Đánh giá chung về tăng trưởng, lao động và việc làm của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Identification of immune correlates of protection in tuberculosis infection (Trang 78)

Về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đã có sự tăng nhanh trong thời gian vừa qua trung bình đạt 9,19% trong giai đoạn 1995 - 2013. Nhờ sự phát triển nhanh chóng của khu vực công nghiệp và dịch vụ đã làm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa tăng liên tục và khá nhanh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa cũng đã có xu hướng chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng giá trị của khu vực dịch vụ và công nghiệp ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương

Về lao động và việc làm

Sự tăng lên của lực lượng lao động của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng khá. Tỷ lệ của lực lượng lao động so với dân số chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, đạt 55,1% trong năm 2013 và là địa phương có cơ cấu dân số đang nằm trong thời kỳ vàng và là điều kiện thuận lợi cho tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tuy vậy, lao động của tỉnh Khánh Hòa lại phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu là thành phố Nha Trang và Thị xã Ninh Hòa.

Xét về cơ cấu lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị thì tỷ lệ lao động khu vực nông thôn đã giảm khá nhanh trong thời gian vừa qua, giảm xuống còn 59,19% trong năm 2013. Trong khi đó tỷ lệ khu vực thành thị đã tăng lên nhanh chóng. Tính đến hết năm 2013, tỷ lệ lao động khu vực thành thị đã tăng lên 40,81%. Xu hướng chuyển dịch này phù hợp với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của địa phương.

Xét về trình độ đào tạo, có thể thấy rằng tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng đáng kể trong những năm vừa qua. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo bình quân của cả tỉnh đến năm 2013 đã tăng lên là 56,47%. Trong đó, độ tuổi từ 25 đến 39 là độ tuổi lao động có tỷ lệ đào tạo cao nhất. Mặc dù tỷ lệ đào tạo nghề có sự tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại mất cân đối. Tỷ lệ lao động được đào tạo của nữ giới vẫn còn khá chênh lệch so với nam giới và còn mất cân đối giữa tỷ lệ lao động được đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ lao động được đào tạo tại vực thành thị trung bình luôn cao hơn gấp 3 lần so với khu vực nông thôn. Điều này sẽ là trở ngại không nhỏ trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh và là một trong

những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng mức độ phân hóa cả về mặt kinh tế lẫn trình độ phát triển giữa hai khu vực.

Có thể thấy, trình độ của đội ngũ lao động còn có nhiều hạn chế; điều này vừa là khó khăn, thách thức, vừa đem lại những cơ hội phát triển cho các cơ sở đào tạo trong quá trình đổi mới, mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người lao động. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các khu công nghiệp với nhiều ngành sản xuất mới đang phát triển trên địa bàn tỉnh đã đem lại cơ hội việc làm cho người lao động. Trong những năm tới triển vọng tạo việc làm vẫn rất khả quan nhưng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sẽ ngày càng nâng cao; những lao động có đủ kỹ năng và tay nghề mới có khả năng tìm được công việc phù hợp trong tương lai.

Nhìn chung, kết quả phân tích đã cho thấy hiện nay nguồn cung lao động của tỉnh Khánh Hòa đang lớn hơn cầu. Một số lớn lao động trong tình trạng thất nghiệp hoàn toàn hoặc thất nghiệp cơ cấu, nhất là ở khu vực nông thôn. Mặt khác, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật nói chung và lao động qua đào tạo nghề nói riêng của tỉnh Khánh Hòa chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả về số lượng và chất lượng. Do đó, việc đào tạo lao động kỹ thuật cao, thợ lành nghề trở thành yêu cầu cấp thiết và khẩn trương đặt ra đối với công tác đào tạo lao động nói riêng và nguồn nhân lực của tỉnh nói chung trong thời gian đến.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích đã cho thấy nếu như mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 từ 8% đến 9% thì số lượng việc làm mới được tạo ra hàng năm trung bình của tỉnh sẽ dao động từ 14,756 đến 22,953 nghìn việc làm trong năm 2016; và đến năm 2020 số việc làm mới được tạo ra hàng năm trung bình dao động từ 16,118 đến 26,231 nghìn việc làm. Tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân dao động từ 2,23% - 3,39%.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2:

Trong chương 2 của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm của lao động tại tỉnh Khánh Hòa. Đầu tiên nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa; sau đó đề tài nêu thực trạng về tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa giai doạn 1995-2013, nêu lên những điểm mạnh, những điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với lao động của tỉnh Khánh Hòa.

Trong chương này đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013, kết quả phân tích tương quan giữa các biến số nghiên cứu cho thấy vốn và lao động có tương quan rất mạnh và chặt đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua. Để xác định mức độ ảnh hưởng của lao động, việc làm đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013, hàm sản xuất được sử dụng để ước lượng hệ số co giãn của lao động, việc làm đối với tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy độ co giãn của giá trị sản xuất theo vốn (α) bằng 0,619, nghĩa là khi tăng vốn đầu tư lên 1% thì giá trị sản xuất của tỉnh Khánh Hòa sẽ tăng lên 0,619%; trong khi đó, độ co giãn của giá trị đầu ra theo lao động (β) bằng 0,816, nghĩa là khi tăng số lượng lao động lên 1% thì giá trị sản xuất của tỉnh Khánh Hòa sẽ tăng lên 0,816%; Giá trị của (α + β) > 1, điều này có nghĩa rằng hàm sản xuất có hiệu suất tăng dần theo quy mô. Giá trị sản xuất của kinh tế tỉnh Khánh Hòa tăng với tỷ lệ cao hơn mức tăng của lao động và vốn đầu tư của toàn xã hội.

Bên cạnh đó, trong chương này cũng trên cơ sở kết quả phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995- 2013 đã đưa ra dự báo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lao động, việc làm của tỉnh Khánh Hòa đến 2020 và dự báo về việc làm của tỉnh đến 2020.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VÀ THÚC ĐẨY TĂNG

Một phần của tài liệu Identification of immune correlates of protection in tuberculosis infection (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)