5.2.1. Nâng cao chất lượng cấp tín dụng, giảm tỷlệ nợ xấu của ngân hàng
Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng như sau:
Ngân hàng phải thẩm định kỹ các dự án vay vốn. Các cán bộ tín dụng của ngân hàng thường xuyên và chủ động phối hợpvới khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời gian trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng. Trong một số trường hợp cụ thể, khách hàng có thể được xem xét để vay thêm kèm theo đó là các khoản hỗ trợ để khách hàng có thể trả được nợ mới và nợ cũ. Có trường hợp ngân hàng hỗ trợ để khách hàng miễn phải trả lãi suất (chỉ phải trả phần vay gốc). Cũng có trường hợp phải tiến hành bán nợ với tỷ trọng khoảng từ 50 đến 60% khoản nợ gốc …
VCB cần tiếp tụcxây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng đầy đủ, toàn diện theo quy định của NHNN và tiến đến áp dụng đủ các chuẩn mực theo đúng thông lệ quốc tế. Việc quản lý rủi ro tín dụng phải được tiến hành một cách hệ thống từ việc xác định khẩu vị rủi ro, đo lường đến việc phòng ngừa, xử lý rủi ro tín dụng. Cụ thể như sau:
Về mô hình quản lý rủi ro tín dụng, VCB cần thực hiện phân cấp thẩm quyền trong phán quyết tín dụng từ các cấp hội sở chính đến các cấp, chức danh tại chi nhánh. Việc phân cấp cho các cấp, chức danh điều hành tại chi nhánh phải đảm bảo phù hợp theo các quy trình cấp tín dụng bán buôn, bán lẻ và mức phân cấp phải được hội sở chính rà soát, giao hàng năm cho từng chi nhánh căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế, mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh.
Các tiêu chí để xác định mức thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với chi nhánh phải bao gồm các yếu tố: hiệu quả tín dụng, chất lượng tín dụng, quy mô dư nợ của chi nhánh, hiệu quả năng lực quản trị điều hành của chi nhánh và các căn cứ theo chỉ đạo của Tổng giám đốc trong từng thời kì.
Mô hình tổ chức phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng tại VCB cần thành lập thành 3 khối chính: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và khối tác nghiệp. Hệ thống
kiểm soát nội bộ cũng cần được xây dựng ở 3 miền và quản trị tập trung tại Trụ sở chính, luôn tiến hành các đợt kiểm tra rà soát tính tuân thủ chính sách, quy trình nội bộ của ngân hàng cũng như các quy định của pháp luật, đảm bảo VCB có thể phòng ngừa và hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng: Quy trình này được thực hiện tạo cấp chi nhánh và trụ sở chính nhưng cần phải tách biệt giữa các bộ phận đề xuất tín dụng, thẩm định rủi ro và quản trị tác nghiệp.
Thực hiện giám sát nghiêm ngặt hơn nữa nguồn vốn sau vay để hạn chế tình trạng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến nợ xấu tăng cao. Xây dựng quy chế kỷ luật thích đáng đối với những cán bộ tín dụng cố tình làm sai nguyên tắc, gây thiệt hại đến nguồn vốn của ngân hàng.
Chính sách và văn bản quản lý rủi ro phải được nghiên cứu và xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh trong từng thời kì, trong đó xác định vị trí của VCB, đối tượng khách hàng mục tiêu và thị trường cần hướng đến.
Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản, quy trình quản trị rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, và hệ thống thông tin phù hợp với yêu cầu của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Một số giải pháp giải quyết nợ xấu:
Tích cực tìm mọi biện pháp thu hồi nợ đã xử lý DPRR. Tập trung nguồn lực cho công tác thu hồi nợ có vấn đề. Thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng theo. Tiếp tục triển khai đề án xử lý nợ xấu, trong đó: thực hiện phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 để chủ động có các giải pháp phù hợp; đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi nợ Nhóm 2, nợ xấu và nợ đã xử lý dự phòng; xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu; rà soát, đánh giá các khoản nợ xấu để thực hiện bán nợ xấu cho VAMC, các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ….
5.2.2. Mở rộng hoạt động tín dụng về cả phạm vi và đối tượng để tìm kiếm
khách hàng tiềm năng
Việc có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp sẽ tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, qua đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ bằng cách kéo họ ra xa khỏi lĩnh vực này. Do đó việc xác định khách hàng và nhu cầu của khách hàng từ đó tìm ra những thị trường chưa khai phá là điều quan trọng đảm bảo tính dẫn đường cho ngân hàng trong việc tạo lập các sản phẩm tín dụng mới.
Nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm hơn rất nhiều so với các nước, mặc dù có những đặc thù riêng nhưng nhìn chung hướng phát triển khá tương đồng. Nhu cầu về các sản phẩm tài chính của con người thường thay đổi và phát triển theo sựcải tiến về điều kiện sống, môi trường sống và điều kiện về thu nhập. Do vậy, các NHTM Việt Nam với trình độ phát triển muộn hơn nhưng lại có nhiều điều kiện tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia đi trước.
Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn các sản phẩm dịch vụ mà các nước đã thực hiện thành công để xây dựng thành danh mục sản phẩm dịch vụ cho
riêng mình.
Việc tham khảo các sản phẩm dịch vụ của các nước phát triển không thể sao chép một cách máy móc mà phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng và điều kiện thực hiện của chính ngân hàng.
Vietcombank nên liên kết hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường có uy tín thực hiện công tác khảo sát thị trường, phân tích số liệu báo cáo quá khứ, phân tích xu hướng thị trường... để có thể đánh giá chính xác nhu cầu và xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng của khách hàng ở hiện tại và trong tương lai.
Hoàn thiện các sản phẩm hiện có
Đối với các sản phẩm đã được triển khai, dựa vào kết quả phân tích nhu cầu khách hàng cả của doanh nghiệp và cá nhân để biết được những vướng mắc mà sản phẩm hiện tại chưa thể đáp ứng được cho khách hàng, từ đó hoàn thiện các điểm yếu mà những sản phẩm này đang tồn tại.
Nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm mới
Ở khía cạnh đầu tư, nhu cầu về các sản phẩm tài chính tinh vi và phức tạp đang gia tăng sẽ làm tăng sức ép lên các tổ chức cung cấp trong việc thỏa mãn nhu cầu
khách hàng. Các ngân hàng tạicác nước phát triển đã cung cấp hàng ngàn sản phẩm từ đơn giản đến hỗn hợp và trọn gói, đây là một trong những thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài khi gia nhập thị trường Việt Nam.
Để có thể mở rộng phát triển các sản phẩm tín dụng của cả doanh nghiệp lẫn cá nhân phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong từng thị trường, từng giai đoạn, Vietcombank đã thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển sản phẩm là Phòng Chính sách và Sản phẩm bán lẻ. Việc cần thiết là phải đẩy mạnh vai trò của bộ phận này hơn nữa bằng cách mạnh dạn ứng dụng, thử nghiệm sản phẩm mới được đề
ra.
Một trong những điều kiện thu hút khách hàng của một ngân hàng là sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và hiện đại. Trong thời gian qua, Vietcombank không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ cho vay nhưng các sản phẩm này thường đi sau các ngân hàng khác, chưa mang tính đón đầu, chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, cần đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ, xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ dành cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm dịch vụ thông qua việc tăng tiện ích, tính năng cho các sản phẩm dịch vụ cho vay hiện tại. Phát triển nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, phát triển công cụ phòng ngừa rủi ro cho khách hàng. Tận dụng lợi thế về nguồn vốn để đầu tư công nghệ hiện đại để mở rộng các tiện ích của sản phẩm ngân hàng điện tử: i-banking, sms-banking,
nâng cao tính an toàn, bảo mật, giảm những sai sót do lỗi hệ thống, hạn chế t́nh trạng hệ thống bị tấn công bởi những kẻ xấu bên ngoài ngân hàng, ...
Chính sách khách hàng
Vietcombank cần xây dựng chính sách khách hàng riêng đối với từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp cụ thể dựa trên đặc điểm của từng nhóm doanh nghiệp: nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI, ... hay
từng đối tượng khách hàng cá nhân: học sinh, sinh viên, doanh nhân, cán bộ viên chức, ... Mỗi nhóm đều có những đặc điểm phát triển với những lợi thế và bất lợi khác nhau. Vì vậy với mỗi đối tượng khách hàng này cần có một chính sách riêng để thu hút
khách hàng. Hiện nay, VCB đang dẫn đầu về thị phần thẻ. VCB nên tận dụng lợi thế này để cung cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, tích hợp nhiều tiện ích, đặc biệt là thị trường thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam trong
những năm tới được dự báo có mức phục hồi cao hơn năm 2014 và có khả năng đạt mức tăng trưởng cao hơn 6%. Ngoài ra, các hiệp định mậu dịch tự do đang đàm phán được kì vọng sẽ hoàn thành trong năm 2015, tạo điều kiện thu hút đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu và đầy mạnh sản xuất kinh doanh. Vì vậy, VCB cần tận dụng tốt lợi thế về mạng lưới và uy tín của mình để chú trọng vào lĩnh vực tín dụng xuất khẩu và tín dụng cho đối tượng DN FDI.
VCB cũng cần thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng như tặng quà ngày
lễ, tết, tổ chức gặp mặt, giao lưu khách hàng, thực hiện công tác lấy ý kiến đóng góp của khách hàng về mức độ hài lòng và giải quyết vướng mắc cho khách hàng. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút khách hàng nói chung và khách hàng vay nói riêng. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng như: thủ tục giấy tờ đơn giản, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp chuyên nghiệp để làm vừa lòng khách hàng, nơi giao dịch văn minh, lịch sự. Trong đó còn người là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Vì thế, Vietcombank cũng cần chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc và giao tiếp cho nhân viên, phải đảm bảo các nguyên tắc: nguyên tắc tôn trọng khách hàng, tạo nên sự khác biệt về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, biết lắng nghe hiệu quả và biết cách nói, trung thực trong giao tiếp với khách hàng, gây dựng niềm tin và duy tŕ mối quan hệ lâudài với khách hàng.
Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh theo thị trường, có chính sách ưu tiên về lãi suất với điều kiện vay vốn ưu đãi đối với khách hàng tốt, sử dụng sản phẩm trọn gói và gắn bó với Vietcombank.
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho khách hàng thông qua việc hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp qua các diễn đàn, hội thảo, qua website riêng của ngân hàng và bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời tăng cường hoạt động tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp về thủ tục vay vốn, lập kế hoạch kinh doanh, lập dự án,...
5.2.3. Theo dõi sát sao chính sách của NHNN để có kế hoạch thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng và