Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Giới hạn của sự diễn giải văn bản văn học qua lịch sử tiếp nhận sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 69)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp (29/4/1950) là một nhà văn sinh ra ở Thanh Trì, Hà Nội. Thuở nhỏ, nhà văn theo gia đình sống ở nhiều nơi trên các vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ, bởi lẽ đó hình ảnh về những miền quê nghèo khó, lam lũ bằng cách này hay cách khác cứ trở đi trở lại trên những trang văn của ông như một nỗi nhớ, sự hoài niệm và niềm thương da diết, sâu đậm: “Tôi sinh ra ở làng quê, lớn lên ở làng quê”.

Bước vào thời kì đổi mới, mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đều không ngừng chuyển động và biến đổi mạnh mẽ tạo nên những diện mạo mới, trong đó lĩnh vực văn học nghệ thuật không hề là đối tượng nằm ngoài quy luật. Trong quá trình đổi mới, cách tân văn học nghệ thuật nước nhà thì Nguyễn Huy Thiệp thực sự là một hiện tượng tiêu biểu. Ông thể hiện tài năng của mình ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch, tạp văn, tiểu luận phê bình… Tuy nhiên như một điều mặc định trong tâm thức độc giả cũng như giới nghiên cứu phê bình, khi nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp người ta nghĩ ngay tới những truyện ngắn của ông. Hay nói khác đi ông thành công nhất cũng bở thể loại này. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đăng báo, in thành nhiều tuyển tập, không chỉ xuất bản trong nước mà còn được dịch ra nhiều ngoại ngữ. Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên và là một trong số rất ít tác giả văn học Việt Nam lập kỉ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình trong một thời gian ngắn. Theo lời tác giả Phạm Xuân Nguyên nói trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp thì “Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng hai lần lạ: nội dung lạ, nghệ thuật lạ. Trên hết, anh là nhà văn đúng nghĩa từ này - sử dụng tối đa các khả năng ngôn ngữ để diễn đạt được cao nhất điều mình muốn biểu đạt. Tức khắc, sáng tác của anh trở thành một thứ “hóa chất” gây phản ứng, và sau phản ứng bao giờ cũng có chất mới tạo thành. Công lao của Nguyễn Huy Thiệp trong văn học Việt Nam đương đại là

ở “phản ứng” đó”[40]. Hay nói như nhà phê bình Trần Việt Thiện: “Năm 1987 người ta từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững sờ trước sự trình làng của một cây bút đã vào độ tứ tuần. Tuổi 40 lại là thời son sắt nhất của cây bút này, nói theo quan niệm của ông: “đời viết văn cũng giống như đời người đàn bà”… Nhà văn gặp thời may và văn học may có được nhà văn. Tác phẩm của ông vừa ra đời đã trở thành “mắt bão”, trở thành cái mà người ta thường gọi là “trường văn, trận bút”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Tôi là người sống ảo” có nói rằng: “Tôi hơi

ngạc nhiên khi thấy mình không ngạc nhiên khi hay tin Nguyễn Huy Thiệp nhận được giải thưởng cao quý của nước Pháp cho những truyện ngắn của ông (bởi đương nhiên là phải thế) mà lại dành trọn ngạc nhiên khi đọc bài viết mới của ông trên tuần báo Văn nghệ trẻ số 28, nhan đề “Tôi chú ý đến trí tưởng tượng của nhà văn”. Văn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện và có sức hút kì lạ. Ông có một cách viết mới mẻ, lối văn đa giọng điệu. Có khi giọng văn như lời ăn tiếng nói ngoài đời sống, có cảm giác như anh ngại dùng từ, đặt câu theo đúng ngữ pháp như trong Tướng về hưu. Có khi lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, lắng đọng như một bài thơ như trong Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê. Có khi lại dằn vặt, trăn trở, chiêm nghiệm như trong Con gái thủy thần… Người đọc nhận thấy ở Nguyễn Huy Thiệp một lối tư duy nhanh nhạy, linh hoạt, một con mắt nhìn xuyên tám cõi, một thái độ luôn nồng nàn với cuộc sống, một nụ cười nghạo nghễ. Một điều dễ nhận thấy trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là chất triết lí. Một thứ triết lí không cao siêu, không trừu tượng mà ngược lại rất gần gũi, mang tính thực tế cao. Anh muốn lôi ra ánh sáng, bày ra trước mặt mọi người những gì mà đạo đức cho là phải đào sâu chôn chặt. Anh muốn trần tục hóa những cái mà nên có ở nơi trần tục để làm thước đo cho phẩm giá con người. Đồng thời Nguyễn Huy Thiệp có xu hướng khai thác những phẩm chất quý hiếm trong sâu thẳm tâm hồn con

người của những người rất đỗi bình thường, giản dị như trong Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn…

Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện và mang theo trong sáng tác của ông những hiện thực đa dạng và phong phú. Có người gọi Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn của “những cái trớ trêu”. Với sự mẫn cảm, nhạy bén, thức thời, tiến bộ của một nhà văn thực sự có tài, ông đã nhìn xa ra ngoài những chuẩn mực đạo đức ấu trĩ, những khuôn phép luân lí nghiêm ngặt đã dần trở nên cứng nhắc, lỗi thời để xác định và tìm ra diện mạo thực của cuộc sống hiện tại. Cuộc sống không đơn thuần là bước tiến một chiều, không giản đơn chỉ là cái đẹp, cái cao cả như trong văn học giai đoạn trước ngợi ca. Mà ngược lại cuộc sống là một cõi hoang sơ, hỗn tạp, xô bồ, gay gắt, là sự ganh đua, giẫm đạp, gay gắt theo kiểu “đất không có vua và biển không có thủy thần” (chữ dùng của Nguyễn Huy Thiệp). Người ta nhìn thấy trong cuộc sống giờ đây còn có những con người giả dối, độc ác, đểu cáng, nhẫn tâm, ích kỉ, xấu xa, vụ lợi, thực dụng. Đây là kiểu nhân vật thoái hóa về nhân cách, bị vấy bẩn về tâm hồn. Họ lấy đồng tiền, vật chất làm thước đo, làm cách giải quyết ưu ái cho mọi giá trị, mọi mối quan hệ. Họ tham lam, ích kỉ một cách tỉnh táo, thậm chí là bỉ ổi. Ví như gia đình lão Kiền trong

Không có vua là một thế giới thu nhỏ, một cõi nhân gian không còn trật tự, tôn ti. Mọi chuẩn mực truyền thống của một gia đình Việt gần như bị xóa bỏ, lu mờ, lãng quên khi lão Kiền - bố chồng bắt ghế xem trộm con dâu tắm, hoàn toàn thản nhiên trước mâu thuẫn của các con, “chúng mày giết nhau đi, ông càng mừng”. Khi Đoài – em chồng mà lại đi chọc ghẹo, đòi ngủ với chị dâu và ghen với cả bố. Người đọc vẫn cứ rờn rợn, hoang mang trước cái lối biểu quyết bố chết của Đoài: “Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. Sự xa đọa, xuống cấp của phẩm chất đạo đức, lương tâm đã đẩy con người đến chỗ đốn mạt “không có vua”, tất cả như hỗn loạn, ầm ĩ, vô tổ chức, đó cũng như một hồi chuông cảnh tỉnh cho bước đường đi xuống của đạo đức con người.

Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện và gần như ông trở thành “người hùng” khi dám nhìn thẳng vào sự thật, vạch trần tâm lí thực dụng, vụ lợi trắng trợn của con người. Nhân vật Hạnh trong Huyền thoại phố phường để lấy lòng tin của gia đình bà Thiều đã không ngần ngại “xắn tay áo rồi đưa tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn, lõng bõng nước bẩn, thậm chí còn có cả cục phân

người”. Ông Bổng trong Tướng về hưu ở đám tang chị dâu mà tỏ vẻ tiếc rẻ

mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gôc dổi bao giờ. Bao giờ

bốc mộ cho chú bộ ván”. Đặc biệt hơn là nhân vật Thủy trong Tướng về hưu

được chồng giới thiệu “vợ tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn… Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó các mẩu thai nhi bé xíu. Tôi lặng đi. Cha tôi khóc. Vợ tôi đi vào nói với ông Cơ. Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?”. Con người dường như không còn biết xót thương nhau, ai nhìn vào cuộc sống cũng thấy nổi lên sự gân guốc đáng sợ của đồng tiền. Banzac có câu nói: “Khi túi tiền phình ra, thì trái tim bị teo lại”. Thật vậy, chính sự vụ lợi, cầu tư, thực dụng, ích kỉ, tham lam khiến con người không ngần ngại đánh mất lương tri của mình. Nếu không phải Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện thì chúng ta tìm đâu thấy những mảnh truyện trần trụi mà chân thật như chính mảnh đời ta đang sống thế này.

Khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, ta thấy trong tác phẩm của ông xuất hiện hàng loạt những nghịch lí: ở hiền gặp chuyện không lành, hi vọng và đi tìm cái đẹp thì gặp cái xấu xa, bỉ ổi, tâm đắc điều thiện thì bắt gặp điều ác; những kẻ trí thức có học thì dâm ô, dối trá, bịp bợm… Những nghịch lí ấy chính là những mặt trái trong cuộc sống con người, không phải nó bây giờ mới có mà đã manh nha từ rất lâu rồi nhưng văn học cách mạng chưa “phanh phui, lật mặt” nó ra mà thôi. Cuộc sống không chỉ là một chiều mà là đa chiều, con người không hề đơn

giản mà rất phức tạp, thậm chí rắc rối. Nguyễn Huy Thiệp đã khám phá được con người từ cái nhìn nhiều chiều, xoáy sâu vào đời sống nội tâm, kể cả những ý nghĩ, suy tính cá nhân chằng chịt, từ đó góp một tiếng nói thành thật về con người mà suốt mấy mươi năm chiến tranh, vì nhiều lí do văn học luôn phải giấu kín. Sự thành thật ấy đôi khi gay gắt, tàn nhẫn, nhưng Nguyễn Huy Thiệp bản lĩnh và tác phẩm của mình đã “lôi tuột chúng ta từ khoảng trống lơ lửng giữa trời và đất, buộc ta phải đối mặt với mình, với một thế giới không có vua, dạy chúng ta những bài học nông thôn, bắt chúng ta hiểu rằng trước khi nhìn lên

bầu trời thì phải nhìn mặt đất đã”[42].

Hơn thế nữa, khi Nguyễn Huy thiệp xuất hiện, độc giả và giới nghiên cứu lại thêm một ngỡ ngàng khi thấy con người cô độc, lạc lõng, bơ vơ giữa cõi người, chao đảo giữa chính kiếp nhân sinh của mình. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khai thác nhiều về kiểu người này để phản ánh một sự thật rằng kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp mở ra, lối sống thực dụng như có đất để tràn vào và lấn át mọi ngóc ngách của cuộc sống. Bởi thế con người trở nên bơ vơ, lạc loài vì không thể thích ứng được với nó. “Sao tôi cứ mãi lạc loài”. Đó là sự trăn trở, day dứt trong suy nghĩ, tâm hồn ông Thuần - vị tướng về hưu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp. Ông từng là một người lính, một người chỉ huy mẫu mực, một tấm gương trong mắt đồng đội và mọi người: “Ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi của cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng”. Bởi được rèn luyện trong quân đội nên ông có lối sống trong sạch, ngay thẳng, không vụ lợi. Thế nhưng khi đất nước hòa bình, ông trở về với cuộc sống gia đình, với cuộc sống bình thường không khói đạn ông lại phải đối mặt với biết bao nhiêu những bộn bề, ngang trái. Ông không hòa hợp được với cuộc sống lạnh lùng, giả tạo, tỉnh táo, toan tính. Cuộc sống dường như không còn chỗ cho ông, một vị tướng luôn thấy lạc lõng, thừa thãi

ngay chính giữa gia đình và những người thân yêu của mình. Ông cảm thấy xa lạ với chính những người gần gũi nhất. Một vị tướng thét ra lửa trên chiến trường mà khi trở lại cuộc sống bình thường lại ngậm ngùi chua xót. Ông khóc khi tậ mắt chứng kiến các rau thai nhi trong nồi cám “khốn nạn, tao không cần sự giàu có này”. Ông luống cuống khổ sở trong một đám cưới ngoại ô lố lăng và dung tục. Ông thất vọng, ngán ngẩm trước việc đứa con dâu ngoại tình, luôn sống tỉnh táo, sòng phẳng, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Ông ngẫm ra một sự thật cay đắng “đàn ông thằng nào có tâm thì nhục…tâm càng lớn càng nhục”. Sự cô đơn, lạc lõng của ông Thuần xuất phát từ sự mâu thuẫn của lí tưởng cao đẹp một thời và sự thật trần trụi của một thời khác. Ông từng là vị tướng oai phong, chỉ huy hàng ngàn cấp dưới, xông pha nơi đầu bom bão đạn, không hề nao núng hay sợ hãi trước hiểm nguy mà nay lại gần như bất lực, chẳng thể nào chỉ huy nổi gia đình và các con của mình.

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có cái cô đơn của những con người mải mê đi tìm điều thiện, đi tìm cái cao đẹp của cuộc đời. Có những câu hỏi luôn được đặt ra như: ở đâu có điều thiện? cái đẹp ở phương nào? Bởi cứ mải miết đi tìm cái đẹp giữa một thế giới đã đổi thay khác trước nên con người lại rơi vào bi kịch, cô đơn. Nhân vật Chương trong Con gái thủy thần suốt đời bị ám ảnh bởi huyền thoại về mẹ Cả - kiểu nhân vật thường cứu nhân độ thế như Đức Mẹ trong Thiên Chúa Giáo hay Phật Bà Quan Âm trong Phật giáo. Nhưng trên hành trình đi ra biển anh chỉ thấy “những ngộ nhận giới tính và thói đạo đức giả giết chết vẻ đẹp diễm lệ trên các khuôn mặt thiếu nữ” để nhận ra rằng thiên thần chỉ có trong những câu chuyện hão huyền, ảo tưởng, bịa đặt. Hay nhân vật chính trong Chảy đi sông ơi ngây thơ, cả tin đi tìm huyền thoại về con trâu đen nhưng kết quả nhận lại chỉ là sự chứng kiến những lạnh lùng và tàn nhẫn. “Hành trình đi tìm điều thiện lặng lẽ và cô đơn

gian nan, nhất là khi càng ngày con người càng chỉ biết để ý đến lợi ích, bổng lộc của chính bản thân mình. Con người cứ mãi đi tìm để rồi lại mãi bơ vơ, lạc lõng, cô quạnh. “Trước mắt tôi dòng sông đang tha thiết chảy. Sông chảy ra biển. Biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết biển mà tôi đã sống nửa cuộc đời rồi đấy… Tôi đứng lên đi về nhà. Ngày mai tôi đi ra biển. Ngoài biển không có thủy thần”.

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải ông chỉ nói đến mặt trái của cuộc sống, chỉ mỗi những cái xấu, cái ác, cái kệch cỡm mà khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện người đọc lại có cơ hội thấy được sự dấy lên vẻ đẹp tâm hồn con người, đặc biệt người phụ nữ và lạ hơn nữa là nhân vật thiểu năng. Phải nói rằng khi nhìn thẳng vào sự thật, viết về “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, màu đỏ và màu đen đầy rẫy những biến động bất ngờ” (Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội nhà văn…) truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp phát hiện rất nhiều con người bẩn thỉu, ti tiện trong một mảnh đất cằn ngột ngạt, tù đọng. Thế giới mà ông dựng lên là thế giới “lắm người nhiều ma” (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Khắc Trường), “ma quỷ nằm ngay trong lòng người” (chữ dùng của J.P.Satre). Nói như một nhân vật trong

Chảy đi sông ơi: “con người ta tăm tối lắm. Con người vô tâm nhiều như bụi

bặm trên đường”. Nhưng bức ttranh nhân thế trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp không phải lúc nào cũng chỉ bao trùm một màu đen, toàn sự nhỏ nhen, giả dối, xấu xa mà nhà văn còn phát hiện ra những nhân cách rất đẹp, những tâm hồn thánh thiện và sáng trong vô ngần. “Trong bức màn tối, ông nhìn thấy và chăm chút cho những mầm thiện nhỏ bé, những đốm lửa kì diệu của thiên lương, những thứ ông tin rằng sẽ có đủ sức mạnh cần thiết để đương đầu với bóng tối đang ngự trị trên thế giới, cải tạo và làm trong sáng cuộc sống con người”[42]. Khác với văn học giai đoạn trước, xây dựng những hình tượng nhân vật đẹp hoàn hảo, không tì vết, hi sinh cá nhân vì lí tưởng cộng

đồng thì xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là vẻ đẹp của thiên

Một phần của tài liệu Giới hạn của sự diễn giải văn bản văn học qua lịch sử tiếp nhận sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)