Một số giải pháp về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán tính giá thành và phân tích biến động giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu minh hải (Trang 71)

khuyến khích người lao động chú ý đến chất lượng của sản phẩm mà chỉ chú ý đến số lượng sản phẩm sản xuất ra.

- Vào thời điểm khó khăn để góp phần giảm chi phí tiền lương trả cho công nhân Công ty cần áp dụng hình thức trả lương khoán cho bộ phận công nhân phụ trợ hoặc công nhân làm công nhật theo thời vụ, vì nguyên liệu đầu vào không ổn định.

- Do đặc thù ngành nghề kinh doanh chế biến thủy sản, phát sinh nhiều mặt hàng, nhiều bộ phận, do đó có một số kế toán kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, Do đó để đảm bảo chất lương công việc Công ty nên bố trí thêm kế toán viên để giảm tải công việc và đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho công tác quản lý trong Công ty

- Hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty cần linh hoạt và phân chia thành các tiểu khoản để theo dõi các chi phí phát sinh cho từng loại sản phẩm.

5.3.2 Một số giải pháp về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm

Đối với với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào. Khi nói đến chi phí sản xuất đều cho rằng chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Bởi vì mục đích kinh doanh là lợi nhuận, mà lợi nhuận của Công ty nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chi phí thực tế. Do đó để có được lợi nhuận như mong muốn đơn vị khi xây dựng kế hoạch kinh doanh của năm sau, phải căn cứ từ kết quả thực hiện năm trước, dự báo được nguồn nguyên liệu, sản lượng của năm kế hoạch, từ đó xác định định mức lao động phù hợp nhu cầu. Trong quá trình thực hiện có sự kiểm tra theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh theo định kỳ hàng quý, để phát hiện chấn chỉnh kịp thời, khắc phục những hạn chế trong quản lý điều hành và đề ra giải pháp có hiệu quả.

a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Ngoài việc việc quản lý xuất, nhập tồn kho nguyên liệu rõ ràng, chặt chẽ cần phải quan tâm một số vấn đề sau nhằm giảm bớt chi phí trong việc tính giá thành.

+ Công ty cần có kênh thăm dò thị trường thu mua nguyên liệu, cơ sở cung cấp nguyên liệu phải cố định, uy tín và tin cậy, hạn chế thu gom nhỏ lẽ và đại lý thu mua không ổn định, kém chất lượng đồng thời giảm bớt chi phí

thu mua như: chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho bãi trung gian, công tác phí nhân viên thu mua nhỏ lẽ. Mở rộng mạng lưới hình thức thu mua tận gốc từ các cơ sở đánh bắt có quy mô, có thương hiệu hạn chế thu mua qua các khâu trung gian… ưu tiên khuyến khích các nhà cung cấp mang nguyên liệu đến tận Công ty.

+ Đối với khách hàng cung cấp nguyên có uy tín, gắn bó nhiều năm với doanh nghiệp, công ty nên có chính sách đầu tư vốn để tiếp sức cho cơ sở thu mua cung cấp nguyên liệu nhiều hơn cho doanh nghiệp.

+ Nguyên liệu mua về phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo chất lượng nguyên liệu nhằm giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất.

b. Chi phí nhân công trực tiếp

Tại công ty chi phí nhân công được chia đều cho tổng số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ, làm như vậy ta thấy khi tính giá thành đơn vị sẽ chưa chính xác, vì với mỗi loại nguyên liệu Tôm xuất kho đưa vào chế biến thì mỗi loại có định mức giờ công hoàn thành khác nhau. Vì vậy ta nên căn cứ vào số giờ lao động và số giờ sản phẩm hoàn thành của mỗi loại để xác định chi phí nhân công sản xuất.

Ta có thể phân bổ theo cách sau: Tổng chi phí

nhân công cho sản phẩm

=

Tổng chi phí nhân công sản xuất Tổng số giờ công thực tế x

Tổng số giờ công cho Tôm

sản phẩm Hiện tại công ty vẫn chưa theo dõi chính xác số giờ công lao động của công nhân sản xuất cho việc chế biến mỗi loại thành phẩm vì kế toán cho rằng chi phí này là không đáng kể trong giá thành sản phẩm nên việc phải theo dõi và hạch toán chi tiết là không cần thiết.

Thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động. Ngoài việc quản lý tốt lao động tiền lương công ty còn khen thưởng cho lao động giỏi có thành tích xuất sắc trong công tác và phạt nhằm động viên thi đua hoàn thành trách nhiệm được giao.

c. chi phí sản xuất chung

Tại Công ty chi phí sản xuất chung xử lý không theo chuẩn mực 02 “hàng tồn kho” qui định.

- Phần chi phí sản xuất thực tế thì phát sinh bao nhiêu ghi nhận vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh (phù hợp với chuẩn mực 02).

Sơ đồ 5.2: Sơ đồ chi phí sản xuất chung theo chuẩn mực 02 “hàng tồn kho” - Phần chi phí sản xuất chung cố định thì công ty phân bổ hết vào chi phí chế biến sản phẩm không quan tâm đến số lượng sản phẩm sản xuất ra lớn hơn hay nhỏ hơn công suất bình thường (công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường). Vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường cho nên Công ty nên sớm triển khai chuẩn mực 02 để giá thành sản phẩm phù hợp với chi phí chế biến.

* Chi phí sản xuất chung theo chuẩn mực 02 được thể hiện như sau: Chi phí sản xuất chung được chia làm 2 loại:

+ Chi phí sản xuất chung cố định: Là chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩn sản xuất (như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng…và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất). Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường máy móc thiết bị (công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường)

- Mức sản phẩm thực tế sản xuất > công suất bình thường: Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

- Mức sản phẩm thực tế sản xuất < công suất bình thường: chỉ phân bổ chi phí sản suất chung cố định vào chi phí chế biến sản phẩm theo mức công suất bình thường, khoản chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ thì ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ.

+ Chi phí sản xuất chung biến đổi: Là chi phí gián tiếp thường thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất (chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp) chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Sơ đồ phân bổ chi phí sản xuất chung theo chuẩn mực 02 “hàng tồn

kho” TK 627 TK 154

Trong kỳ tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh

Cuối kỳ, phân bổ (kết chuyển) vào các đối tượng theo tiêu chuẩn phù hợp TK 111, 112, 142, 152,

153, 214, 331, 334,…

TK 632 CPSX chung cố định, phần không phân bổ (không được tính vào giá thành)

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải là công ty chuyên sản xuất kinh doanh và chủ yếu là mặt hàng thủy sản. Nhưng hiện nay, trên thị trường tình hình giá Tôm và các mặt hàng thủy sản luôn biến động. Một phần do ảnh hưởng suy thoái nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất khẩu bị tác động trực tiếp. Giá điện, nước, giá xăng, dầu và chi phí khác đều tăng góp phần làm tăng chi phí của doanh nghiệp, mặt khác nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết khí hậu … Tuy vậy, nhưng Công ty vẫn duy trì và giữ được bình ổn trong hoạt động kinh doanh, tạo được uy tín với đối tác, với tình hình kinh doanh ngành nghề chế biến thủy sản khó khăn hiện nay mà công ty vẫn duy trì được thương hiệu và có hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp là sự phấn đấu tích cực của ban lãnh đạo và sự gắn bó của tập thể công nhân lao động công ty.

Qua việc tìm hiểu về tình hình kế toán chi phí sản xuất và phân tích ảnh hưởng của các khoản chi phí đến giá thành ta có thể thấy rằng Công ty đã có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn đến việc hình thành các khoản mục chi phí, cũng như ảnh hưởng của những biến động của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm . Bởi vì, chi phí sản xuất đóng vai trò rất quan trọng nó chính là giá thành sản phẩm, nó quyết định giá bán sản phẩm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, muốn đem lại lợi nhuận tối đa cho đơn vị, Công ty cần phải xây dựng tốt về kế hoạch giá thành sản phẩm trên cơ sở hạch toán từng yếu tố chi phí phải phù hợp, chặt chẽ, tránh lãng phí, đồng thời phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, tiến tới mục tiêu hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trong thời buổi kinh tế hiện nay và đủ năng lực phấn đấu mở rộng sản xuất kinh doanh.

6.2 KIẾN NGHỊ

Nhà nước cần ban hành chính sách mở trong việc can thiệp giúp doanh nghiệp xuất khẩu như thuế quan xuất khẩu, thủ tục xuất khẩu, giải ngân vốn vay ưu tiên cho ngành chế biến thủy sản, đối với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất tốt, có thương hiệu, nhưng hiện nay thiếu vốn.

Có biện pháp can thiệp về chống phá giá mua nguyên liệu sản xuất, đối với đối tác ngoài nước, nhằm đảm bảo kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Sớm ban hành chủ trương về chính sách hỗ trợ về vốn vay lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh do yếu tố

khách quan tác động, đặc biệt như ngành chế biến thủy sản hiện nay. Để khi doanh nghiệp gặp khó khăn có nguồn trả lương và thực hiện các chế độ chính sách, chế độ liên quan đến quan hệ lao động.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần phối hợp với cơ quan chuyên doanh về Bảo hiểm cụ thể hóa về Bảo hiểm Nông nghiệp mở rộng địa bàn toàn tỉnh nhằm duy trì và phát triển thế mạnh tiềm năng nguồn nguyên liệu của tỉnh. Cần thực hiện tốt hơn nữa công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn thủy sản, tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ nhiên liệu cho Tàu đánh bắt, khai tác thủy sản xa bờ. Đẩy mạnh công tác công tác quy hoạch theo vùng chuyển dịch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất, nhằm góp phần cung ứng nguồn nguyên liệu dồi dào cho doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra các hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Tuyên truyền chủ trương của Đảng, nhà nước kịp thời đến tất cả các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng để ý thức được trong sản xuất kinh doanh cũng như đề phòng thiệt hại do khách quan tác động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS. Phan Đức Dũng (2007). Kế toán chi phí giá thành, sách đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

ThS. Bùi Văn Trường (2008). Kế toán chi phí, nhà xuất bản lao động xã hội.

Nguyễn Minh Tiến (2009). Bài giảng kế toán chi phí

Trương Kim Thành ( ĐH Cần Thơ, 2009) luận văn tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX.

Huỳnh Xuân Vinh ( ĐH Cần Thơ, 2006) luận văn tốt nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX.

Vũ Huy Cẩm (2003). Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, NXB Thống Kê, TPHCM. Các trang Web - www.thuysanvietnam.com.vn - www.jostoco.com http://casep.com.vn/index.php/vi/news/Che-bien-xuat-khau-thuy-san/Xuat- khau-thuy-san-6-thang-dau-nam-phuc-hoi-267

Một phần của tài liệu kế toán tính giá thành và phân tích biến động giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu minh hải (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)