vụ trọng tâm là tổ chức xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện công tác kế hoạch, kỹ thuật của đơn vị một cách toàn diện, xây dựng dự toán giá cả nhằm năng cao hiệu quả kinh tế của các mặt hoạt động.
* Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng
- Xưởng cơ khí: Chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất theo đúng tiến độ và đảm bảo kỹ mỹ thuật. Khi có khó khăn vướng mắc phải có trao đổi lại với các phòng ban chức năng. Trong sản xuất phải đảm bảo an toàn về người thiết bị. Tổ chức sản xuất hoàn thành tốt nhất công việc được giao.
- Đội lắp ráp: Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về việc tổ chức thi công lắp dựng các công trình. Đảm bảo tiến độ, an toàn lao động, trong khi thi công chấp hành tốt các biện pháp thi công do Công ty ban hành, hoàn thành tốt công việc được giao.
- Quan hệ giữa các phòng ban, phân xưởng, đội lắp ráp trong toàn Công ty là quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhiệm vụ chung là giúp việc cho Giám đốc, tạo mọi điều kiện để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo cho bộ máy quản ký được hoạt động thông suốt đồng bộ. Phòng ban có nhiệm vụ chỉ đạo cho các đơn vị xưởng, đội.
2.1.8 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty.
Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty.
Từ đặc điểm, quy mô sản xuất, trình độ và yêu cầu quản lý Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên thực hiện tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, tức là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tập trung xử lý tại phòng kế toán.
Sơ đồ 04: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của công ty gồm 04 người, khối lượng công việc được phân công phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người.
+ Trưởng phòng tài chính kế toán (kế toán trưởng):
Kế toán trưởng là người được tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, có chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong công tác quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán thống kê tại công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức lãnh đạo công tác kế toán tại công ty
- Trực tiếp phân công chỉ đạo công việc cho từng cán bộ trong phòng thực hiện.
- Trực tiếp làm công tác kế toán tổng hợp.
- Tổ chức quản lý công tác nghiệp vụ và kiểm soát toàn bộ hoạt dộng kinh tế của Công ty.
- Tiếp nhận, từ chối nhân viên được bổ sung, đình chỉ mọi nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ.
Kế toán trưởng Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ Kế toán TM, TGNH Kế toán TSCĐ kiêm KT thanh toán, Kế toán giá thành
- Đề xuất với Giám đốc về các lĩnh vực Tài chính - Vật tư và tham gia công tác quản lý nội chính của công ty.
+ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Phản ánh, ghi chép tổng hợp về tình hình biến động về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Mặt khác theo dõi các khoản tiền vay ngân hàng, các khoản công nợ, đồng thời theo dõi tình hình huy động vốn giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của Công ty.
+ Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán và kế toán giá thành:
- Theo dõi, ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng và thay đổi của TSCĐ trong Công ty. Tính và phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng hợp lý, tham gia lập kế hoạch và theo dõi tình hình sửa chữa TSCĐ.
- Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ thanh toán, theo dõi toàn bộ công nợ, các khoản phải thu, phải trả từng ngày để kế toán trưởng và giám đốc có kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý theo dõi quá trình thanh toán quỹ tiền mặt, lập báo cáo thu chi hàng ngày.
- Định kỳ nhận các báo cáo từ các bộ phận sản xuất, tổng hợp phiếu chế biến và số lượng vật liệu tiêu hao, tổ chức tổng hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
+ Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ: Hàng ngày thu – chi tiền, đối chiếu với kế toán tiền mặt để có số dư, tồn quỹ thu nhập. Kiểm tra toàn bộ thông tin liên quan đến quá trình nhập – xuất, phân bổ nguyên vật liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho công việc tính giá thành.
Hình thức kế toán
+ Hệ thống tài khoản và chứng từ của Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ/QĐ-BTC
+ Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên hạch toán theo hình thức Nhật ký chung (NKC). Việc hạch toán được thực hiện trên máy vi tính và
sử dụng phần mềm kế toán Standard. Nhà máy áp dụng các chế độ kế toán cụ thể như sau:
- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho theo phương pháp kê khai thườg xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 05: Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung
BÁO CÁO TÀI CHÍNHSỔ CÁI SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán NHẬT KÝ CHUNG Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ NKC, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ NKC để ghi vào sổ cái theo các TK kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ NKC, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt.
- Sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Hiện nay, Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên có 02 máy tính được trang bị phần mềm kế toán Standard sử dụng vào công tác kế toán. Đây là điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện các phần hành của mình một cách chính xác, kịp thời giúp kế toán giảm nhẹ được việc ghi chép sổ sách, tính