Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Kết Cấu Thép Thái Nguyên (Trang 81)

II. Các khoản có thể dùng thanh

2.2.2.5.1Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động

Số vòng quay tài sản( số vòng quay vốn):

Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Ý nghĩa của nó cho ta biết cứ mỗi một đồng đầu tư vào tài sản nói chung có khả năng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ta có:

Từ số liệu trên ta có bảng sau: Số vòng quay tài sản

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân =

Bảng 08: Số vòng quay tài sản

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009 so với 2008 2010 so với 2009

Chênh lệch % Chênh lệch %

Doanh thu thuần

49.829.340.554 45.851.868.862 49.907.940.392 -3.977.471.692 -7,98 4.056.071.530 8,85Tổng tài sản đầu kỳ Tổng tài sản đầu kỳ 26.516.710.834 20.133.921.837 27.008.800.344 -6.382.788.997 -24,07 6.874.878.507 34,15 Tổng tài sản cuối kỳ 20.133.921.837 27.008.800.344 41.624.204.644 6.874.878.507 34,15 14.615.404.300 54,11 Tổng tài sản bình quân 23.325.316.336 23.571.361.091 34.316.502.494 246.044.755 1,05 10.745.141.404 45,59 Vòng quay tổng tài sản(vòng) 2,14 1,95 1,45 -0,19 -8,94 -0,5 -25,24

Kì luân chuyển bình quân tổng

tài sản(ngày) 168,52 185,07 247,53 16,55 9,82 62,47 33,75

Năm 2009, vòng quay tài sản là 1,95 vòng, có nghĩa là mỗi một đồng đầu tư vào tài sản , công ty thu được 1,95 đồng doanh thu. Năm 2010, số vòng quay này là 1.45 giảm so với năm 2009 là 0,5 vòng tương đương với 25,24%. Do doanh thu thuần tăng 4.056.071.530 đồng, bên cạnh đó tổng tài sản bình quân cũng tăng 10.745.141.404 đồng tương đương với 54,11%, nguyên nhân thi ta đã phân tích ở trên, do dó sẽ làm cho vòng quay tài sản giảm.Từ đó, ta thấy được rằng sức sản xuất của tổng tài sản giảm, hiệu quả sủ dụng tài sản không cao, doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý để sử dụng nguồn vốn trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động và lạm phát tăng cao như hiện nay.

Tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn ngắn hạn không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn ngắn hạn chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Số lần luân chuyển vốn ngắn hạn (số vòng quay vốn ngắn hạn)

Kỳ luân chuyển bình quân vốn ngắn hạn

Dựa vào các số liệu có liên quan ta có bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn sau:

Doanh thu thuần Số vòng quay vốn ngắn hạn

Vốn ngắn hạn bình quân =

Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn 360 (ngày)

Số vòng quay vốn ngắn hạn =

Bảng số 09: Số vòng quay vốn ngắn hạn và số ngày một vòng quay

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009 so với 2008 2010 so với 2009 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Doanh thu thuần 51.680.947.545 45.851.868.862 49.907.940.392 -5.829.078.683 -11,28 4.056.071.530 8,85 Vốn ngắn hạn đầu kì 24.283.707.559 17.229.169.162 21.209.054.620 -7.054.538.397 -29,05 3.979.885.458 23,10 Vốn ngắn hạn cuối kì 17.229.169.162 21.209.054.620 36.582.566.043 3.979.885.458 23,10 15.373.511.423 72,49 Vốn ngắn hạn bình quân 20.756.438.361 19.219.111.891 28.895.810.332 -1.537.326.470 -7,41 9.676.698.441 50,35

Số lần luân chuyển VLĐ (vòng) 2,49 2,39 1,73 -0,10 -4,18 -0,66 -27,60

Kì luân chuyển bình quân VLĐ (ngày) 144,59 150,90 208,43 6,31 4,36 57,54 38,13

Tại công ty trong năm 2008 số vòng quay vốn ngắn hạn là 2,49 vòng, mỗi vòng quay của vốn là trong 144,59 ngày. Sang năm 2009 tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn đã giảm xuống 2,39 vòng với số ngày cho một vòng quay tăng lên 150,90 ngày (tương ứng tăng 4,36%). Đến năm 2010, tốc độ chu chuyển vốn ngắn tiếp tục giảm mạnh so với năm 2009, cụ thể giảm 0,66 vòng so với năm 2009. Như vậy năm 2009 và 2010 số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn giảm so với 2008. Từ đó, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa hợp lý và còn kém hiệu quả. Nhìn chung kì luân chuyển của vốn ngắn hạn của công ty như vậy là chưa tốt, do vậy công ty nên tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng các loại vốn ngắn hạn để có số vòng luân chuyển trong năm tới cao hơn nữa.

Số vòng quay hàng tồn kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích nhằm đảm bảo cho sản xuất được tiến hành một cách bình thường, liên tục và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá là càng tốt.

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (kỳ luân chuyển hàng tồn kho)

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kì Số vòng quay hàng tồn kho =

Bảng số 10: Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009 so với 2008 2010 so với 2009 Chênh lệch % Chênh lệch % DTT (đồng) 51.680.947.545 45.851.868.862 49.907.940.392 5.829.078.683- 11,28 4.056.071.530- 8,85 Giá vốn hàng bán (đồng) 47.121.755.038 40.747.639.902 43.845.431.796 - 6.374.115.136 - 13,53 3.097.791.894 7,60 LNTT (đồng) 582.141.791 794.110.207 973.396.477 211.968.416 36,41 179.286.270 22,58 HTH bình quân (đồng) 6.858.882.082 4.217.188.794 10.019.579.816 2.641.693.288- 38,51 5.802.391.022 137,59- Vòng quay hàng tồn kho (đồng) 6,87 9,66 4,38 3 40,64 -5 -89,67 Số ngày 1 vòng quay HTK(ngày) 52,40 37,26 82,27 -15 28,90- 45 868,19 (Nguồn : Phòng KT – TC)

Qua bảng tổng hợp trên ta có một số nhận xét sau:  Về vòng quay hàng tồn kho:

Năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho bằng 6,87 (vòng) có nghĩa là trong kì bình quân có 6,87 lần xuất nhập kho. Năm 2009 hệ số này tăng 2,79 vòng so với 2008, tức là tăng lên 9,66 lần nhập xuất kho bình quân trong năm. Và đến năm 2010, hệ số này giảm mạnh xuống còn 4,38 vòng. Từ các con số trên ta thấy chỉ số này trong năm 2008 là tương đối thấp, đến năm 2009 hệ số này được nâng cao, chứng tỏ việc xuất nhập nguyên vật liệu được tiến hành liên tục do việc sản suất kinh doanh của công ty được mở rộng hơn. Nhưng đến năm 2010 hệ số này giảm mạnh xuống còn 4,38 vòng do lượng hàng tồn kho lớn, công ty nên tìm giải pháp cụ thể để giảm lương hàng tồn kho để giảm lượng vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho và giảm chi phí lưu trữ hàng tồn kho trong thời gian tới.

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho:

Năm 2008 trung bình HTK quay được 6,87 vòng thì mỗi vòng hàng tồn kho có độ dài khoảng 52,40 ngày. Độ dài của một vòng tồn kho này 1 năm sau giảm xuống 37,26 ngày, tức là giảm tới 28,90%. Và đến năm 2010, chỉ số này lại tăng lên 82,27 ngày(tức tăng 45 ngày so với 2009). Chỉ số này có nghĩa là trung bình cứ 82,27 ngày năm 2010 thì công ty xuất hàng 1 lần hay cũng khoảng từng ấy ngày thì công ty lại nhập vật liệu 1 lần. Ta cũng có thể hiểu con số ấy nghĩa là khoảng cách giữa 2 lần nhập xuất kho là 82,27 ngày, giải thích tương tự với năm 2008 và năm 2009. Điều đó cho thấy năm 2010, công ty làm ăn kém hiệu quả hơn, hàng hóa nằm ở trong kho lâu hơn, thời gian để chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền cũng lâu hơn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, đấy một phần cũng là do ảnh hưởng của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, bên cạnh đó công ty cũng chưa đưa ra được một chiến lược tốt để thích nghi với điều kiện đó,

đây chính là một vấn đề mà công ty cần lưu tâm để tìm ra biện pháp khắc phục.

Số vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu.

Đây là quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kì.

Kì thu tiền bình quân

Kì thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kì thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.

Công thức tính :

Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta tính được các chỉ tiêu trên trong bảng sau :

Vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần

Số dư bình quân các khoản phải thu =

Kì thu tiền bình quân

360 (ngày)

Vòng quay các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu = = x 360 Doanh thu

Bảng số 11: Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009 so với 2008 2010 so với 2009 Chênh lệch % Chênh lệch % DTT (đồng) 51.680.947.545 45.851.868.862 49.907.940.392 -5.829.078.683 -11,28 4.056.071.530 8,85 LNTT (đồng) 582.141.791 794.110.207 973.396.477 211.968.416 36,41 179.286.270 22,58 Số dư bình quân các khoản phải thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(đồng) 12.833.328.931 13.814.066.299 13.323.697.615 980.737.368 7,64 -490.368.684 -3,55 Vòng quay các khoản phải thu

(đồng) 4,03 3,32 3,75 -1 -17,58 0 12,85

Kì thu tiền bình quân (ngày) 89,39 108,46 96,11 19 21,33 -12 -11,39

Từ bảng số liệu trên ta thấy :  Vòng quay các khoản phải thu:

Năm 2008 công ty có trung bình 4,03 lần thu được các khoản nợ thương mại, đến năm 2009 con số này giảm xuống còn 3,32 lần, đến 2010 con số này lại tăng lên 3,75 lần. Ta thấy chỉ tiêu này của công ty tương đối là thấp.

Kì thu tiền bình quân:

Năm 2008 kì thu tiền bình quân của công ty là 89,39 ngày, năm 2009 là 108,46 ngày, như vậy qua 2 năm số ngày thu tiền bình quân tăng 19 ngày. Qua đây cho thấy tình hình thu hồi công nợ của công ty là không hiệu quả. Năm 2008 bình quân các khoản phải thu là 12.833.328.931 đồng, nhưng sang năm 2009 con số này đã tăng lên đến 13.814.066.299 đồng. Và đến 2010, kì thu tiền bình quân là 96,11 ngày. Như vậy công tác thu hồi vốn của công ty không phát huy hiệu quả, số ngày để thu hồi một khoản nợ là khá cao. Công ty chưa đưa ra các biện pháp tích cực để thu hồi nợ, vốn bị chiếm dụng vẫn nhiều, ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công ty cần phân tích để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Kết Cấu Thép Thái Nguyên (Trang 81)