LỰC VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA 3.2.1. Chính sách giải quyết và hỗ trợ việc làm
Từ kết quả phân tích lao động và việc làm của tỉnh Khánh Hòa cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có xu thế giảm ở khu vực thành thị lẫn nông thôn.
Theo mục tiêu phát triển, trong giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế tỉnh Khánh Hòa cần đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức từ 8-9%, do đó sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Trong giai đoạn này, hằng năm tỉnh Khánh Hòa cần giải quyết hơn 15 ngàn người lao động có việc làm, chính vì vậy cần phải có những chính sách tạo việc làm hữu hiệu, như:
Thứ nhất, cần có chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển thị trường lao
động, đồng thời cần có những giải pháp hỗ trợ cho đối tượng thuộc nhóm thị trường lao động tầng thấp, tập trung chủ yếu vào nhóm lao động không có hoặc có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, lao động tại khu vực nông thôn, khu vực đô thị hóa.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện hoạt động của hệ thống thu thập, cung cấp thông tin
thị trường lao động. Góp phần giúp cho người lao động có cơ hội tìm được việc làm mong muốn, phù hợp với bản thân, đồng thời giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách lao động việc làm có được những thông tin chính xác trong việc can thiệp, tác động vào thị trường lao động.
Thứ ba, phát triển hợp lý hệ thống trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm, tập trung
ưu tiên đầu tư cho hoạt động của công tác này tại các vùng nông thôn có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đặc biệt chú trọng ưu tiên nhóm đối tượng lao động nông nghiệp phải chuyển đổi việc làm, đối tượng di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm.
Thứ tư, thay đổi công tác kế hoạch hóa đào tạo nghề, cần chú trọng vào việc phát
triển những kỹ năng nghề nghiệp mới cho người lao động, điều chỉnh một cách linh hoạt các chương trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo là chuyển từ đào tạo theo ngành nghề chuyên môn sâu sang đào tạo theo trình độ đa kỹ năng và theo phương pháp là đào tạo thường xuyên, liên tục. Giúp cho người lao động nâng cao tính linh hoạt và thích ứng của họ trong việc tìm kiếm và tạo việc làm.
3.2.2. Đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của lao động
Giai đoạn 1995 đến nay mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa chủ yếu theo hướng tăng trưởng theo chiều rộng. Điều này đã bộc lộ nhiều yếu kém và không còn phù hợp với bối cảnh phát triển mới. Giai đoạn 2016 - 2020 mô hình tăng trưởng của tỉnh Khánh Hòa cần thiết phải có sự thay đổi căn bản theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ, chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng kết hợp chiều rộng với chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng theo chiều sâu làm chủ đạo.
Sự thành công của mô hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới phụ thuộc nhiều vào sự đóng góp của nguồn nhân lực với hai khía cạnh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Về số lượng có thể thấy đảm bảo toàn dụng lao động cho nền kinh tế là một thách thức không hề nhỏ. Do đó, cần tiếp tục phát triển những ngành nghề thâm dụng lao động là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, vì trọng tâm của mô hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này là chú ý đến chiều sâu để nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế, thì chất lượng lao động lại là yếu tố then chốt.
Như vậy, để cung cấp nguồn lao động vừa có tay nghề để dễ dàng tìm kiếm việc làm, vừa có trình độ cao đáp ứng được sự thay đổi về công nghệ sản xuất, nâng cao
năng suất lao động cần phải đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của lao động để đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới. Ngoài việc nâng cao ý thức cho các cấp lãnh đạo ngành, địa phương, các tổ chức trong việc mở lớp đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như việc nâng cao nhận thức cho người lao động về sự cần thiết phải tham gia hoạt động đào tạo nghề nhằm tăng khả năng tìm kiếm việc làm. Những giải pháp đối với công tác đào tạo nghề có thể hướng đến đó là:
Thứ nhất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở đào tạo
nghề. Trong đó việc nâng cao chất lượng lao động thông qua cải thiện chất lượng đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động. Muốn vậy, công tác đào tạo nghề cần có sự thay đổi cơ bản để đáp ứng được yêu cầu của người lao động và thị trường lao động.
Thứ hai, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo
viên dạy nghề, phấn đấu có 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo quy định. Để thực hiện được điều này cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo - bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, tăng cường đào tạo để tạo nguồn đội ngũ giáo viên dạy nghề, huy động nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động khi học có nhu cầu tham
gia các khóa học nghề bằng việc phát triển các mô hình, hình thức đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao, đào tạo lại. Có các hình thức hỗ trợ về vật chất và thủ tục hành chính đối với người tham gia học nghề là người nghèo, nông dân, người dân sống trong các khu có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Thứ tư, thực hiện quy hoạch mạng lưới hoàn thiện hệ thống cơ sở dạy nghề đáp
ứng nhu cầu đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo đó cần quy hoạch xây dựng hệ thống đào tạo nghề rộng khắp trong tỉnh phù hợp với điều kiện của từng vùng, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đẩy mạnh khả năng thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào hoạt động đào tạo nghề và cần có sự kiểm soát của Nhà nước. Mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ sở, trường, trung tâm đào tạo nghề tới các huyện, thị trong tỉnh, phấn đấu mỗi huyện thị có một trung tâm dạy nghề có khả năng đào tạo nghề ở trình độ “Công nhân kỹ thuật có bằng”. Tập trung xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao tại các khu đô thị phát triển, khu kinh tế trọng điểm.
Thứ năm, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao
công nghệ và thực tế sản xuất, tạo thuận lợi cho người học. Xây dựng các chương trình đào tạo cho một số nhóm nghề phổ biến, có nhu cầu lớn trong tỉnh, đặc biệt cần chú ý tới các nhóm nghề trong lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ, các nghề mà các khu công nghiệp đang có nhu cầu.
Thứ sáu, tăng cường công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp (đặc biệt là các
doanh nghiệp lớn, các tổng công ty, tập đoàn,...) trong việc thu thập các thông tin về những nhóm nghề có nhu cầu lớn trong tương lai, cũng như khuyến khích họ có thể tham gia đảm đương một phần trong chương trình đào tạo nghề.
3.2.3. Kiểm soát tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Những giải pháp nhằm kiểm soát tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu nhằm vào hai mục tiêu cơ bản: kiểm soát được sự biến động về số lượng và nâng cao chất lượng của nguồn lao động, đồng thời đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả việc làm. Trong giai đoạn vừa qua, lực lượng lao động của tỉnh Khánh Hòa vẫn phải đối phó 02 khó khăn chính là: (i) Sự gia tăng của cung lao động vẫn khá lớn (do tác động của mức sinh cao trong quá khứ và dòng di dân từ nơi khác tới tỉnh tìm việc làm), và (ii) Chất lượng của nguồn lao động còn chưa cao. Do vậy các giải pháp chính trong nhóm này cần tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế
tỷ lệ tăng tự nhiên của quy mô dân số, kiểm soát sự gia tăng tự nhiên của lực lượng lao động, giảm sức ép về nhu cầu việc làm trong tương lai thông qua việc làm giảm số người hàng năm bước vào tuổi lao động.
Thứ hai, phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và chính
quyền các cấp trong tỉnh xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình di dân tái định canh, định cư trong tỉnh, nhằm phân bổ một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội theo vùng lãnh thổ, khu vực và ngành kinh tế. Xây dựng các chương trình quản lý, giám sát chặt chẽ, chính xác dòng di dân từ các tỉnh khác tới cũng như dòng di dân nội tỉnh. Tất cả chương trình này phải tuân thủ nguyên tắc gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu tiến bộ xã hội. Đảm bảo phát triển bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, các khu vực và các dân tộc.
Thứ ba, mở rộng đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo, thực hiện xã hội hóa
thuận lợi cho mọi đối tượng (nhất là các khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) có nhu cầu đều có thể tham gia. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực nói chung và của lực lượng lao động nói riêng thông qua đẩy mạnh giáo dục đào tạo. Thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông cho đối tượng thanh niên, học sinh trong độ tuổi góp phần quan trọng làm giảm sự gia tăng của tổng cung lao động.
Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho
người dân, phối kết hợp với ngành giáo dục - đào tạo thực hiện tốt phân luồng học sinh ngay từ khi đang học phổ thông. Giúp cho người dân thay đổi nhận thức, quan niệm về nghề nghiệp, tương lai của con em mình đối với vấn đề học nghề.
Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động khi học có nhu cầu tham
gia các khóa học nghề bằng việc phát triển các mô hình, hình thức đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao, đào tạo lại. Có các hình thức hỗ trợ về vật chất và thủ tục hành chính đối với người tham gia học nghề là người nghèo, nông dân, người dân sống trong các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh.
3.2.4. Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn
Kết quả phân tích đã cho thấy, lao động khu vực nông thôn của tỉnh Khánh Hòa vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, thời gian nhàn rỗi còn khá cao. Vì vậy, giải quyết và đảm bảo việc làm cho lao động nông thôn cũng là những vấn đề rất cần được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm. Ngoài chính sách đào tạo nghề của Chính phủ hiện nay thì những hướng chính có thể giải quyết lao động và việc làm cho lao động nông thôn như: có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình thông qua các chính sách tín dụng, chính sách đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao…Bên cạnh đó, cần khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn, phát triển ngành nghề phụ nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ thời gian lao động, đa dạng hóa hoạt động, nâng cao thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, cần có chính sách thu hút và tổ chức cho thanh niên nông thôn tìm việc làm phù hợp tại các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị của tỉnh thông qua hệ thống trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm.. 3.2.5. Chính sách tăng trưởng và huy động các nguồn lực tăng trưởng để giải quyết việc làm
Tăng trưởng kinh tế là nền tảng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương
đối cao cùng với đổi mới mô hình tăng trưởng, tỉnh Khánh Hòa cần phải huy động tốt các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, như: các nguồn lực tài chính, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường du lịch, khoa học - công nghệ….Bên cạnh đó, cần khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, loại hình doanh nghiệp nhằm thu hút lao động, đặc biệt lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Rút ngắn thời gian xét duyệt thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế. Bên cạnh việc đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học, máy móc - công nghệ hiện đại vào trong sản xuất một số nhóm ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần chú trọng đến việc sử dụng công nghệ cần nhiều lao động nhằm gắn mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế với mục tiêu giải quyết việc làm. Muốn thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng, chính quyền và các địa phương của tỉnh cần quan tâm những vấn đề chính sau:
Thứ nhất, tiếp tục tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, thực hiện nghiêm túc các cơ chế chính sách tiền tệ tín dụng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ. Tiếp tục phát triển dịch vụ vận tải, hàng không, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp và kinh doanh, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin… nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Thứ hai, tập trung xây dựng phát triển ngành công nghiệp và các sản phẩm có
lợi thế của tỉnh, như: chế biến nông, lâm, thủy sản, thủy điện, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, dệt may, đóng và sửa chữa tàu thuyền, lọc hóa dầu, sản xuất bia; các cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước như Tổng Công ty Khánh Việt, Công ty TNHH nhà nước MTV Yến Sào, Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang và các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước như Công ty Huyndai Vinashin,....Bên cạnh đó cần có chính sách để thu hút đầu tư, lấp đầy các khu, cụm công nghiệp hiện có như khu công nghiệp Suối Dầu, cụm công nghiệp Diên Phú I, cụm công nghiệp Đắc Lộc cũng như đầu tư mới hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch như khu công nghiệp Vạn Ninh, Nam Cam Ranh, các cụm công nghiệp ở các huyện…để phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới.
Thứ ba, cần tiếp tục củng cố và phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ, như:
đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tại trung tâm đô thị các thành phố, thị xã, thị trấn để trở thành các trung tâm giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của tỉnh, huyện; phát triển hệ thống chợ nông thôn cũng như khai thác tối đa thế mạnh, mở rộng, đa dạng hóa các loại hình du lịch, đặc biệt cần tập trung xây dựng và phát triển 02 khu du lịch: Vân Phong, Bắc bán đảo Cam Ranh cùng các dự án du lịch riêng lẻ khác.
Thứ tư, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thích nghi với
điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng; mở rộng và nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy lợi;