7. Đóng góp của luận văn
1.3. Lý thuyết tiếp nhận văn họcở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của tư duy Lí luận văn học phương Tây thìở Việt Nam từ những năm 1986 trở lại đây cũng đã có sự đổi mới, chuyển hướng trong tư duy Lí luận, kế thừa, phát triển và cũng đã có những nhận thức, khám phá nhất định trong việc xác định vai trò của yếu tố tiếp nhận cũng như những bản chất đặc trưng của văn bản văn học. Những năm trước đổi mới, do hạn chế của thời đại, khoa nghiên cứu văn học truyền thống chỉ đề cập đến các tiền đề chủ quan, khách quan của người sáng tạo và văn bản mà hoàn toàn không phát hiện ra vai trò của người tiếp nhận. Điều này dẫn tới một hậu quả tất yếu là họ đã đồng nghĩa văn bản văn học với tác phẩm mà không nhìn thấy đời sống đa dạng, phức tạp nhưng đầy thú vị của tác phẩm. Từ những năm 40 của thế kỉ XX, đặc biệt từ sau đổi mới 1986 đến nay, khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam dưới ánh sáng của các công trình nghiên cứu ngôn ngữ, giao tiếp, cấu trúc, tâm lý… cũng như các xu hướng xã hội hóa, dân chủ hóa các vấn đề cộng đồng đã dẫn đến sự nghi ngờ vai trò độc tôn của tác giả. Đồng thời tư duy Lí luận văn học Việt Nam hiện đại đã phát hiện ra vai trò quan trọng của người đọc, ý thức được sự lỗi thời của tư duy nghiên
cứu văn học truyền thống để từ đó có những đổi thay, khám phá mới mẻ nhằm tạo ra “mĩ học tiếp nhận” hiện đại.
Bàn đến vấn đề này trước hết phải kể đến những đóng góp của PGS.TS Trương Đăng Dung bởi những đóng góp của ông cho lí thuyết tiếp nhận Việt Nam là rất quan trọng, hệ thống và hết sức khoa học. PGS.TS Trương Đăng dung được đánh giá là một chuyên gia hàng đầu về lí thuyết tiếp nhận ở Việt Nam thời kì đổi mới. Trước hiện trạng lí luận văn học ở Việt Nam còn chưa thoát khỏi sự lúng túng, mơ hồ trong việc xác định mối quan hệ giữa phê bình văn học với hiện thực, văn bản, sáng tạo, tiếp nhận, liên văn bản, chủ thể tiếp nhận… thì cuốn “Tác phẩm văn học như là quá trình” của Trương Đăng Dung được coi là một công trình có nhiều thông tin mới và nhiều đóng góp tích cực cho lí thuyết tiếp nhận nước ta những năm đầu thế kỉ XXI. Ngoài phần dẫn nhập, cuốn sách gồm 3 phần. Mỗi phần là một hệ thống quan điểm nhưng tất cả đều tập trung giải quyết vấn đề trong quan niệm “Tác phẩm văn học như là quá trình”. Phần I: “Tác phẩm văn học như là cấu trúc ngôn từ động”. Ở phần này tác giả trình bày những vấn đề cốt lõi và nhận xét về tư tưởng cơ bản chi phối đến quá trình phát triển của tư duy lí luận văn học hiện đại. Từ tư tưởng của Husserl, Freud, tư tưởng của các tác giả thuộc trường phái hình thức Nga, các tác gải thuộc chủ nghĩa cấu trúc Sec, trường phái hội nhập Ba Lan, đặc biệt Trương Đăng Dung chú ý đến Martin Heidegger, Roman Ingarden. Phần II: “Tác phẩm văn học như là quá trình”. Ở phần này, ông dành nhiều trang nghiên cứu về Georg Gadamer - một trong những học trò xuất sắc của Martin Heidegger. Nghiên cứu về học giả này, Nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung nhận định Gadamer đã đưa ra những khái niệm có ý nghĩa then chốt, xét từ quan điểm mĩ học như định kiến, truyền thống, lịch sử tác động, sự dung hợp tầm nhìn, tình huống… Tất cả đều là những phạm trù của quá trình tạo lập đời sống cụ thể của văn bản văn học thông qua người
tiếp nhận. Phần III: “Từ tác phẩm văn học đến lịch sử văn học” tác giả đã gợi cho người đọc những suy nghĩ về tính lịch sử và chủ thể tiếp nhận. Trương Đăng Dung nhấn mạnh: “lịch sử văn học không thể bằng lòng với sự mô tả tác phẩm trên cơ sở các yếu tố Ngữ Văn, tiểu sử và tư tưởng, xem tác phẩm văn học là tác phẩm thuần túy của một tình trạng xã hội, là phát ngôn tư tưởng của nhà văn theo kiểu suy diễn một cách thô thiển mà nên nghiên cứu tính chất đặc trưng của văn học trong tác phẩm, xem tác phẩm như là những cấu trúc đang chờ đợi được giải mã, những cấu trúc ẩn chứa trong chúng sự thông báo mà quá trình khám phá ra nó thì nghĩa và các biểu đạt đều phải được chú ý như nhau”. Ngoài ba phần nội dung chính, ở cuối cuốn sách tác giả còn sắp xếp một cách rất khoa học một số bài dịch của ông, đó là một số công trình lí luận văn học quan trọng của các tác giả đã được thế giới quan tâm như: Martin Heidegger – “Trên đường đến với ngôn ngữ”, Roman Ingarden – “Tác phẩm văn học”, Hans Robert Jauss – “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học”, Nyiro Lajos – “Trường phái
hình thức Nga”…Ngoài công trình “Tác phẩm văn học như là quá trình” thì
PGS.TS Trương Đăng Dung còn có rất nhiều những công trình và bài viết, bài dịch khác như: “Từ văn bản đến tác phẩm văn học”, “Trên đường đến với tư duy LLVH hiện đại”, “Khoa học văn học tiền hiện đại”, “Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại”, “Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học”…Tất cả các công trình và bài viết của ông ít nhiều đều đề cập và khẳng định vai trò quan trọng của người đọc và hoạt động tiếp nhận trong việc tạo lập giá trị và đời sống của tác phẩm văn học. Những đóng góp của PGS.TS Trương Đăng Dung có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp nghiên cứu văn học nói chung cũng như khẳng định sự đổi mới trong tư duy Lí luận văn học Việt Nam hiện đại nói riêng. PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết “Trương
đã có những nhận định như sau: “Tôi cho rằng, sự nhạy bén của Trương Đăng Dung xuất phát từ chỗ anh am hiểu sâu sắc sự vận động của tư duy lí luận và nếu như lí luận truyền thống nghiêng về nghiên cứu chủ thể sáng tạo, lí luận hiện đại nghiêng về văn bản thì lí luận hậu hiện đại lại quan tâm đến tiếp nhận văn học. từ công trình “Từ văn bản đến tác phẩm văn học”(NXB KHXH,1998) đến công trình “Tác phẩm văn học như là quá trình”(NXB KHXH, 2004), Trương Đăng dung đã xác lập được hệ thống của riêng mình. Không ít những luận điểm khoa học của Trương Đăng Dung đã đi vào đời
sống và được nhiều người vận dụng.”[18].
Bàn về vai trò của người tiếp nhận, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết “Vấn đề người đọc - tiếp nhận trong lí luận tiểu thuyết ở Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX” cũng đã khẳng định: “Vấn đề người đọc được xem là một
phương diện quan trọng không thể thiếu, góp phần vào sự thành công và phát triển của thể loại tiểu thuyết. Nhà văn trong và sau khi hoàn thành văn bản cần luôn nghĩ đến người đọc sẽ tiếp nhận văn bản tác phẩm của mình. Họ là người bạn đồng hành, đồng sáng tạo, tiếp nối công việc của nhà văn, vì chỉ với họ ý nghĩa tiềm năng của văn bản mới được mở ra và phát huy tận độ. Người đọc là người bạn tâm đắc, người tri kỉ của nhà văn”. Ông cũng nói thêm “người đọc, qua việc đọc và bình giá văn chương chính là góp vào việc thúc đẩy sự sáng tác ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Ý kiến vô tư, khách quan, chân thành và hiểu biết của người đọc về lao động viết văn và đặc trưng tác phẩm văn chương luôn là nguồn khích lệ quý báu đối với nhà văn trên hành trình sáng tạo của mình”.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong bài viết “Tiếp nhận đồng cảm” cho rằng: “Văn bản (cái mà khoa học nghiên cứu văn học truyền thống cho là tác phẩm) chỉ là cái xác không hồn bất động khi chưa có hoạt động cụ thể hóa của người đọc. Nó cấu tạo như một “sinh thể” bình thường với đầy đủ các bộ
phận, chỉ khác là nó không có một hơi thở, nhịp đập của trái tim và luôn nằm bất động. Chính hoạt động cụ thể hóa của người đọc sẽ thổi vào nó một linh hồn, làm cho nó có hơi thở nồng nàn, con tim đập rộn rã, có đời sống sinh động và phức tạp. Tất cả những điều ấy chỉ được tạo ra từ hoạt động tiếp nhận của người đọc và cũng chỉ được duy trì bằng chính hoạt động này mà thôi. Khi tác giả đặt dấu chấm hết cho sản phẩm sáng tạo của mình thì nó mới chỉ là văn bản văn học, nó chỉ trở thành tác phẩm văn học khi có hoạt động tiếp nhận của người đọc”. Ông cũng nhấn mạnh: “Hoạt động tiếp nhận là hoạt động của công chúng, nhà văn sau khi đã công bố tác phẩm thì họ hoàn toàn không còn khả năng chi phối hoạt động này”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung là một trong những người tiếp cận được với khá nhiều lý thuyết hiện đại, ông rất quan tâm đến quan hệ giao tiếp giữa người đọc và tác giả, ông đặt vấn đề “có thể hiểu được người khác không và vấn đề để hiểu người khác hay thông cảm giữa người với người là một vấn đề triết học”. Văn bản văn học là sản phẩm mang tính quan hệ , ngay khi xuất hiện nó là đối tượng nghệ thuật đưa ra để được người đọc tiếp nhận. Theo Nguyễn Văn Trung “nó là một sáng tạo không ngừng vì luôn luôn nó có thể
mặc những ý nghĩa mới mà người đọc gán cho”[51,44]. Ông cũng cho rằng
“một tác phẩm văn chương nếu không có người cầm lấy đọc, nó chỉ là những
trang giấy trắng có những dòng chữ đen vô hồn, trống rỗng vô nghĩa. Tác giả, tác phẩm, độc giả là một, hay nói cách khác là những yếu tố cấu tạo vũ trụ văn chương. Nếu không có độc giả không thể có tác giả, vì tác giả lúc đó là tác giả của ai, đối với ai, ai công nhận và gọi người viết là tác giả? Tác giả chỉ là tác giả vì có độc giả và cho độc giả. Do đó độc giả là một yếu tố cấu tạo của tác phẩm. Gọi là yếu tố cấu tạo vì nếu không có độc giả thì không có
tác phẩm được.”[51,227]. Hay nói đơn giản như Nhật Tiến: “Một tác phẩm in
hoang phế rồi tàn lụi dần trong sự lãng quên của mọi người”[50,110].
Với lí thuyết tiếp nhận hiện đại, đặc biệt là sự khẳng định vai trò của người đọc trong việc tạo ra giá trị mới cho tác phẩm văn học, tư duy Lí luận văn học Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể. Đó là sự dịch chuyển trung tâm từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc. Với quan niệm này, tác phẩm văn học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động của ngôn ngữ, đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọc để tạo nên những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học, cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn bản và người đọc. Do đó, hoạt động tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính sáng tạo. Tác giả Đặng Tiến đã nói điều ấy bằng một hình ảnh rất ấn tượng khi cho rằng: “yêu một tác phẩm nghệ thuật giống như yêu một người đàn bà ở điểm mỗi lần yêu chúng ta khám phá ở người tình một trinh tiết mới. Yêu một tác phẩm là sáng tạo một trinh tiết mới cho
tác phẩm”[49, 9-10]. Ông cũng nói rằng: “Một người không thể đọc được một
tác phẩm hai lần cũng như không thể tắm hai lần ở một dòng nước như là một triết nhân Hy Lạp. Vì ở cuối dự định trở về một tác phẩm, người đọc sẽ bắt gặp một tác phẩm khác. Tác phẩm tự nó đã thay đổi ý nghĩa với thời đại, và người đọc tự họ cũng thay đổi nhãn quan với thời gian. Niềm vui phóng khoáng mỗi lần khám phá như thế chính là yếu tính của nghệ thuật trong tác phẩm và khả năng lĩnh hội nghệ thuật trong độc giả”. Điều đó có nghĩa là văn bản văn học là một hệ thống kí hiệu mang tính “hàm hồ”, là cấu trúc mở hướng tới người đọc. Nói cách khác, văn bản văn học không phải vật thể tồn tại một cách ổn định, bất biến mà đã chứa đựng trong đó tiềm năng đa nghĩa, một tính chất bất ổn. Đây chính là tính chất mở của văn bản, là tiền đề để văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học. Vì thế hoạt động tiếp nhận văn bản văn học là quá trình biến đổi theo những biến động xã hội và tầm đón đợi của người đọc. Nguyễn Hiến Lê, một nhà văn có uy tín đối với đời sống văn học
miền Nam khi bàn về “nghề văn” cũng có ý kiến khẳng định vai trò của độc giả: “Nhà văn có thể không cần tiền, có thể không cần vàng, nhưng nhấtđịnh là phải cần độc giả. Tất nhiên có tác phẩm kén độc giả, có tác phẩm không, có người viết cho đương thời, có kẻ viết cho hậu thế, nhưng đã viết thì ai cũng
mong có người đọc mình, nếu không thì viết làm gì?” [34,206]. Còn theo nhà
nghiên cứu Phan Huỳnh Anh thì “trong một ý nghĩa nào đó nhà văn là kẻ qua nhịp cầu của tác phẩm mình tìm đến người đọc”[01,12]. Nhà văn sáng tác là hướng tới người đọc, người đọc là động lực sáng tạo của nhà văn, vì thế nhà văn sáng tác là tìm về với người đọc, là đối thoại với người đọc như người bạn tri âm tiềm ẩn. Người đọc không chỉ là một đối tượng thụ động mà hơn thế còn là người đồng sáng tạo với nhà văn. Cũng trong cuốn sách trên, Phan Huỳnh Anh nói “Có lẽ không ai phủ nhận rằng, người ta viết để được đọc. Một tác phẩm dường như lúc nào cũng chờ được đọc tới. Nó là lời kêu gọi gửi gắm đến mọi người như một nỗi dở dang đang chờ được hoàn thành, như
một lỗ hổng cần được lấp đầy”[01].
Quan hệ giữa tác giả và độc giả là mối quan hệ tương tác có tính chất đối thoại, mang tính bình đẳng, không phải quan hệ phụ thuộc, áp đặt quyền uy lên nhau. Đây là một quá trình chuyển hóa nội tại, là sự thẩm thấu vào nhau giữa thế giới của người đọc và thế giới của văn bản được tác giả tạo nên. Theo tác giả Phan Huỳnh Anh “người đọc cũng là một kẻ tình nguyện với những đam mê, ước muốn, tình yêu thao thức đó, một kẻ tình nguyện như
chính người viết, đọc cũng viết, một cách nào đó, phải không?”[1,45-46]. Và
theo Tô Thùy Yên “người đọc đúng đắn có bổn phận đóng góp sáng tạo với tác giả, một tác phẩm hoàn thành bao giờ cũng chỉ mới xong một nửa, còn
một nửa để dành cho người đọc”[53, tr1]. Sự hiện hữu của tác phẩm văn học
sẽ trở thành hư vô nếu không có sự tham dự của người đọc. Bởi lẽ, vai trò của người đọc không chỉ được xác lập khi văn bản ra đời, thoát ly khỏi nhà văn để
bước vào hành trình của hoạt động tiếp nhận mà sự tham dự của người đọc đã có ngay từ khi bắt đầu hành trình sáng tạo của nhà văn. Có thể nói, người tiếp nhận là người sáng tạo nên những ý nghĩa mới cho tác phẩm mà nhiều khi nhà văn, người sáng tạo cũng chưa bao giờ nghĩ đến. Theo Nguyễn Văn Trung,
“có thể gọi độc giả là một tác giả. Độc giả không phải là người biết chấp
nhận một cách thụ động, nô lệ nhưng tự do theo tác giả và sự ưng thuận đó là cần thiết để cho tác giả có thể xây dựng tác phẩm. Vì thế tác phẩm là một
công trình xây dựng chung.” [52, 227].
Tiến sĩ Lê Thị Hồng Vân trong bài viết “Sự tương tác giữa mã của