Vài nét về quá trình tiếp nhận Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Giới hạn của sự diễn giải văn bản văn học qua lịch sử tiếp nhận sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 81)

7. Đóng góp của luận văn

2.3. Vài nét về quá trình tiếp nhận Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng thú vị của văn học Việt Nam sau 1975. Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện và ngay lập tức gây được tiếng vang không chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài. Nhìn từ phương diện xã hội học văn học, vấn đề nhà phê bình – người đọc (độc giả) và thị hiếu văn học ngày càng được quan tâm nhiều hơn, sâu sắc hơn. Rõ ràng thị hiếu là một phương diện quan trọng trong toàn bộ đời sống văn học. Tuy nhiên, khi nói tới thị hiếu là nói tới sở thích riêng, người này thích tâm sự u hoài lắng đọng; người kia thích nhí nhảnh, hài hước; người khác lại hứng thú với sự li kì, viễn tưởng, lại có người thích thẳng thắn, suồng sã, dung tục…Theo dõi suốt thế kỉ XX, chúng ta dễ dàng nhận thấy Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện và trở thành một hiện tượng của sáng tạo văn học, nhưng đồng thời đi kèm với đó là hiện tượng, là đối tượng của những cuộc trao đổi, tranh luận có khi quyết liệt gay gắt giữa những người đọc, người phê bình, thậm chí trong chính giới sáng tác. Nguyễn Huy Thiệp chính thức xuất hiện trên văn đàn với tập truyện ngắn “Tƣớng về hƣu” bao gồm mười truyện được viết theo phong cách “giả cổ

tích” (chữ của giáo sư Đặng Anh Đào) là: Trái tim hổ, Con thú lớn nhất,

Nàng Bua, Tiệc xòe vui nhất, Sói trả thù, Đất quên, chiếc tù và bị bỏ quên, Sạ, Nạn dịch, Nàng Sinh và chùm truyện “Những ngọn gió Hua Tát”, 9 truyện ngắn mang đậm màu sắc truyền kì: Tâm hồn mẹ, Huyền thoại phố phƣờng, Chảy đi sông ơi, Tƣớng về hƣu, Muối của rừng, Thoáng chút sông Hƣơng, Giọt máu, Không có vua, Con gái thủy thần,

Nguyễn Huy Thiệp dường như tạo nên cơn sóng gió, “cuồng phong” trong đời sống văn chương.

Ngay sau khi tập truyện ngắn Tƣớng về hƣu được in một năm thì lập tức xuất hiện tập sách Nguyễn Huy Thiệp – tác phẩm và dư luận, trong đó có tuyển những bài phê bình, trao đổi tiêu biểu về Nguyễn Huy Thiệp. Hơn mười

năm sau, tập sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn đã đóng vai trò tổng hợp hầu hết các tiểu luận, nghiên cứu, các bài phê bình, tranh luận, trao đổi liên quan đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tập sách này gồm 54 mục bài tập hợp và khái quát những ý kiến bình luận cơ bản nhất xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Có thể thấy rõ hai luồng ý kiến chính: một phía thiên về phản ứng, thậm chí phê phán quyết liệt “ngòi bút của anh Thiệp đúng là của hiếm. Của hiếm của một tài năng đồng thời cũng là của hiếm của một bệnh lí, sự vội vã định hình, sự bôc lộ sâu sắc tâm lí chủ đạo là chối bỏ và phản kháng, lật đổ và hạ bệ mọi thần tượng” (Mai Ngữ); “xô ngã thần tượng” (Vũ Phan Nguyên); “bắn súng lục vào quá

khứ” (Nguyễn Thúy Ái). Còn một phía thì hân hoan, nồng nhiệt chào đón,

như hiểu được dòng chủ lưu nên đánh giá cao và nhiệt tình ủng hộ: “lâu lắm rồi văn học Việt Nam mới xuất hiện một hiện tượng như Nguyễn Huy Thiệp. Hi vọng chúng ta sẽ còn được đọc nhiều tác phẩm hay hơn nữa của anh. Có điều là mong anh đầy đủ bản lĩnh để đứng vững trước những lời chê bai. Và

cả những lời khen” (Diệp Minh Tuyền); “Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như

một tài năng, ngày càng có nhiều sự bàn cãi” (Nguyễn Văn Bổng); “Tôi thấy

Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với một giọng điệu mới, một bút pháp sắc gọn,

trẻ trung, rất thích”(Hồ Phương)…Xung quanh Nguyễn Huy Thiệp luôn song

song tồn tại hai quá trình: Nguyễn Huy Thiệp cứ viết, mỗi tác phẩm của ông là một sự kiện và giới văn học, cả công chúng đọc rồi lại bàn luận không ngớt, tán thưởng hoặc chê bai. 54 bài tập hợp trong cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy

Thiệp” ước tính chỉ là 1/3 số bài viết đã đăng trên các báo, tạp chí khắp nơi về

tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp trong suốt những năm qua. Trong số các bài viết đó có sự góp mặt của 45 độc giả đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, có nhiều người góp mặt ở hơn một bài viết, bài phê bình, tranh luận như: Đỗ Văn Khang (4 bài): Có một cách đọc “Vàng lửa”, “Sự mơ mộng và

nghiêm khắc” trong truyện ngắn “Phẩm tiết”, Đoản thiên về truyện “Nguyễn Thị Lộ” của Nguyễn Huy Thiệp, Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng

sa sút; Đặng Anh Đào (3 bài): Khi ông “Tướng về hưu” xuất hiện, Kiếp luân

hồi của Nguyễn Trãi qua “Nguyễn Thị Lộ’, Biển không có thủy thần;

T.N.Philimonova (3 bài): Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp như hình mẫu các truyền thuyết văn học, Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp,

Lịch sử Việt Nam qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Điều này cho thấy,

ngoài thực tế sự phản hồi của công chúng, sự quan tâm tiếp nhận của họ đối với Nguyễn Huy Thiệp còn lớn hơn rất nhiều những con số hữu hạn này. Bởi bất kì người đọc nào cũng có quyền đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về văn bản tác phẩm mà họ tiếp cận. Đồng thời ở mỗi loại hình độc giả, ý kiến phản hồi của họ cũng dừng lại ở những cấp độ khác nhau. Thông thường quan điểm nhìn nhận, đánh giá của lớp độc giả cao cấp, chuyên nghiệp được coi là khách quan và thuyết phục nhất, tiếp đến là những phát hiện, đánh giá của lớp người đọc trung gian. Còn người đọc công chúng tồn tại như chủ thể đọc tất yếu, đông đảo nhưng sự phản hồi và giá trị đóng góp lại ít có tầm ảnh hưởng sâu rộng như hai loại hình trên. Con đường tiếp nhận của họ thường dừng lại ở những cảm thụ, phản ứng tâm lí rất cảm tính: thích – không thích, khen rành mạch – chê không tiếc lời. Chẳng hạn trong bài viết “Viết như thế cũng là một

cách bắn súng lục vào quá khứ”, đăng trên báo Văn Nghệ, số 35, 20/08/1988,

Nguyễn Thúy Ái có đoạn viết “Trước đây đọc “Tướng về hưu” tôi rất tin tưởng vào tài năng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Tiếp đến “Kiếm sắc”, “Vàng lửa” tôi vẫn thấy hay nhưng cảm thấy có một điều gì không lành

mạnh. Đọc đến “Phẩm tiết’ thì tôi chịu”. Tiếp theo trong bài viết của ông là

một loạt những lời chỉ trích, bất bình về những gương mặt ông cho là dị dạng mà Nguyễn Huy Thiệp xây dựng lên trong sáng tác của mình. Thậm chí tác giả này còn tố cáo nhà văn “xúc phạm nghiêm trọng đến lịch sử và người

đọc” và đề nghị nhà văn “đừng làm hại thẩm mĩ lành mạnh của người đọc”.

Tác giả Trung Phương trong bài viết “Chữ nghĩa với tâm hồn” cũng tỏ ra bực dọc, khó chịu, bất bình: “chữ nghĩa cũng khá ầm ĩ, nhưng bản thân sự “lăng xê” che đậy một mánh khóe giả trá, thiển cận, nịnh đời, bợ đỡ một lẽ nào đó hòng cứu cánh. Hoặc tự bốc mình lên nhờ vào cái mốt văn chương của người khác. Có người nhân danh văn học, phỉ báng tổ tông, phủ định ảnh hưởng của văn hóa cùng sự lắng đọng của nó, bạo miệng kiểu ấy chỉ là dị dạng, quếnh quáng trong một quốc gia có một nền văn hiến…Do tính kiêu căng, mù quáng, hỗn xược trong ứng xử, có người cầm bút đại ngôn rằng: Nguyễn Du

là một khuôn mặt nhầu nát bởi sự “hiếp dâm” của văn hóa Trung Hoa” ,

thậm chí ông còn không giữ được bình tĩnh – có lẽ thế khi nói rằng: “thế mà ngày nay có người đã thả ra thứ mùi văn học oán thán cuộc chiến tranh giữ nước, tuyệt vọng trước hiện thực đời thường, xác lập ra những hình tượng làm tan rã ý chí, nghi ngờ sự hi sinh cao cả. Có nhà văn miêu tả lá cờ tích tụ hồn thiêng dân tộc đang bay ngang với thứ đồ lót của đàn bà, và ở dưới đất bọn người nham nhở, ngửa mặt lên cười, trông theo hình ảnh đó đang bay”[40, 434-437]. Nói như vậy không có nghĩa là cứ ca tụng, tung hô, khen ngợi mới là độc giả chuyên nghiệp, mà sự khác biệt ở đây chính là tính khách quan và thái độ đánh giá bình tĩnh, tế nhị trong nghiên cứu văn học. Chẳng hạn bài viết của Vũ Phan Nguyên, bề ngoài chỉ là một bài phân tích, cảm thụ văn học thông thường. Nhưng qua việc bóc tách lần lượt các tầng ý nghĩa của tác phẩm, người viết không chỉ chỉ ra các khả năng về nghĩa của sáng tác mà còn đặc biệt chú tâm đến những “hiểu lần tất yếu” của công chúng khi tiếp nhận Phẩm tiết: “Tại sao “Phẩm tiết” bắt vua chết không nhắm mắt chỉ vì chưa được thành thân với Vinh Hoa? Quang Trung mà thế này ư? Nếu tôi tin Nguyễn Huy Thiệp với những lời văn của anh thì hóa ra vua chúa cũng dung tục như mọi người tầm thường khác…Nhưng tôi vẫn cố hiểu Vinh Hoa của

thiệp chính là cái đẹp, thần tương của anh là cái đẹp vĩnh hằng, bất tử. Thông điệp sau cùng, điều anh muốn gửi tới người đọc là bi kịch trần gian, là trò chơi của con tạo… Tiếc cho Nguyễn Huy Thiệp, anh sẽ mất hết cảm tình của đa số bạn đọc nóng vội, sẽ chịu sự phẫn nộ chính đáng của những nhà sử học và những ai ngưỡng mộ danh nhân đất nước, sẽ bị bạn làng văn trách cứ một kết thúc gượng ép, sẽ gánh chịu lời phê phán của những nhà ngôn ngữ học

rằng nhân vật lịch sử không biết nói bằng tư duy hiện đại”[40,254-255].

Cách nói của Vũ Phan Nguyên chừng mực và tế nhị hơn nhiều, ông vẫn bày tỏ rõ được quan điểm của mình, chỗ nào khen, chỗ nào chê, chỗ nào có thể cảm thông. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm thẩm thấu văn chương cũng như nền tảng xã hội văn học vững chắc của bản thân tác giả dù ông không phải là người trong nghề.

Ngoài 54 bài viết được Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn thì cung quanh sáng tác của Nguyễn Huy thiệp còn hàng trăm bài viết, bài phê bình lớn nhỏ khác nữa. Trong cuộc đối thoại, trò chuyện về Nguyễn Huy Thiệp giữa Trần Đăng Khoa và Nguyễn Văn Thọ, có đoạn Trần Đăng Khoa nói: “suy cho cùng, Nguyễn Huy Thiệp chỉ tạo dựng sự độc đáo của mình bằng phép nói ngược mà thôi. Ông cứ bình tĩnh đọc lại toàn bộ tác phẩm của ông Thiệp thì rõ. Lối nói ngược bao giờ cũng ấn tượng, hấp dẫn. Nhưng để sử dụng được cái mẹo này, phải có vốn văn hóa sâu rộng và phải rất cao tay, như một vị phù thủy có bùa mê thuốc lú. Chỉ như thế mới mê hoặc được công chúng. Nếu không sẽ ăn đòn ngay, vì bị cho là kẻ phá đám, là thằng nghịch tặc. Nguyễn Huy Thiệp từng chịu nhiều cú đòn. Hầu hết những trận đòn ấy

cũng đều bắt đầu từ chuyện nói ngược đó thôi.”[32]. Có người cho rằng văn

Nguyễn Huy Thiệp cộc lốc, khô khan, kiệm lời. Nhưng lại có người phát hiện ra trong văn Nguyễn Huy Thiệp có cả thơ nữa. Trong bài viết “Thơ trong văn

truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp mang cảm quan của thơ ca. Nhà văn Lê Minh Hà gọi đó là những truyện ngắn “dữ dội và hết sức thơ”. Cảm quan thơ thể hiện bàng bạc trong tác phẩm của cây bút này: từ ngôn từ đến cấu trúc, từ huyền thoại đến những bài thơ, từ tiêu đề đến kết thúc. “Muối của rừng”được coi là bài thơ trữ tình ca ngợi cho cái đẹp, cho sức mạnh kì diệu của thiên nhiên thể hiện thành hình ảnh trở đi trở lại ấn tượng trong “Những người thợ

xẻ”. Những bông hoa ban trắng luôn xuất hiện cùng những câu hỏi day dứt

của nhà văn – thi nhân này: “Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng. Này hoa ban, một nghìn năm trước thì mày có trắng thế

không?” rồi “Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao

lòng. Này hoa ban, một nghìn năm sau thì mày có trắng thế không”.

Hơn thế ngày càng nhiều những luận văn, luận án quan tâm và tìm hiểu trực tiếp về quá trình tiếp nhận những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Như vậy, tựu chung lại dù là khen hay chê, hay hay dở xét đến cùng là do cảm quan, đánh giá và tầm đón đợi của độc giả. Và cứ thế, dòng tranh luận, khen chê về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp sẽ vẫn còn tiếp tục, còn chảy trôi, mỗi ngày sẽ lại có nhiều thêm nhưng vấn đề mới mẻ được đưa ra bàn luận.

CHƢƠNG 3

NHỮNG GIỚI HẠN TRONG TIẾP NHẬN SÁNG TÁC NGUYỄN HUY THIỆP

Trong quá trình tiếp nhận những sáng tác của mỗi tác giả bao giờ cũng có những luồng ý kiến không giống nhau. Đối với việc tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thì vấn đề đó lại càng đáng nói hơn ai hết. Bởi lẽ, như đã nói ở chương trên, mỗi tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ra đời chưa bao giờ số phận của nó được êm đềm, bình lặng mà khi nào cũng sóng gió, bấp bênh để khẳng định sự tồn tại và giá trị của mình. Sở dĩ, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp khiến dư luận trở nên gay gắt, phân bua không ngừng nghỉ như vậy một phần do ông “hai lần lạ”, phần khác là do những giới hạn của cộng đồng diễn giải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.

Một phần của tài liệu Giới hạn của sự diễn giải văn bản văn học qua lịch sử tiếp nhận sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)