Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại vietcombank (Trang 68)

Nguyên nhân từ phía bên ngoài

(i) Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp: nguyên nhân cốt lõi khiến tín dụng tăng chậm do khả năng hấp thụ vốn nền kinh tế suy giảm. Hàng tồn kho lớn trong khi DN vẫn gặp nhiềukhó khăn cho sản phẩm đầu ra, tiêu dùng và sản xuất phục hồi chậm trong khi DN vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp trở nên thận trọng trong việc vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

(ii) Thị trường bất động sản phục hồi chậm: Từ năm 2012, những khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS) ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Đến

nay, tuy thị trường BĐS đã có một số dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết về khuôn khổ pháp lý, công tác quy hoạch và quản lý thị trường, giá bất động sản… để có thể hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.

(iii) Các chính sách tín dụng đòi hỏi độ trễ để phát huy tác dụng: Trong thời gian qua, các chính sách kích cầu đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa như kỳ vọng bởi các chính sách thường đòi hỏi thời gian, độ trễ để phát huy tác dụng và hiệu quả.

(iv) Nợ xấu ở mức cao cùng với áp lực giải quyết nợ xấu làm hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của VCB và làm cho chất lượng tăng trưởng tín dụng thấp.

Nguyên nhân từ Vietcombank

(1) Mô hình chấm điểm tín dụng của Vietcombank mới được xây dựng và đưa vào sử dụng nên còn nhiều mặt hạn chế. Trước kia đo lường rủi ro chủ yếu bằng định tính,hiện nay khi chuyển định lượng còn mới mẻ đối với các cán bộ tín dụng.

(2) Ngoài nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, VCB chưa có nhiều nguồn thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ dẫn đến những quyết định sai lầm gây ra rủi ro tín dụng trong NH.

(3) Đội ngũ cán bộ nhân viên của VCB có trình độ đầu vào khá cao nhưng còn trẻ,thiếu kinh nghiệm thực tế.Vì vậy,công tác đào tạo là hết sức quan trọng nhưng hoạt động này còn khó khăn do kinh phí hạn chế và thiếu chuyên gia giỏi để giảng dạy.

(4)VCB chưa có các giải pháp giải quyết dứt điểm nợ xấu như bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)nợ xấu vẫn còn ở mức cao.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày được thực trạng diễn biến của tăng trưởng tín dụng và các yếu tố tác động cũng cho thấy tổng quan mối quan hệ giữa những yếu tố này với tăng trưởng tín dụng của VCB. Và mô h́nh nghiên cứu định lượng đã xác định được tác động của 1/12 yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của VCB là nợ xấu với tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu này cũng phản ánh được thực tế hoạt động của ngành ngân hàng trong giai đoạn 2008-2014. VCB đã đạt được một số kết quả trong tăng trưởng tín dụng như kiểm soát thận trọng tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, kiểm soát giải quyết nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiênhạn chế của VCB đó là tăng trưởng tín dụng đang giảm

tín dụng thấp.Nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và năng lực tài chính của các DN trong khi cán bộ tín dụng VCB còn thiếu năng lực thẩm định và giám sát quản lý vốn vay.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại vietcombank (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)