Nợ quáhạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại nhno ptnt huyện thới bình_tỉnh cà mau (Trang 58)

6 tháng đầunăm2013

4.2.4Nợ quáhạn

Để thấy được hiệu quả công tác thu hồi nợ đến hạn của Ngân hàng, sự nhiệt tình và có trách nhiệm trong việc trả nợ khi đến hạn của khách hàng ta sẽ phân tích xem nợ quá hạn theo từng thời hạn tín dụng và nợ quá hạn của từng ngành sản xuất qua từng năm đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu nợ quá hạn nhỏ mà dư nợ cao thì chất lượng tín dụng càng cao, hiệu quả hoạt động tín dụng càng tốt và ngược lại thì nó sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng trở nên kém hiệu quả vì nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng. Cho nên nợ quá hạn là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng.

4.2.4.1 Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn Năm 2010 66,22% 28,14% 3,99% 1,65% Năm 2011 66,68% 28,09% 3,63% 1,60% Năm 2012

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng 69,15%

27,26% 2,53% 1,06%

Trong tổng cơ cấu nợ quá hạn của hộ sản xuất ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn của thủy sản và trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là nợ quá hạn của chăn nuôi và tiêu dùng. Đều này cho thấy nợ quá hạn tại NHNo&PTNT huyện Thới Bình có tỷ lệ thuận với dư nợ. Khi dư nợ càng cao thì nợ quá hạn của nó cũng cao theo. Một điểm đáng lưu ý trong cơ cấu nợ quá hạn là nợ quá hạn cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá cao so với tỷ trọng dư nợ của nó (hơn gấp 2 lần), điều đó cho thấy công tác xử lý nợ của khoản vay này hiệu quả còn thấp nguyên nhân là do cán bộ xét duyệt hộ sơ khách hàng chưa thật sự kĩ càng, nắm bắt thông tin và quản lý khách hàng chưa tốt nên công tác thu hồi nợ còn gặp rất nhiều khó khăn.

Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2013 được thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Bảng 4.19 Tình hình NQH theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3

năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 2.044 2.629 3.229 585 28,62 600 22,82 Thủy sản 4.810 6.240 8.192 1.430 29,73 1,952 31.,28 Chăn nuôi 120 150 125 30 25,00 (25) (16,67) Tiêu dùng 290 340 300 50 17,24 (40) (11,76) Tổng cộng 7.264 9.359 11.846 2.095 28,84 2.487 26,57

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn tăng qua 3 năm. Năm 2011 là 9.359 triệu đồng tăng 28,84% so với năm 2010 đến năm 2012 nợ quá hạn là 11.864 triệu đồng tăng 26,57% so với năm 2011. Trong đó:

 Trồng trọt

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn đối với ngành này đều tăng trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2010 nợ quá hạn là 2.044 triệu đồng, sang năm 2011 nợ quá hạn là 2.629 tăng 585 triệu đồng tỷ lệ tăng 28,62% so với năm 2010. Đến năm 2012 nợ quá hạn lại tiếp tục tăng đạt 3.229 triệu đồng tăng 600 triệu đồng tương đương 22,82% so với năm 2011.

Nguyên nhân nợ quá hạn của ngành này tăng là do việc sản xuất gặp nhiều khó khăn thời tiết không ổn định, lượng mưa ít gây ảnh hưởng tới việc

sản xuất lúa trên đất nuôi tôm, bệnh rầy nâu tấn công làm cho năng xuất giảm gây ảnh hưởng tới việc trả nợ của người dân. Mặt khác, do giá cả các mặt hàng phục vụ cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống ... tăng làm cho chi phí tăng lên dẫn tới nợ quá hạn ngày càng tăng.

 Thủy sản

Trong tổng nợ quá hạn thì nợ quá hạn đối với cho vay thủy sản là cao nhất. Năm 2010 là 4.810 triệu đồng, sang năm 2011 nợ quá hạn là 6.240 triệu đồng tăng 1.430 triệu đồng tỷ lệ tăng 29,73% so với năm 2010. Năm 2012 con số này lên tới 8.192 triệu đồng tăng 1.952 triệu đồng so với năm 2011. Như đã biết thủy sản là thế mạnh của huyện về việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú. Mặc dù, nghề nuôi tôm sú mang lại lợi nhuận khá cao so với các ngành nghề khác song rủi ro cũng hết sức lớn. Tôm sú là loại thủy sản rất nhạy cảm với khí hậu và phụ thuộc vào những yếu tố khác như như con giống, ao nuôi, kỹ thuật nuôi…Vì thế nếu một trong những yếu tố trên làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả nuôi. Do đó đòi hỏi người nuôi phải đầu tư vốn rất nhiều. Khi trúng mùa thì không có gì bàn cãi, ngược lại thất mùa thì thiệt hại là rất lớn. Tuy nhiên khi được mùa thì đa số người nuôi ưu tiên trả nợ bên ngoài do trong quá trình nuôi nợ tiền thức ăn, thuốc thú y thủy sản sau đó mới trả nợ và lãi cho ngân hàng. Trong những năm qua khí hậu nắng nóng kéo dài dẫn đến dịch bệnh tôm chết hàng loạt ở huyện mà cả toàn tỉnh Cà Mau nói chung chính điều này đã làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng tăng.

 Chăn Nuôi :

Nợ quá hạn của ngành này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 nợ quá hạn đạt 150 triệu đồng tăng 30 triệu đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do tình hình cúm gia cầm đã gây khó khăn nhất định đối với hộ chăn nuôi gia cầm, giá các mặt hàng từ thịt gia cầm không ổn định, ảnh hưởng đến khả năng hoàn nợ của hộ sản xuất. Đến năm 2012 là 125 triệu đồng giảm 25 triệu đồng tỷ lệ giảm 16,67% so với năm 2011. Do tình hình dịch cúm đã được khống chế, ý thức bà con nông dân được nâng lên nên đã tự giác tiêm ngừa phòng chống dịch nên dịch bệnh không còn diễn ra giá cả tăng trở lại làm cho nợ quá hạn giảm xuống.

 Tiêu Dùng :

Năm 2010 nợ quá hạn là 290 triệu đồng sang năm 2011 lên đến 340 triệu đồng tăng 50 triệu đồng nguyên nhân là do lạm phát tăng trong năm 2011 làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày tăng lên làm cho nợ quá hạn tăng, đến năm 2012 nợ quá hạn giảm xuống còn 300 triệu đồng do thu nhập người dân tăng lên đời sống của người dân được cải thiện.

Sau đây là cơ cấu nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012, 2013

6 tháng đầu năm 2012

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng 55,07% 37,74% 4,98% 2,21% c 6 tháng đầu năm 2013

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng 51,12%

41,29% 5,25%

2,34%

Hình 4.15 Cơ cấu NQH theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Qua hình vẽ trên ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn của chăn nuôi và tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 không thay đổi gì mấy. Riêng tỷ trọng nợ quá hạn của thủy sản tăng hơn 3% và ngược với nó là tỷ trọng trồng trọt giảm hơn 3% nguyên nhân 6 tháng đầu năm nay giá tôm tăng cao người nông dân nuôi tôm được thuận lợi và thanh toán 1 khoản nợ cho ngân hàng. Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm của từng khoản mục ta phân tích tình hình biến động của nó qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.20: NQH theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm So sánh Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Trồng trọt 2.521 1.938 (583) (23,13) Thủy sản 5.365 5.715 350 6,52 Chăn nuôi 195 197 2 1,03 Tiêu dùng 214 287 73 34,11 Tổng cộng 8.295 8.137 (158) (1,90)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đối với HSX của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 có sự giảm xuống, đó là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 thì các khoản nợ quá hạn của ngành thủy sản được người đi vay trực tiếp đến Ngân hàng làm thủ tục thanh toán nợ do 6 tháng đầu năm nay nhiều hộ dân nuôi tôm đạt hiệu quả cao do nhờ kết hợp mô hình sản xuất Cua-tôm nên đã thanh toán hết hay 1 phần khoản nợ của mình. Điều đó đã làm cho nợ quá hạn đầu năm nay giảm xuống so với cùng kỳ năm trước.

4.2.4.2 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng

Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm Năm 2010 68,85% 31,15% Năm 2011 59,85% 40,15% Năm 2012 Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn 60,11% 39,89%

Hình 4.16 Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Qua hình vẽ trên ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Ngân hàng luôn chú trọng cho vay phục vụ nông thôn mà chủ yếu là những người nông dân sản xuất nông sản, thủy sản. Họ sản xuất theo mùa vụ nên thường vay những khoản vay ngắn hạn. Trong thời gian gần này do công việc sản xuất không gặp nhiều thuận lợi nên những khoản vay trước còn tồn đọng và chuyển sang nợ quá hạn góp phần làm cho nợ quá hạn tăng lên. Để thấy được tốc độ tăng giảm của nó như thế nào ta phân tích tình hình biến động của nợ quá hạn ở bảng số liệu sau:

Bảng 4.21 Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 5.001 5.601 7.121 600 12,00 1.520 27,14 Trung hạn và dài hạn 2.263 3.758 4.725 1.495 66,06 967 25,73 Tổng cộng 7.264 9.359 11.846 2.095 28,84 2.487 26,57

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn đối với HSX của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng.

 Ngắn hạn:

Qua 3 năm nợ quá hạn của khoản vay ngắn hạn đều tăng. Nguyên nhân là các khoản vay nuôi tôm trồng lúa bị dịch bệnh, giá cả tăng cao do tình hình lạm phát nên dẫn đến chí phí tăng làm thu nhập của người dân giảm mà mọi chi tiêu của gia đình chỉ là ruộng lúa, vuông tôm... nên làm cho nợ ngắn hạn tăng qua các năm.

 Trung - dài hạn:

Nợ quá hạn trung của khoản vay trung hạn-dài hạn cũng đều tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do quá trình quản lý việc sử dụng vốn vay của cán bộ tín dụng chưa thật chặt chẽ, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nên khả năng trả nợ thấp.

Sau đây là tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2012 Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn 68,37% 31,13% 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn 67,46% 32,54%

Hình 4.17: Cơ cấu NQH theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Cơ cấu nợ quá hạn của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 không có sự thay đổi. Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn.

Bảng 4.22: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm So sánh Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 5.713 5.489 (224) (3,92) Trung hạn và dài hạn 2.582 2.648 66 2,56 Tổng cộng 8.295 8.137 (158) (1,90)

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2013 giảm 158 triệu đồng tương ứng giảm 1,90%. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm 224 triệu đồng tương ứng giảm 3,92%, còn nợ quá hạn trung hạn và dài hạn tăng 66 triệu đồng tương ứng tăng 2,56%. Nguyên nhân nợ quá hạn cho vay ngắn hạn giảm là do đầu năm nay nhiều hộ dân nuôi Tôm-Cua hiệu quả

nên có tiền thanh toán các khoản nợ năm trước còn tồn đọng. Riêng nợ quá hạn cho vay trung hạn và dài hạn vẫn còn gia tăng là do người dân đang chờ vụ thu hoạch lúa tôm cuối năm nay xong sẽ có tiền thanh toán. Ngoài ra, nguyên nhân một phần là do cán bộ tín dụng khi cho vay khoản vay này chưa thật sự xét duyệt kỹ càng nên làm cho nợ quá hạn ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp hơn để quản lý tốt nguồn vốn cho vay nhằm hạn chế tình trạng nợ quá hạn kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

4.2.5 Đánh giá chất lượng hoat động tín dụng

4.2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng 4.2.5.1.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng,

chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn huy động chưa đạt hiệu quả.

Bảng 4.23 Tổng dư nợ /Vốn huy động của 3 năm 2010, 2011, 2012 Năm

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Tổng Dư nợ (Triệu đồng) 316.757 349.000 382.733

Vốn huy đông (Triệu đồng) 77.822 85.500 98.581

∑DN/VHĐ (lần) 4,07 4,08 3,88

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Chỉ tiêu tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm trung bình khoảng 4,01 lần. Năm 2010 tỷ lệ này là 4,07 lần có nghĩa là 4,07 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Sang năm 2011, mức tăng huy động vốn của Ngân hàng thấp hơn mức tăng dư nợ, bình quân tới 4,08 đồng dư nợ chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Đến năm 2012 bình quân 3,88 đồng dư nợ thì có 1 đồng nguồn vốn tham gia vào. Nhìn chung qua 3 năm chỉ tiêu này còn quá cao cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng kịp thời vốn vay cho khách hàng thì Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Điều này ảnh hưởng không tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì khi sử dụng quá nhiều vốn điều chuyển sẽ làm cho thu nhập của Ngân hàng giảm do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn rất nhiều so với vốn huy động từ bên ngoài. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần đưa ra nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác huy động để có đủ vốn cần thiết phục vụ cho các khoản vay của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Tổng dư nợ/Vốn huy động của Ngân hàng 6 tháng đầu năm. Bảng 4.24 Tổng dư nợ/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

6 tháng đầu năm Chỉ tiêu

2012 2013

Tổng Dư nợ (Triệu đồng) 394.467 441.102

Vốn huy đông (Triệu đồng) 74.050 80.890

∑DN/VHĐ (lần) 5.33 5,45

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Chỉ tiêu ∑DN/VHĐ 6 tháng đầu năm 2013 là 5,45 lần điều đó có nghĩa cứ 5,45 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Trong khi 6 tháng đầu năm 2012 thì 1 đồng vốn huy động chỉ tham gia vào 5,33 đồng dư nợ. Cho thấy 6 tháng đầu năm nay thì dư nợ cho vay tăng nhanh hơn so với công tác huy động vốn. Chỉ tiêu này tăng cho thấy nguồn vốn huy động vốn được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, tình hình cho vay đạt hiệu quả cao nhưng tình hình huy động vốn vẫn chưa thực hiện tốt.

4.2.5.1.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn HSX trên dư nợ HSX

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác tín dụng, phản ánh rủi ro trong

cho vay đối với hộ sản xuất của Ngân hàng.

Bảng 4.25 Nợ quá hạn HSX /Dư nợ HSX 3 năm 2010, 2011, 2012 Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ quá hạn (Triệu đồng) 7.264 9.359 11.846

Dư nợ (Triệu đồng) 289.825 318.490 347.543

NQH/DN (%) 2,51 2,94 3,41

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tăng mạnh nhất là năm 2012 nhưng tỷ lệ qua các năm đều thấp hơn mức cho phép của NHNo

& PTNT Việt Nam ( <= 5%). Năm 2010 chỉ tiêu này là 2,51%, năm 2011 là

2,94% và năm 2012 là 3,41%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm qua các năm cần phải có biện pháp khắc phục. Nguyên nhân nợ quá hạn là do khâu xử lý nợ của ngân hàng chưa thực tốt. Mặt khác, địa bàn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại nhno ptnt huyện thới bình_tỉnh cà mau (Trang 58)