PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 27)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp thơng qua:

+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. + Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 – 6T/2014.

- Đề tài cịn tham khảo ý kiến của các cơ, chú cán bộ trong ngân hàng - Ngồi ra, đề tài cịn tham khảo các thơng tin trên Internet, sách, báo và các bài viết cĩ liên quan đến đề tài.

16

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Kết hợp phương pháp thống kê mơ tả với so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối. Đề tài tổng hợp và trình bày số liệu thơng qua các biểu bảng đối với số liệu thực tế của ngân hàng, đồng thời so sánh số tương đối, số tuyệt đối để phân tích, đánh giá, xác định tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu kinh tế. Từ đĩ đưa ra nhận xét, đánh giá làm rõ vấn đề nghiên cứu, cụ thể là kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là phương pháp sử dụng số liệu năm tính với các năm trước của chỉ tiêu kinh tế cĩ liên quan xem cĩ biến động như thế nào, tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu trên, từ đĩ đề ra biện pháp phù hợp. Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa năm tính và năm trước đĩ.

∆Y = Y1 – Y0 Ghi chú:

Y0: Chỉ tiêu năm trước Y1: Chỉ tiêu năm sau

∆Y: Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu

Phương pháp so sánh số tương đối: là phương pháp dùng để làm rõ tình

hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đĩ. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế giữa các năm và giữa các chỉ tiêu. Phương pháp so sánh số tương đối là kết quả của trị số chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

%∆ = ∆Y/Y0 Ghi chú:

%∆: Tốc độ tăng trưởng

∆Y: Phần chênh lệch tăng giảm các chỉ tiêu Y0: Chỉ tiêu năm trước

Phương pháp thống kê mơ tả: dùng để tổng hợp, trình bày số liệu thơng qua biểu bảng thống kê dựa vào số liệu thực tế của ngân hàng. Kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét đánh giá kết quả làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê kết hợp với các chỉ tiêu tài chính để tính tốn các chỉ tiêu như: dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn, hệ số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động, nợ xấu ngắn hạn trên

17

tổng dư nợ ngắn hạn,… để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Mục tiêu 3: Tổng hợp các kết quả đã phân tích để đề ra những thuận lợi và khĩ khăn của Ngân hàng, từ đĩ đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.

18

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN

CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM NƠNG THƠN VIỆT NAM

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn và từng bước phát triển cụ thể như sau:

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nơng thơn Việt Nam được thành lập

theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đĩ cĩ Ngân hàng Phát triển Nơng thơn Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng chính

phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nơng nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nơng thơn Việt Nam. Ngân hàng nơng nghiệp là ngân hàng đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cĩ Quyết định số

603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nơng nghiệp gồm cĩ 3 sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại văn phịng đại diện khu vực miền Nam và sở giao dịch 3 tại Văn phịng miền Trung) và 43 chinh nhánh ngân hàng nơng nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp quận, huyện, thị xã cĩ 475 chi nhánh.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nơng nghiệp Việt Nam thành lập Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn Việt Nam.

Năm 2000, cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước,

NHNo&PTNT tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhận được sự tài trợ của các tổ chức tài chính tín dụng như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới cơng nghệ, đào tạo nhân viên. Tiếp nhận và triển khai cĩ hiệu quả 50 dự án nước ngồi với tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tư vào khu vực kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn. Ngồi hệ

19

thống thanh tốn quốc tế qua mạng SWIFT, NHNo đã thiết lập được hệ thống thanh tốn chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong tồn hệ thống.

Đến cuối năm 2002, NHNo là thành viên của APRACA, CICA và ABA,

trong đĩ Tổng Giám đốc NHNo là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.

Năm 2003, Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số

226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam.

Năm 2009, NHNo&PTNT chú trọng giới thiệu và phát triển các sản

phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, A Transfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh tốn với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành trên 4 triệu thẻ các loại.

Năm 2009, NHNo&PTNT vinh dự được đĩn Tổng Bí thư Nơng Đức

Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/03/1988 – 26/03/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Cơng thương cộng nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam thep xếp hạn của VNR500.

Năm 2010, NHNo&PTNT là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất

Việt Nam. Và chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ.

Ngày 28/6/2010, NHNo&PTNT chính thức khai trương chi nhánh nước

ngồi đầu tiên tại Campuchia. NHNo&PTNT chính thức cơng bố thành lập trường đào tạo Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo vào dịp 20/11/2010. Năm 2010 cũng là năm NHNo&PTNT tổ chức thành cơng Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thảo tồn ngành lần thứ VI.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011,

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ 100% vốn điều lệ.

20

Cũng trong năm 2011, NHNo&PTNT được bình chọn là “Doanh nghiệp

cĩ sản phẩm dịch vụ tốt nhất”, được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ”, ghi nhận những thành tích, đĩng gĩp xuất sắc của NHNo&PTNT trong hoạt động phát triển thẻ nĩi riêng và thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt nĩi chung.

Năm 2012, vượt lên khĩ khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong

nước, NHNo&PTNT được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng cĩ chất lượng thanh tốn cao; Ngân hàng Thương mại thanh tốn hàng đầu Việt Nam.

Năm 2013, NHNo&PTNT kỷ niệm 25 năm thành lập (26/03/1988 –

26/03/2013). Tại lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, NHNo&PTNT vinh dự được đĩn nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng – Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân trong thời kỳ đổi mới, gĩp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

3.2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH - KIÊN GIANG

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Châu thành là trung tâm văn hĩa, chính trị xã hội của huyện. Phía Tây giáp Rạch Giá, phía Bắc giáp Tân Hiệp, phía Nam giáp huyện An Biên và Giồng Riềng, phía Đơng giáp Gị Quao. NHNo&PTNT huyện Châu Thành là một trong 15 ngân hàng trực thuộc NHNo&PTNT chi nhánh Kiên Giang.

Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn huyện Châu thành là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang đặt tại khu phố Minh An – Thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang với các xã thuộc huyện là: Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thạnh Lộc, Giục Tượng, Vĩnh Hịa Hiệp, Bình An, Minh Hịa, thị trấn Minh Lương.

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang quản lý và điều hành 3 phịng giao dịch ở các xã: Phịng giao dịch Bình An ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang; Phịng giao dịch Cụm Mong Thọ nhà số 208, Ấp Phước Ninh, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang; Phịng giao dịch Vĩnh Hịa Hiệp xã Vĩnh Hịa Hiệp, huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang. Nhưng hiện tại chỉ cịn quản lý 2 phịng giao dịch là Bình An và Vĩnh Hịa Hiệp.

21

Ngân hàng được xây dựng và trưởng thành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang. Trong quá trình phát triển chia là 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ trước năm 1988, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành mang tên Ngân hàng Nhà nước huyện Châu Thành.

Giai đoạn 2: Từ năm 1988 đến năm 1990, thực hiện chỉ thị 400/CT ngày 14/11/1990 của thủ tướng chính phủ ban hành đã tách hệ thống ngân hàng nhà nước thành NHNo&PTNT chi nhánh Kiên Giang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nên Ngân hàng Nhà nước huyện Châu Thành đổi tên thành “Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn chi nhánh huyện Châu Thành”.

Giai đoạn 3: Từ năm 1990, cùng với việc ban hành Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính (24/05/1990) và hàng loạt nghị định của Chính phủ được ban hành trong đĩ cĩ quyết định cơng nhận Ngân hàng huyện Châu Thành là doanh nghiệp Nhà nước, cùng với sự chuyển đổi tên theo quyết định của Chính phủ năm 1990. NHNo&PTNT chi nhánh Châu Thành chính thức được NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang thành lập vào ngày 15/10/1996 Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam được sự ủy quyền của Thủ Tướng Chính Phủ theo văn bản số 3329/ĐMĐN Ngày 11/07/1996 theo quyết định số 280/QĐ-NH đổi tên NHNo&PTNT chi nhánh Châu Thành.

Giai đoạn 4: Theo Quyết định 214/QĐ-NHNN, năm 2012 đến nay NHNo&PTNT chi nhánh Châu Thành đổi tên thành Cơng ty TNHH MTV NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Châu Thành.

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành đã khơng ngừng phấn đấu để đạt được kết quả ngày một tốt hơn. Với những kết quả đạt được và với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”, tồn thể lãnh đạo và cán bộ cơng nhân viên ngân hàng luơn nỗ lực cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tổ chức các khĩa huấn luyện nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ cơng nhân viên và cải thiện tác phong làm việc để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phịng ban

3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn huyện Châu Thành là chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Kiên Giang. Hiện nay, NHNo&PTNT chi nhánh Châu Thành gồm cĩ 01 Giám đốc, 02 phĩ Giám đốc, phịng Kinh doanh, phịng Kế tốn và 02 phịng Giao dịch với tổng cộng cĩ 25 cán bộ.

22

Nguồn: Phịng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT huyện Châu Thành

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT huyện Châu Thành

3.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phịng ban

a) Ban Giám đốc

Gồm 01 Giám đốc, 02 phĩ Giám đốc.

- Giám đốc: Người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, tiếp cận các chỉ thị cấp trên phổ biến cho các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình, lập kế hoạch, định hướng phát triển để đạt được hiệu quả.

+ Phân cơng nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thơng tin phản hồi từ các phịng ban.

+ Cĩ quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cơng nhân viên trong Ngân hàng.

CÁC PHỊNG BAN PHỊNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHỊNG KẾ TỐN GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC CÁC PHỊNG GIAO DỊCH PGD VĨNH HỊA HIỆP PGD BÌNH AN

23

+ Tổ chức việc phân phối tiền lương, khen thưởng, phúc lợi đến người lao động theo kết quả kinh doanh.

- Phĩ Giám đốc: Cĩ trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của tồn chi nhánh. Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng, thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án hoạt động. Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký kết các văn bản thuộc lĩnh vực được phân cơng và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự ủy nhiệm của Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt.

b) Phịng kế hoạch-kinh doanh

Gồm 01 Trưởng phịng, 01 Phĩ phịng và 06 cán bộ tín dụng

- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh, thẩm định khả năng vay vốn, lập hồ sơ và đề xuất ý kiến xem xét cho vay đối với ban Giám đốc, kiểm sốt quá trình sử dụng vốn của đơn vị, cá nhân vay vốn.

- Lập kế hoạch thu nợ, quản lý dư nợ và lập báo cáo kết quả hoạt động tín dụng trình lên ban Giám đốc.

- Tổng hợp doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo từng tháng, quý để kịp thời báo cáo lên cấp trên.

- Lưu trữ hồ sơ theo quy định.

c) Phịng kế tốn

Bao gồm 09 cán bộ: 01 Trưởng phịng, 01 Phĩ phịng, 01 giao dịch viên (tiết kiệm, chi tiêu, ATM), 02 giao dịch viên tín dụng (giải ngân, thu nợ), 01 giao dịch viên (tiền gửi, chuyển tiền), 01 thủ quỹ, 01 kiểm ngân, 01 cán bộ tổ hành chính bảo vệ.

- Hạch tốn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Thu nhập, xử lý thơng tin, số liệu kế tốn.

- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ nộp, thanh tốn nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế tốn.

- Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền, thực hiện cơng tác điện tốn và xử lý thơng tin.

- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân,…

24

- Phổ biến quán triệt các chính sách của nhà nước, qui định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến cơng tác tổ chức, quản lý nhân sự, sự phát triển nguồn nhân lực.

d) Phịng giao dịch

Gồm cĩ 02 phịng giao dịch, mỗi phịng giao dịch gồm cĩ 04 cán bộ: 01 Giám đốc PGD phụ trách chung, 01 kế tốn, 01 tín dụng và 01 thủ quỹ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh kiên giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)