Khái quát tài nguyên du lịch của Cần Thơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu những động cơ kéo và động cơ đẩy trong hoạt động du lịch thành phố cần thơ (Trang 38)

Là trung tâm kinh tế, văn hóa của Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ từ lâu được xem là miền đất Tây Đô làm đắm lòng du khách với nhiều nét duyên dáng và độc đáo qua câu hò xứ sở (Hò ơi,…Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về). Cần Thơ được đánh giá là có cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thương nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh và sang Campuchia. Về phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ có nhiều điểm tham quan như: Tượng đài Bác Hồ, nhà Bảo tàng thành phố, nhà Bảo tàng Quân khu 9, đình Bình Thủy, chùa Khánh Quang, chùa Ông, chùa Nam Nhã Đường, Hội Linh Cổ Tự, Long Quang Cổ Tự, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, mộ nhà thơ Phan Văn Trị, Trường Đại học Cần Thơ. Còn phải kể đến tháng 4 năm 2013, di tích Giàn Gừa (Ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Mỹ, huyện Phong Điền) được UBND Thành Phố Cần Thơ công nhận là cây di sản văn hóa cấp thành phố, và tháng 6 năm 2013, di tích này đã được Hội Bảo Vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long, đây là điều đáng tự hào cho Cần Thơ nói riêng, cho những người con của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Từ khi được công nhận là cây di sản, di tích Giàn Gừa

30

càng đón nhiều hơn du khách viếng thăm. Quả thật, Cần Thơ có khả năng phát triển du lịch văn hóa.

Một hình ảnh dễ dàng bắt gặp là hệ thống sông rạch chằng chịt và một số làng nghề truyền thống; các tiềm năng cảnh quan sinh thái như cồn Cái Khế, Cồn Khương, Cồn Ấu, cù lao Tân Lộc, làng hoa Thới Nhật, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ dọc bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, du thuyền trên sông..., được kết nối với trung tâm thành phố bằng hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy rất thuận tiện, có khả năng phát triển du lịch sinh thái; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt, đáng chú ý là dự án Trung tâm văn hóa Tây Đô, Trung tâm văn hóa Khmer Nam bộ, dự án khôi phục lộ Vòng Cung - làng cổ Bình Thủy…

Cần Thơ còn đầu tư một số loại hình dịch vụ du lịch khác như khu vui chơi giải trí (Công viên Văn hóa Miền Tây), du lịch hội thảo (Nhà hàng Hoa Sứ)…, thành phố có khả năng đón tiếp và phục vụ ăn nghỉ cho du khách với hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, đa phần đã được xếp hạng từ tiêu chuẩn đến 4 sao và một số nhà nghỉ dạng resort…, đáp ứng được nhu cầu ăn ở của du khách trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, được xem là đặc sản và đây là món ăn tinh thần đối với Đồng bằng sông Cửu Long, đàn ca tài tử, một loại hình đặc biệt của âm nhạc dân tộc từ lâu là một trong những sợi dây kết nối giữa Cần Thơ và khách du lịch gần xa. Nghe và xem qua dù chỉ một lần cũng đã đủ để du khách nhớ mãi về miền đất Phương Nam hiền hòa và mến khách. Và từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể (5/12/2013), đây là bước ngoặt rất trọng cho sự phát triển càng thêm mạnh mẽ, đàn ca tài tử như càng có thêm sức sống. Sự kiện trên đã tạo điều kiện để du khách trong và ngoài nước đến Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Cần Thơ để thưởng thức đàn ca tài tử. Quả thật, đàn ca tài tử đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển du lịch của Cần Thơ.

Bên cạnh còn phải kể đến tìm năng phát triển du lịch “Homestay” một loại hình “du lịch xanh” lý tưởng đối với các bạn trẻ quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa. Khi đi du lịch Home Stay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên. Khách cũng được yêu cầu phải “nhập gia tùy tục” và biết cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ.

31

Chiều 6/6/2014, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tình hình hoạt động ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm tháng đầu năm và đề ra kế hoạch thực hiện từ nay đến cuối năm 2014. Trong một phần của hội nghị có nội dung, “từ nay đến cuối năm 2014, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp các tỉnh trong vùng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từng tỉnh, triển khai công tác bình chọn công nhận điểm du lịch tiêu biểu của vùng năm 2014; tổ chức xây dựng đề án khoa học “Mô hình vườn sinh thái” phục vụ du lịch tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, thực hiện liên kết, quảng bá du lịch và tiếp tục tham gia hội đồng thẩm định điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Cần Thơ giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” [10]

Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, trong năm 2012, địa phương này đã đón và phục vụ khoảng 1,18 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có khoảng 191 nghìn lượt khách quốc tế, vượt 7% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Cần Thơ, trong năm 2014, cụ thể 10 tháng qua, ngành du lịch địa phương đã thu hút gần 1,2 triệu lượt khách du lịch, đạt 89% kế hoạch năm, tăng 120.000 người so cùng kỳ năm ngoái, trong đó có trên 180.000 khách nước ngoài.

Cần Thơ, vùng đất có nhiều tiềm năng du lịch, nhưng chỉ quan tâm và tập trung vào việc khai thác cái “trời cho” thì khó có thể đưa du lịch phát triển, bởi để phát triển du lịch thì cần phải xét nhiều yếu tố. Trong đó, động cơ “kéo” và “đẩy” đóng vai trò rất quan trọng trong du lịch [27].

CHƯƠNG 4

NHỮNG ĐỘNG CƠ KÉO VÀ ĐẨY TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu nghiên cứu những động cơ kéo và động cơ đẩy trong hoạt động du lịch thành phố cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)