II/ Các hoạt động dạy học 1 ổn định tổ chức.
Một số bài toán giải bằng phơng pháp giả thiết tạm…
I/ Mục tiêu:
- Học sinh giải đợc các bài toán bằng phơng pháp “giả thiết tạm”. - Rèn kỹ năng trình bày bài cho HS
II/ Các hoạt động dạy học 1- ổ n định tổ chức. 1- ổ n định tổ chức.
2-Bài tập:
Bài 1: 12 con vừa gà vừa thỏ có tất cả 32 chân. Hỏi có bao nhiêu con gà? bao nhiêu con thỏ.
Giải:
Một con gà có 2 chân, một con thỏ có 4 chân. Giả sử 12 con đều là gà thì số chân sẽ là:
12 x 2 = 24 (chân ).
Số chân hụt đi so với ban đầu là: 32 – 24 = 8 (chân)
Số chân hụt đi là vì ta đã thay thỏ bằng gà. Mỗi lần thay một con thỏ bằng một con gà thì số chân sẽ hụt đi là: 4 – 2 = 2 (chân).
Số con thỏ có là: 8 : 2 = 4 (con) Số con gà có là: 12 – 4 = 8 (con). Đáp số: Thỏ: 4 con; gà: 8 con.
Bài 2: Có 10 xe chở gạo gồm 2 loại: Loại 1 xe chở đợc 45 tạ và loại 2 xe chở đợc 32 tạ. Tất cả đã chở đợc 39 tấn 8 tạ gạo. Hỏi có bao nhiêu xe mỗi loại?
Giải:
Đổi 39 tấn 8 tạ = 398 tạ.
Giả sử 10 xe đều là xe loại 1 thì số gạo chở đợc là: 10 x 45 = 450 (tạ).
Số gạo dôi ra là: 450 – 398 = 52 (tạ)
Số gạo dôi ra là vì ta đã thay xe loại 2 bằng xe loại 1. Mỗi lần thay 1 xe loại 2 bằng một xe loại 1 thì số gạo dôi ra là:
45 – 32 = 13 (tạ). Số xe loại 2 là: 52 : 13 = 4 (xe). Số xe loại 1 là: 10 – 4 = 6 (xe). Đáp số: 6 xe loại 1; 4 xe loại 2
Bài 3: 340 học sinh Trờng Đống Đa đi tham quan bằng cả 2 loại xe, loại xe 40 chỗ ngồi và loại xe 30 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu xe mỗi loại? biết tất cả có 10 xe.
Giải:
Giả sử 10 xe đều là xe loại 30 chỗ ngồi thì chở đợc số học sinh là: 30 x 10 = 300 (học sinh).
Số học sinh hụt đi là: 340 – 300 = 40 (học sinh)
Số học sinh hụt đi là do thay một xe 40 chỗ ngồi bằng một xe 30 chỗ ngồi. Mỗi lần thay một xe 40 chỗ ngồi bằng một xe 30 chỗ ngồi thì hụt đi số học sinh là: 40 – 30 = 10 (học sinh)
Số xe loại 40 chỗ ngồi là: 40 : 10 = 4 (xe). Số xe loại 30 chỗ ngồi là: 10 – 4 = 6 (xe). Đáp số: 6 xe loại 30 chỗ ngồi; 4 xe loại 40 chỗ ngồi.
Bài 4: Lớp em mua 45 vé đi xem xiếc gồm 3 loại: Loại vé 5.000đ, loại vé 3.000đ và loại vé 2.000đ. Biết tất cả có 145.000đ, số vé 2000đ gấp đôi số vé 3000đ. Hỏi có bao nhiêu vé mỗi loại?
Bài giải:
Giả sử cả 45 vé đều là loại vé 5000đ thì số tiền mua vé sẽ là 5000 x 45 = 225.000(đồng).
Số tiền dôi ra là: 225.000 – 145.000 = 80.000 (đồng)
DôI ra 80.000đ là vì đã thay vé 2000đ và 3000đ bằng vé 5000đ. Vì số vé 2000đ gấp đôi số vé 3000đ nên mỗi lần thay một vé 3000đ, hai vé 2000đ bằng ba vé 5000đ thì số tiền dôi ra là: 5000 x 3 – ( 2000 x 2 + 3000 x 1) = 8000 (đồng). Số lần thay vé 3000đ và 2000đ bằng vé 5000đ là: 80.000 : 8000 = 10 (lần). Số vé 3000đ là: 10 : 1 = 10 (vé). Số vé 2000đ là: 10 x 2 = 20 (vé) Số vé 5000đ là: 45 – 10 – 20 = 15 (vé).
Đáp số: Loại 3000đ : 10 vé; loại 2000đ: 20 vé; loại 5000đ: 15 vé
- Nhận xét giờ học
- BTVN: Bài 278 toán bồi dỡng(tr-.31)
Tuần 9:
Ngày soạn: 27 – 10 - 2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Toán: