Thực trạng tăng trưởng tín dụng của Vietcombank

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại vietcombank (Trang 43)

4.2.1.1. Diễn biến tăng trưởng tín dụng

Hình 4.6: Diễn biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank theo quý

Nguồn: Tính toán theo BCTC VCB

Hình trên cho thấy diễn biến tăng trưởng tín dụng của VCB trong giai đoạn quý 1/2008 đến quý 4/2014 diễn biến không ổn định.

Trong giai đoạn này, có một số thời điểm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng âm bao gồm: quý 3 năm 2008, tăng trưởng tín dụng giảm 4,667% từ 109.762 tỷ đồng trong quý 2/2008 còn 104.637 tỷ đồng trong quý 3/2008, mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn này. Đây cũng là thời điểm thị trường chứng khoán đi xuống, nền kinh tế VN bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái. Quý 2 năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt -3,522% do dư nợ tín dụng giảm từ 191,824 tỷ đồng xuống còn 185,069 tỷ đồng, quý 3 năm 2011, dư nợ tín dụng tiếp tục giảm 182,727 tỷ đồng khiến tăng trưởng tín dụng trong quý này chỉ đạt -1,265%. Đến quý 1/2012, tăng trưởng tín dụng tiếp tục

202.260 tỷ đồng trong quý này. Cuối cùng là quý 2/2013, tăng trưởng tín dụng trong quý này đạt -3,141% do dư nợ tín dụng giảm từ 239.147 tỷ đồng trong quý 1/2013 xuống còn 231.636 tỷ đồng.

Có một số thời điểm tăng trưởng tín dụng của VCB đạt mức xấp xỉ 10% bao

gồm: quư 3 năm 2010, dư nợ tín dụng tăng từ 163.302 tỷ đồng lên 176.814 tỷ đồng khiến tăng trưởng tín dụng quý này đạt tới 10,415%, tiếp đến là quý 4 năm 2011, tiếp theo 2 quý tăng trưởng tín dụng âm liên tục thì trong quý này, dưnợ tín dụng tăng từ mức 182.762 tỷ đồng trong quý 3/2011 lên 204.146 tỷ đồng trong quý 4/2011 đã khiến tăng trưởng tín dụng đạt mức 11,722%. Cuối cùng là quý 4 năm 2013, tăng trưởng tín dụng đạt mức 9,988% do dư nợ tín dụng tăng từ 243.530 tỷ đồng trong quý 3/2013 lên

267.854 tỷ đồng trong quý 4/2013. Ngoài ra các quý 4/2010, Q1/2011. Q4/2014 cũng có mức tăng trưởng tín dụng khá cao với tỷ lệ này lần lượt là: 8,274%; 8,489%;

7,564%.

So sánh mức tăng trưởng tín dụng của các đối thủ cạnh tranh, ta có số liệu theo năm như sau, ta có:

Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM nhà nước

2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

VCB 19,26% 15,58% 13,55% 18,08%

CTG 25,48% 13,53% 13,14% 16,77%

BIDV 15,74% 15,94% 15,23% 14,10%

Ngành 12% 8,91% 5,03% 12,62%

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM

Bảng số liệu trên cho thấy xu hướng chung trong từ năm 2011 đến nay là tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đều giảm. Đây cũng là thực trạng chung của nền kinh tế. Nếu như tính theo quý, thì diễn biến tăng trưởng tín dụng của VCB diễn biến không ổn định thì tính theo năm, về cơ bản tăng trưởng tín dụng của VCB có chiều hướng giảm xuống dưới 20% trong đó thấp nhất là năm 2013 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 13,55%. Trong năm này, tăng trưởng tín dụng của CTG cũng chỉ đạt 13,14%, thấp nhất trong giai đoạn và BIDV đạt 15,23%. Năm 2011, lãi suất tăng cao khiến cho các khách hàng khó tiếp cận với tín dụng ngân hàng, đây cũng là năm mà đánh dấu sự giảm sút mạnh của tín dụng ngân hàng.

Từ năm 2012, NHNN đã đưa ra lộ trình giảm dần các mức lãi suất điều hành, làm cơ sở để các NHTM giảm lãi suất cho vay nhằm khơi thông dòng tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, đồng thời bảo đảm chất lượng tín dụng, cơ cấu lại những khoản nợ vay có lãi suất cao trước đây.

Ngày 23/4/2012, NHNN đã ban hành quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép

các tổ chức tín dụng (TCTD) giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo qui định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Thực hiện Nghị quyết số 48/2013/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2013, NHNN đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay vốn để khơi thông dòng tín dụng, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN qui định về cho vay, hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 48/NQ-CP.

Tuy nhiên nền kinh tế vẫn trong thời kì suy thoái, các doanh nghiệp gặp khó khăn lại khó tiếp cận vốn tín dụng, khó khăn càng chồng chất khó khăn, nợ xấu của các ngân hàng tăng cao càng làm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế ngày càng trở nên khó khăn.

Trước tình hình tín dụng tăng chậm, NHNN đã chỉ đạo các NHNN chi nhánh tổ chức, triển khai các chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại các địa phương nhằm mở rộng tín dụng và hỗ trợ các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đề ra các biện pháp xử lý vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN, các TCTD trong đó có

VCB đã đưa ra nhiều chương trình tín dụng hấp dẫn và đa dạng, chủ động tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay.

Việc triển khai những chương trình tín dụng kể trên có ý nghĩa tích cực, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị trường. Đến cuối tháng 8/2014, tín dụng cho nền kinh tế tăng 5,82% so với cuối năm 2013, mặc dù tín dụng tăng còn thấp nhưng đã có sự chuyển dịch, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 của VCB cũng đã tăng lên 18,08%, cao hơn hẳn so với CTG và BIDV.

Tuy nhiên, tựu chung lại, mặc dù NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, các TCTD đã giảm lãi suất, chủ động tìm kiếm khách hàng, song tăng trưởng tín dụng vẫn đạt thấp. Nguyên nhân chủyếu là do sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, thị trường bất động sản phục hồi chậm. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu và cân đối tài chính, nên chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh

doanh.

Cho tới nay, tình trạng nợ đọng ngân sách và nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được giải quyết dứt điểm; do còn nhiều vướng mắc trong việc xử lý tài sản đảm bảo nên tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm và chưa đạt kết quả nhưmong muốn, thị trường mua bán nợ xấu chưa hình thành; nợ xấu có phần tăng do các TCTD đang phải áp dụng các qui định an toàn mới theo hướng phù hợp dần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Những điều này đã ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tín dụng của các

TCTD nói chung và VCB nói riêng. Mặc dù về cơ bản, tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN vẫn cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành.

4.2.1.2. Chất lượng tăng trưởng tín dụng

Một số chỉ tiêu đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng:

Bảng 4.7: Chỉ tiêu an toàn hoạt động của VCB giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ cho vay/ huy động 86,68 79,43 80,50 75,92

CAR 11,14 14,63 13,13 11,61

Nguồn: BC thường niên VCB 2014

Có thể thấy chỉ tiêu tỷ lệ cho vay trên huy động của VCB có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2011, chỉ tiêu này của VCB đạt gần 87% thì năm 2012 giảm chỉ còn hơn 79%, năm 013 chỉ tăng nhẹ lên 80% và năm 2014 giảm chỉ còn gần 76%. Như vậy, với nguồn vốn huy động được, VCB đang giảm dần tỷ trọng đầu tư vào hoạt động cho vay. Trong bối cảnh nền kinh tế cho khăn, nợ xấu tăng cao thì điều này giúp VCB giảm thiểu rủi ro và giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động cho vay.

Hệ số CAR của VCB khá cao, trong giai đoạn 2011-2014 đều đạt mức trên 11%, thậm chí đạt trên 13% trong 2 năm 2012-2013, cao hơn nhiều so với mức quy định của NHNN.

Như vậy, các chỉ tiêu đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng của VCB đảm bảo theo quy định của NHNN và có xu hướng diễn biến tốt hơn qua các năm. Bên cạnh đảm bảo tăng trưởng tín dụng qua các năm, VCB vẫn đảm bảo các chỉ tiêu để an toàn trong hoạt động của VCB.Cơ cấu tín dụng của VCB giai đoạn 2011-2014 như sau:

Bảng 4.8: Cơ cấu tín dụng của VCB giai đoạn 2011-2014

Cơ cấu tín dụng 2011 2012 2013 2014 Thời hạn Ngắn hạn 58.883% 62.007% 63.889% 63.948% Trung hạn 10.661% 10.405% 10.915% 10.372% Dài hạn 30.456% 27.588% 25.196% 25.681% Loại hình DNNN 26.63% 24.28% 28.30% 27.84% CTNHH 18.36% 20.18% 22.04% 21.48% DNDTNN 6.16% 5.51% 5.06% 5.53% HTX&CTTN 2.11% 2.22% 2.00% 1.87% Cá nhân 9.97% 11.94% 13.58% 16.00% Khác 36.77% 35.87% 29.01% 27.28% Ngành Xây dựng 6.13% 5.84% 5.61% 5.07%

Sản xuất & phân phối 7.61% 8.45% 6.26% 7.31%

Sản xuất & gia công 36.99% 35.33% 34.25% 34.48%

Khai khoáng 6.47% 6.12% 6.55% 4.33%

Nông, lâm, thuỷ hải sản 1.17% 1.98% 2.25% 2.36%

VT&TTLL 5.64% 5.14% 3.72% 4.69%

TMDV 22.18% 22.20% 29.46% 29.27%

NHKS 2.59% 2.50% 2.60% 2.72%

Khác 11.22% 12.45% 9.29% 9.77%

Nhìn vào cơ cấu tín dụng của VCB có thể thấy:

Về thời hạn cho vay, VCB chủ yếu cho vay ngắn hạn với tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm hơn 50% và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, tỷ trọng này là 58,8% thì năm 2012 đã tăng lên 62%, năm 2013 là 63,8% và năm 2014 là 63,95%. Tiếp đến là cho vay dài hạn với tỷ trọng chiếm hơn 20% và đang có xu hướng giảm. Năm 2011, tỷ trọng cho vay dài hạn là 30,5%, năm 2012 tỷ trọng này giảm còn 27,6%, năm 2013 giảm còn 25,1% và năm 2014 còn 25,7%. Trong khi đó cho vay trung hạn chỉ chiểm khoảng 10%. Cơ cấu cho vay này là tương đối phù hợp vì vốn huy động của VCB chủ yếu vốn ngắn hạn, với tình hình kinh tế phức tạp như hiện nay, cho vay dài hạn sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng mà dễ thấy nhất là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Về đối tượng cho vay, khách hàng cá nhân của VCB chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần qua năm cho thấy VCB đang mở rộng định hướng phát triển sang loại hình ngân hàng bán lẻ. Ngoài đối tượng cho vay khác chiếm tỷ trọng lớn nhất thì DNNN là đối tượng chiếm tỷ trọng cho vay cao với tỷ trọng gần 30% trong tổng dư nợ cho vay của VCB. Mặc dù Việt Nam đã và đang xây dựng một nền kinh tế trong đó môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, nhưng trên thực tế vẫn xem kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, DNNN là nòng cốt. Hoạt động cho vay DNNN, được chỉ định hay bảo lãnh “ngầm”. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả là quy mô của khu vực này quá lớn trong khi mô hình quản lý nhiều đầu mối và kém minh bạch. Cơ chế thiếu minh bạch hóa thông tin yếu kém làm giảm hiệu quả của cơ chế giám sát từ bên ngoài, khiến các cơ quan quản lý, nhà đầu tư tiềm năng và công luận khó đưa ra đánh giá đúng và khách quan về thực trạng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp... dẫn đến rủi ro cho vay đối với đối tượng này là rất lớn. Trong khi các khoản nợ xấu nêu trên cũng được đánh giá là rất khó giải quyết. "Doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác để có tiền trả nợ ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp Nhà nước rất khó có thể bán theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy giảm. Vì vậy, các khoản nợ mà các doanh nghiệp Nhà nước vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn...

Về cơ cấu ngành cho vay, VCB cho vay nhiều nhất đối với lĩnh vực sản xuất và gia công là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên cho vay theo chính sách của NHNN ( bao gồm: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Lĩnh vực nông lâm thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay của VCB nhưng tỷ trọng này đang tăng dần qua các năm.

Nợ xấu của VCB:

Nợ xấu là một trong những vấn đề rắc rối của VCB với tỷ lệ nợ xấu cao thứ 2 trong khối NHTMNN chỉ sau Agribank. Với quy mô tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy dư nợ nợ xấu của VCB là rất lớn. Với ưu thế về nguồn vốn huy động chi phí thấp so với bình quân ngành, lãi suất cho vay của VCB luôn ở mức cạnh tranh so với những ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Do đó tăng trưởng tín dụng

đạt mức cao so với bình quân ngành. Với mức nợ xấu cao, chất lượng tăng trưởng tín dụng của VCB bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ý thức được tình hình, VCB đã bắt đầu công tác quản trị rủi ro thận trọng và quyết liệt xử lý nợ xấu tương đối sớm so với các ngân

hàng khác. Bắt đầu từ năm 2011, VCB đã tích cực trích lập dự phòng cũng như sử dụng nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu. Bình quân mỗi năm, VCB sử dụng 73% nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2011-2014 và trích lập dự phòng gần 40% lợi nhuận trước dự phòng. Cùng với một số biện pháp xử lý nợ xấu, nợ xấu năm 2014 của VCB đã giảm mạnh so với năm 2012 và 2013.

Như vậy, chất lượng tăng trưởng tín dụng của VCB còn đang tiềm ẩn nhiều vấn đề do nợ xấu ở mức cao, quy mô nợ xấu lớn, các đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của VCB có nguy cơ nợ xấu cao, tuy nhiên, các chỉ tiêu đảm bảo an toàn hoạt động của VCB vẫn được đảm bảo ở mức cao hơn so với quy định của NHNN và Vietcombank cũng đã nhận thức cũng như có nhiều biện pháp xử lý nợ xấu

để cải thiện chất lượng tăng trưởng tín dụng cũng như giảm thiểu rủi ro cho hoạt động của NH.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại vietcombank (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)