiệp đã tự nguyện chấp nhận sự thực đau đớn này để làm tròn thiên chức cao cả của một người cầm bút có lương tâm và trách nhiệm.

Như vậy, những quan niệm về văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp, dù được kí thác qua phát ngôn của nhân vật, hay là chính những phát ngôn trực tiếp của tác giả, dù bề ngoài có vẻ thiếu nhất quán thì sâu bên trong mạch nguồn của nó vẫn có sự thống nhất. Văn chương mà Nguyễn Huy Thiệp đã lựa chọn là thứ văn chương dấn thân. Tuy nhiên chính sự bất chấp cô đơn, chính quan điểm dấn thân để sáng tạo, dấn thân để được là chính mình lại

khiến cho độc giả không hài lòng khi đọc văn Nguyễn Huy thiệp. Họ thấy ông dị quá, họ không cho rằng ông đi sâu vào tâm hồn và cuộc sống của con người, phát hiện ra cuộc đời con người có những mảng sáng tối là thực chất ông đang quan tâm đến nhân thế, muốn cảnh tỉnh để con người có thể sống với nhau, sống với chính mình tốt hơn, mà họ cho rằng ông đang tô vẽ một

Một phần của tài liệu Giới hạn của sự diễn giải văn bản văn học qua lịch sử tiếp nhận sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)