Kết quả ước lượng mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và

Một phần của tài liệu Identification of immune correlates of protection in tuberculosis infection (Trang 73)

việc làm tỉnh Khánh Hòa

2.3.2.1. Kết quả ước lượng mô hình

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến số nghiên cứu cho thấy đã có mối tương quan dương và mạnh giữa logarit tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh Khánh

Hòa và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng lao động, có hệ số tương quan bằng 0,972; giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng vốn có hệ số tương quan bằng 0,966. Kết quả này cho thấy vốn và lao động có tương quan rất mạnh và chặt đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua. Kết quả phân tích tương quan được trình bày trong phần Phụ Lục.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của lao động, việc làm đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013, hàm sản xuất được sử dụng để ước lượng hệ số co giãn của lao động, việc làm đối với tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy các đại lượng thống kê F và t đều chỉ ra sự hiện diện tương đối tốt của các dữ liệu đầu vào. Giá trị R2 = 0,989 có nghĩa là, bộ dữ liệu đã giải thích được 98,9% sự ảnh hưởng của lao động và vốn đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 1995 - 2013. Hệ số của LnK chính là độ co giãn của giá trị sản xuất theo vốn, LnL là độ co giãn của giá trị sản xuất theo lao động. Độ co giãn của giá trị sản xuất theo vốn (α) bằng 0,619, nghĩa là khi tăng vốn đầu tư lên 1% thì giá trị sản xuất của tỉnh Khánh Hòa sẽ tăng lên 0,619%; trong khi đó, độ co giãn của giá trị đầu ra theo lao động (β) bằng 0,816, nghĩa là khi tăng số lượng lao động lên 1% thì giá trị sản xuất của tỉnh Khánh Hòa sẽ tăng lên 0,816%;

Giá trị của (α + β) > 1, điều này có nghĩa rằng hàm sản xuất có hiệu suất tăng dần theo quy mô. Giá trị sản xuất của kinh tế tỉnh Khánh Hòa tăng với tỷ lệ cao hơn mức tăng của lao động và vốn đầu tư của toàn xã hội. Kết quả ước lượng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lao động được trình bày trong Bảng 2.16.

Bảng 2.16: Kết quả ước lượng mô hình hồi qui Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF

(Constant) -8,017 0,694 -11,543 0,000 lnK 0,619 0,063 0,538 9,832 0,000 0,199 5,035 lnL 0,816 0,092 0,484 8,834 0,000 0,199 5,035 R Square 0,990 Adjusted R Square 0,989 Thống kê F (sig.) 831,255

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Khánh Hòa, 2014

2.3.2.2. Dự báo về việc làm của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020

Theo Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2006) và dự thảo nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020,

tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương của tỉnh Khánh Hòa bình quân hàng năm 8 - 8,5% (Tỉnh ủy Khánh Hòa, 2015). Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm thực tế kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong thời điểm hiện tại, nghiên cứu đề xuất bổ sung 1 mức tăng trưởng cao hơn chiến lược phát triển của tỉnh Khánh Hòa ở mức tăng trưởng 9%. Với các giả định tốc độ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 với các mức 8% và 8,5%. Thực tế của nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa trong những năm gần đây có mức tăng trưởng tương đối cao. Do vậy, nghiên cứu đã đề xuất thêm một kịch bản tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2020 là 9% cho phù hợp với thực tế của địa phương hiện nay. Vì vậy, số lao động và việc làm mới được tạo ra dự kiến được xác định từ phương pháp ước lượng trên. Kết quả dự báo về việc làm của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 được trình bày trong Bảng 2.17 dưới đây.

Bảng 2.17: Các kịch bản về tăng trưởng và lao động của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020

Tốc độ tăng trưởng 8% Tốc độ tăng trưởng 8.5% Tốc độ tăng trưởng 9% Năm Giá trị sản xuất (Ngàn tỷ đồng) (theo giá 1994) Việc làm (ngàn người) Giá trị sản xuất (Ngàn tỷ đồng) (theo giá 1994) Việc làm (ngàn người) Giá trị sản xuất (Ngàn tỷ đồng) (theo giá 1994) Việc làm (ngàn người) 2016 19,852 676,066 20,129 687,651 20,408 699,380 2017 21,440 691,152 21,840 706,988 22,245 723,111 2018 23,155 706,574 23,696 726,868 24,247 747,648 2019 25,008 722,340 25,710 747,308 26,429 773,018 2020 27,008 738,458 27,896 768,322 28,808 799,249

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống Kê Khánh Hòa, 2014

Theo như các kịch bản được xây dựng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8% thì đến năm 2016 sẽ có 676,066 ngàn lao động làm việc trong các khu vực kinh tế của tỉnh và đến năm 2020 sẽ có 722,340 ngàn lao động làm việc nếu như giả định rằng tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm đạt 12%.

Trong khi đó, với giả định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa bình quân là 8,5%/năm thì đến năm 2016 sẽ có 687,651 ngàn lao động làm việc và đến năm 2020, số lao động làm việc là 768,322 ngàn lao động; Nếu với giả định kinh tế của Khánh

Hòa tăng trưởng với tốc độ bình quân là 9%/năm thì đến 2016 sẽ có 699,380 ngàn lao động và đến năm 2020 sẽ có 799,249 ngàn lao động.

Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt trung bình 8% trong giai đoạn 2016 – 2020 thì tốc độ tăng trưởng việc làm trong giai đoạn này đạt 2,23%; nếu tốc độ tăng trưởng ở mức 8,5% thì mức tăng trưởng việc làm trung bình đạt 2,81% và nếu mức tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa đạt 9% năm thì mức tăng trưởng việc làm trung bình trong thời kỳ này đạt 3,39%.

Bảng 2.18: Số việc làm mới được tạo ra dự kiến của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2016 - 2020 Tốc độ tăng trưởng 8% Tốc độ tăng trưởng 8.5% Tốc độ tăng trưởng 9% Năm Số lao động (người) Số việc làm mới tạo ra (lao động) Số lao động (người) Số việc làm mới tạo ra (lao

động) Số lao động (người) Số việc làm mới tạo ra (lao động) 2016 676,066 14,756 68,7651 18,808 699,380 22,953 2017 691,152 15,086 706,988 19,337 723,111 23,732 2018 706,574 15,422 726,868 19,881 747,648 24,537 2019 722,340 15,766 747,308 20,440 773,018 25,370 2020 738,458 16,118 768,322 21,014 799,249 26,231 Tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân (%) 2,23 2,81 3,39

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống Kê Khánh Hòa, 2014

2.3.2.3. Nhận xét về kết quả dự báo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

Từ kết quả ước lượng hệ số co giãn việc làm đã được trình bày như trên, có thể thấy rằng sử dụng phương pháp hàm sản xuất để ước lượng hệ số co giãn phù hợp với bản chất và lý thuyết về nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, đồng thời bám sát với thực tiễn của địa phương. Phương pháp này cũng phù hợp với nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại Việt Nam trong thời gian qua (Phạm Hồng Mạnh & đồng nghiệp, 2014), phù hợp với định hướng giải quyết việc làm của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đó là từ nay đến năm 2020, số lao động được tạo việc làm mới hàng năm trên 15 nghìn người (Tỉnh ủy Khánh Hòa, 2015).

Chính vì vậy, các kết quả từ phương pháp ước lượng sẽ được sử dụng cho việc đề xuất các giải pháp và chính sách đối với tăng trưởng và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn tới.

Như vậy, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 8% thì đến năm 2016 số việc làm mới được tạo ra là 14,756 nghìn lao động và đến năm 2020 số việc làm mới được tạo ra là 16,118 nghìn lao động. Trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm giải quyết được 15,430 nghìn việc làm mới và tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân đạt 2,23%/năm. Trong khi đó, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa tăng bình quân 8,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 thì trung bình số việc làm mới trong giai đoạn này được tạo ra dao động từ 18,808 đến 21,014 nghìn lao động. Cụ thể, đến năm 2016 số việc làm mới được tạo ra là 18,112 nghìn lao động và đến năm 2020 số việc làm mới được tạo ra là 21,014 nghìn lao động. Trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm tạo được được 19,896 nghìn việc làm mới và tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân trong giai đoạn này là 2,81%/năm.

Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa tăng bình quân 9%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 thì mỗi năm số việc làm mới được tạo ra dao động từ 22,953 đến 26,231 nghìn lao động. Cụ thể, đến năm 2016 số việc làm mới được tạo ra là 22,953 nghìn lao động và đến năm 2020 số việc làm mới được tạo ra là 26,231 nghìn lao động. Trung bình trong giai đoạn này mỗi năm tạo thêm được 24,564 nghìn việc làm mới, tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân trong giai đoạn này đạt 3,39%/năm. Số việc làm mới được tạo ra so với các mục tiêu tăng trưởng của tỉnh Khánh Hòa được trình bày trong Hình 2.12. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2016 2017 2018 2019 2020

Số việc làm mới được tạo ra khi tốc độ tăng trưởng kinh tế 8%

Số việc làm mới được tạo ra khi tốc độ tăng trưởng kinh tế 8.5%

Số việc làm mới được tạo ra khi tốc độ tăng trưởng kinh tế 9%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống Kê Khánh Hòa, 2014

Hình 2.12: Số việc làm mới được tạo ra dự kiến đến năm 2020 theo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Identification of immune correlates of protection in tuberculosis infection (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)