ty
4.5.2.1 Nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất
Căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. Kế toán chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại tại công ty là toàn công ty.
Toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo công dụng kế toán của chi phí. Bao gồm các loại chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng loại sản phẩm và tính trực tiếp cho sản phẩm đó.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp không được theo dõi cho từng sản phẩm mà tập hợp chung cho toàn phân xưởng. Sau đó tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng dựa trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất kho dùng để sản xuất thành phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Kế toán sẽ tập hợp chung cho toàn phân xưởng, sau đó sẽ tiến hành phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất kho để sản xuất thành phẩm.
4.5.2.2 Nguyên tắc tính giá thành
Hàng quý công ty tập hợp chi phí sản xuất sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và đến cuối quý công ty sẽ kết chuyển tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang tài khoản để tính giá thành sản phẩm.
Hàng quý công ty sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm căn cứ vào thành phẩm thực tế nhập kho cuối kỳ để xác định giá thành đơn vị.
4.5.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất là tôm nguyên con, vật liệu phụ phục vụ sản xuất bao gồm nước đá, nhiên liệu và các loại hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến. Tôm nguyên liệu khi mua về được phân ra thành nhiều loại khác nhau theo trọng lượng và màu sắc, sau đó được đưa vào sản xuất.
Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu. + Phiếu xuất kho.
+ Phiếu nhập kho. + Sổ cái…
- Đánh giá vật liệu theo giá gốc: Trị giá thực tế
mua ngoài =
Giá mua ghi theo
hóa đơn +
Chi phí thu mua thực tế
- Do nhu cầu sản xuất là cần số lượng nguyên vật liệu nhiều, liên tục và phải tươi sống nên nhập và xuất kho nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên, giá thực tế của nguyên vật liệu biến động liên tục theo từng thời điểm. Vì vậy công ty đã chọn phương pháp tính giá thành bình quân để tính đơn giá xuất kho cho mỗi thời điểm xuất kho.
Đơn giá bình
quân =
Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL nhập trong kỳ
Cuối kỳ kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho, sổ chi tiết kế toán để xác định số lượng vật tư sử dụng trong kỳ, lên bảng tổng hợp số lượng xuất kho sản xuất trong kỳ, lên sổ nhật ký chung, lập báo cáo xuất - nhập - tồn. Đặc biệt do đặc điểm nguyên vật liệu là mặt hàng tươi sống, đồng thời sản phẩm hoàn thành trong thời gian khá ngắn nên trong dây chuyền công nghệ của Công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Dựa vào đó, cuối kỳ kế toán tổng hợp tập hợp chi phí ở từng quý để tính giá thành.
Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào sổ nhật ký chung và sổ cái.
Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” để phản ánh nguyên vật liệu (4.1)
nhập kho và tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho sản xuất.
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Ba yếu tố cấu thành sản xuất là lao động, đối tượng lao động (vật liệu) và tư liệu lao động (máy móc, thiết bị), trong đó yếu tố lao động là yếu tố quyết định. Tiền lương phải trả cho người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh. Sự tồn tại của một đơn vị đòi hỏi sự tăng trưởng tiền lương phải trả, BHXH, BHYT, BHTN VÀ KPCĐ sao cho phù hợp với tốc độ tăng năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất.
Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải vận dụng hai hình thức trả lương là hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
- Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, kích thích người lao động, làm cho người lao động có quyết tâm lao động với số lượng và chất lượng càng cao. Nó phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất tăng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.
Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán tiền lương chính, lương ngoài giờ. - Bảng phụ cấp độc hại.
Cuối tháng phân xưởng sản xuất gửi bảng chấm công đến phòng kế toán. Kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính toán tiền lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp độc hại theo đúng qui định, đồng thời trích KPCĐ 2%, BHXH 17%, BHYT 3% và BHTN 1% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Ngoài ra, Công ty còn một khoản chi lương khác đó là lương công nhật, khoản lương này không trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT và BHTN.
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 334 “ Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất.
- TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” dùng để phản ánh các khoản trích theo lương công nhân viên do công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó chi tiết thành TK 3382 ”Kinh phí công đoàn”, TK 3383
“Bảo hiểm xã hội”, TK 3384 “Bảo hiểm y tế”, TK 3389 “Bảo hiểm thất nghiệp”
- TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí chung là những chi phí phục vụ chung cho tất cả các tổ sản xuất và toàn Công ty. Bao gồm chi phí lương nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng, chi phí vệ sinh, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí khác bằng tiền…
Chứng từ sử dụng
+ Bảng khấu hao tài sản cố định. + Bảng tính lương.
+ Phiếu chi tiền mặt. + Sổ cái…
Tài khoản sử dụng
+ TK 111, TK 112, TK 153, TK 214, TK 334, TK 338,… dùng để phản ánh các chi phí phục vụ phân xưởng sản xuất.
+ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung.
4.5.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc điểm của ngành chế biến thủy sản không có sản phẩm dở dang. Trong hoạt động sản xuất công nhân trực tiếp chế biến tôm nguyên liệu làm việc theo ca cả ngày lẫn đêm để đảm bảo “độ tươi” của nguyên liệu nên sản xuất liên tục.
4.5.2.5 Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm
Cuối kỳ, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã phát sinh, kế toán tập hợp chi phí vào tài khoản 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154 – Chi Phí NVLTT phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 – Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ
Có TK 622 – Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154 – Chi phí SXC phát sinh trong kỳ
Có TK 627 – Chi phí SXC phát sinh trong kỳ
4.5.2.6 Tính giá thành sản phẩm
Trong quý, Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng do thời gian có hạn nên để tài này chỉ tập trung tính giá thành cho sản phẩm tôm HOSO, tôm HLSO và mặt hàng tôm xẻ bướm.
Tại công ty áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành. Do công ty áp dụng cùng một qui trình công nghệ mà sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những sản phẩm có quan hệ tỷ lệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là từng nhóm sản phẩm gắn liền với qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm.
Tại Công ty áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành theo công thức sau:
Tổng sản phẩm chuẩn = ∑ sản phẩm i hoàn thành x hệ số qui đổi (4.3) (4.4) (4.5) (4.6) Giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm chuẩn = Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Tổng sản phẩm chuẩn Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i = Giá thành thực tế đơn vị
sản phẩm chuẩn x Hệ số qui đổi Tổng giá thành thực tế sản phẩm i = Số lượng sản phẩm I i hoàn thành X Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i i i = 1
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN