Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại nhno ptnt huyện thới bình_tỉnh cà mau (Trang 46)

6 tháng đầunăm2013

4.2.2 Doanh số thu nợ

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu thông.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Cũng giống như doanh số cho vay, tỷ trọng doanh số thu nợ của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và trồng trọt qua 3 năm 2010-2012 chiếm tỷ trọng cao hơn so với các lĩnh vực khác. Chiếm hơn 97% trong cơ cấu doanh số thu nợ (Hình 4.6). Trong đó thủy sản đã chiếm khoảng 50% nguyên nhân là do ngành thủy sản đang được chú trọng phát triển và là ngành nghề chính của người dân trong huyện, hiệu quả kinh tế đem lại cũng cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác.

Cơ cấu doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm Năm 2010 49,81% 48,40% 0,55% 0,94% Năm 2011 49,95% 48,64% 0,85% 0,79% Năm 2012

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng 51,42%

46,54% 1,05% 0,99%

Hình 4.6 Cơ cấu DSTN theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012 Sau đây là tình hình doanh số cho vay qua 3 năm và được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.11 DSTV theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 155.480 178.801 196.782 23.321 15,00 17.981 10,06 Thủy sản 160.031 183.595 217.413 23.564 14,72 33.818 18,42 Chăn nuôi 2.735 2.275 4.455 (460) (16,82) 2.180 95,82 Tiêu dùng 3.005 2.897 4.170 (108) (3,59) 1.273 43,94 Tổng cộng 321.251 367.568 422.820 46.317 14,42 55.252 15,03

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ đều tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 doanh số thu nợ là 321.251 triệu đồng, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 367.568 triệu đồng tương đương tăng 46.317 triệu đồng tăng 14,42% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 422.820 triệu đồng tăng 55.252 triệu đồng tương đương tăng 15,03% trong đó:

 Trồng trọt

Doanh số thu nợ của trồng trọt năm 2011 đạt 178.801 triệu đồng tăng 23.321 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 15% so năm 2010 sang năm 2012 đạt

196.782 triệu đồng tăng 17.981 triệu đồng tương ứng tăng 10,06% so với năm 2011 vì do các hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích đồng thời do thời tiết thuận lợi, áp dụng phương pháp đúng kỹ thuật và hiện đại nên năng suất tăng, lúa trúng mùa bán được giá, được mùa có tiền bà con tự giác trả nợ nên doanh số thu nợ tăng.

 Thủy sản

Nhìn chung doanh số thu nợ đối với khoản mục này liên tục tăng qua các năm. Vào năm 2010 doanh số thu nợ đạt 160.031 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số thu nợ đạt 183.595 triệu đồng tăng 23.564 triệu đồng và tăng trưởng 14,72% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ này đã đạt 217.413 triệu đồng tăng 33.818 triệu đồng tương đương tăng 18,42% so với năm 2011. Nguyên nhân làm doanh số thu nợ tăng lên là do người nông dân đã nắm bắt được khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm, giá cả các mặt hàng thủy sản điều tăng qua các năm. Thực hiện các vùng chuyên canh nuôi tôm dẫn đến hiệu quả mang lại cao hơn, lợi nhuận tăng lên nhờ đó mà Ngân hàng thu nợ tăng lên.

 Chăn nuôi

Doanh số thu nợ năm 2010 là 2.735 triệu đồng sang năm 2011 là 2.275 triệu đồng giảm 460 triệu đồng giảm 16,82% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do dịch cúm gia cầm và bệnh tai xanh hay bệnh lở mồm lông móng ở heo xuất hiện nên làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và gây thiệt hại cho người chăn nuôi dẫn đến doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm xuống. Nhưng sang năm 2012 doanh số thu nợ đạt 4.455 triệu đồng tăng 2.180 triệu đồng tương đương tăng 95,82% so với năm 2011. Nguyên nhân là do người dân đã tích cực tham gia phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở heo nên dịch bị khống chế, nhận được sự hỗ trợ con giống, kỹ thuật của phòng nông nghiệp nên doanh thu của người dân tăng trở lại và Ngân hàng thu được nợ dẫn đến doanh số thu nợ tăng lên.

 Tiêu dùng

Doanh số thu nợ năm 2010 là 3.005 triệu đồng sang năm 2011 giảm xuống còn 2.897 triệu đồng giảm 108 triệu đồng tương đương giảm 3,59%. Nguyên nhân là năm 2011 nên kinh tế bị lạm phát giá cả các mặt hàng đều tăng mà nhu cầu đời sống của người dân tăng nên phải chi tiêu càng nhiều nên doanh số thu nợ giảm xuống, sang năm 2012 doanh số thu nợ là 4.170 triệu đồng tăng 1.273 triệu đồng và tăng trưởng 43,94% so với năm 2011. Tình hình kinh tế đã ổn định trở lại thu nhập của người dân tăng nên doanh số thu nợ tăng.

Sau đây là doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm

2012 và 2013

6 tháng đầu năm 2012

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng 46,44% 51,47%

1,13% 0,97%

6 tháng đầu năm 2013

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng 52,92%

45,06%

1,07% 0,95%

Hình 4.7 Cơ cấu DSTN theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Cơ cấu doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 so với 2012 vẫn không thay đổi. Tỷ trọng doanh số thu nợ của trồng trọt và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu doanh số thu nợ.

Bảng 4.12: DSTN theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng

Năm

2012 2013 So sánh

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền %

Trồng trọt 99.529 106.987 7.458 7,49

Thủy sản 110.313 125.626 15.313 13,88

Chăn nuôi 2.412 2.548 136 5,64

Tiêu dùng 2.071 2.245 174 8,40

Tổng cộng 214.325 237.406 23.081 10,77

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của trồng trọt và thủy sản đều đạt doanh số rất cao. Điều đó cũng dễ hiểu vì 2 ngành này đều đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong huyện, mặc dù đều có những hạn chế nhất định của nó là thuận theo thời tiết và con nước. Tuy nhiên, nhờ những kinh nghiêm lâu năm tích lũy được mà người dân ngày càng làm có hiệu quả hơn.

Ngành chăn nuôi là ngành có từ lâu đời, được mọi người duy trì cho đến nay. Tuy hiện nay không còn đươc chú trọng như trước nhưng nó vẫn đem lại thu nhập chủ yếu cho những hộ gia đình không có nhiều đất đai để sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.

Khi nhu cầu cuộc sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng càng nhiều, khoản vay tiêu dùng qua đó cũng sẽ tăng lên. Đa số những người vay tiêu dùng là những người có kinh tế gia đình khá trở lên và thu nhập ổn định nên việc thu hồi nợ cũng rất dễ dàng so với các khoản nợ khác.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Năm 2010 70,01% 29,99% Năm 2011 69,72% 30,28% Năm 2012 Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn 72,65% 27,35%

Hình 4.8 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2013

Qua hình vẽ trên ta thấy trong cơ cấu doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm nhiều hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm khoảng 70% trong tổng cơ cấu nguyên nhân là do phần lớn người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, các ngành nghề này đa số có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong thời gian ngắn.

Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 224.899 256.259 307.170 31.360 13,94 50.911 19,87 Trung hạn và dài hạn 96.352 111.309 115.650 14.957 15,52 4.341 3,90 Tổng cộng 321.251 367.568 422.820 46.317 14,42 55.252 15,03

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2010 doanh số thu nợ đạt 321.251 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 367.568 tăng 46.317 triệu đồng tương đương tỷ lệ 14,44% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ là

422.820 triệu đồng, tăng 55.252 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 15,03% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhà nước hỗ trợ lãi suất cho vay nông nghiệp nên bà con trả nợ và xin vay lại nên doanh số thu nợ tăng. Ngân hàng không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu hồi nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có thể thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả. Doanh số thu nợ tăng qua các năm cho thấy được chất lượng tín dụng hay khâu thẩm định các dự án kinh doanh của cán bộ tín dụng ngày càng chặt chẽ hơn. Điều đó cho thấy được hiệu quả vốn đầu tư và kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 224.899 triệu, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 256.259 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 31.360 triệu đồng tương ứng tăng 13,94% đến năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn là 307.170 triệu đồng tăng 50.911 triệu đồng tương ứng tăng 19,87%.

Doanh số thu nợ trung - dài hạn của Ngân hàng tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đang đạt hiệu quả, công việc sản xuất của hộ sản xuất cũng tốt. Cụ thể năm 2010 doanh số thu nợ trung - dài hạn là 96.352 triệu đồng. Bước sang năm 2011 doanh số thu nợ là 111.309 triệu đồng tăng 14.957 triệu đồng tương đương 15,52% so với năm 2010. Sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn cao hơn năm 2011 là 4.341 triệu đồng tỷ lệ tăng là 3,90% so với năm 2011. Nguyên nhân là do khoảng thời gian mà các khoản vay đã đến kỳ trả nợ, sản xuất gặp nhiều thuận lợi do chủ trương chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát và hỗ trợ vốn lãi xuất nên khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng cao.

Sau đây là tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

6 tháng đầu năm 2012 Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn 68,28% 31,72% 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung hạn và dài hạn 68,55% 31,45%

Hình 4.9: Cơ cấu DSTN theo thời hạn tín dụng của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Sau đây là tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng 6 qua tháng đầu năm 2012 và 2013

Bảng 4.14 DSTN theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm So sánh Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 146.337 162.740 16.403 11,21 Trung hạn và dài hạn 67.988 74.666 6.678 9,82 Tổng cộng 214.325 237.406 23.081 10,77

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2012 đạt 146.337 triệu đồng trong khi trung hạn và dài hạn chỉ đạt 67.988 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm nay doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 162.740 triệu đồng tăng 11,21% và doanh số thu nợ trung hạn và dài hạn đạt 74.666 triệu đồng tăng 9,82% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngắn hạn luôn cao hơn trung hạn và dài hạn là do đặc thù kinh tế huyện chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản theo mùa vụ nên người dân đa số cần nguồn vốn ngắn hạn.

4.2.3 Dư nợ cho vay

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, cũng cho thấy quy mô hoạt động và hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạn dư nợ mà Ngân hàng cần phải hạn chế ở mức thấp nhất.

4.2.3.1 Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Năm 2010 64,61% 37,07% 0,88% 0,43% Năm 2011 64,43% 33,50% 1,14% 0,93% Năm 2012

Trồng trọt Thủy sản Chăn nuôi Tiêu dùng 64,30%

33,57% 1,16%

0,97%

Trong cơ cấu dư nợ cho vay hộ sản xuất thì thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 60%, tiếp đến là trồng trọt chiếm hơn 30%, còn lại chăn nuôi và tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp khoảng 2%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn chú trọng đến cho vay hộ sản xuất nông nghiệp phục vụ nông dân, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho bà con nông dân trong việc sản xuất, kinh doanh góp phần quan trọng vào chuyển dịch và phát triển kinh tế địa phương.

Tình hình tăng giảm của dư nợ cho vay hộ sản xuất qua 3 năm của Ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.15: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 98.750 106.699 116.670 7.949 8,05 9.971 9,34 Thủy sản 187.268 205.221 223.493 17.953 9,59 18.272 8,90 Chăn nuôi 1.260 2.950 3.360 1.690 134,13 410 13,90 Tiêu dùng 2.547 3.620 4.020 1.073 42,13 400 11,05 Tổng cộng 289.825 318.490 347.543 28.665 9,89 29.053 9,12

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 318.490 triệu đồng tăng 28.665 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9,89% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ là 347.543 triệu đồng tăng 29.053 triệu đồng tốc độ tăng trưởng đạt 9,12% so với năm 2011 tốc độ tăng đều qua các năm.

 Trồng trọt:

Qua 3 năm dư nợ cho vay phục vụ trồng trọt đều tăng. Năm 2010 dư nợ đạt 98.750 triệu đồng, sang năm 2011 đạt mức dư nợ là 106.699 triệu đồng tăng 7.949 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 8,05% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì dư nợ tăng 9.971 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,34% so với năm 2011. Nguyên nhân do lúa là loại cây trồng quan trọng cung cấp, bảo đảm lương thực nên huyện có chủ trương thực hiện một nền nông nghiệp phát triển bền vững, huyện luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật thâm canh, từng bước đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu bơm nước, làm đất, tuốt lúa và sấy thóc sau thu hoạch,…nên các Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay trong lĩnh vực này và do chủ trương chuyển dịch cơ cấu

kinh tế của huyện chuyển một phần diện tích trồng cây ăn trái hay cây lâu năm không hiệu quả sang trồng lúa và rau màu nên người dân cần vốn để cải tạo ao đầm mua phân bón, con giống nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, doanh số cho vay tăng vì vậy mà dư nợ ngày càng nhiều. Đồng thời trong những năm qua khách hàng xin Ngân hàng gia hạn nợ nên đã làm dư nợ tăng cao.

 Thủy sản :

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ đối với ngành thủy sản là cao nhất so với các ngành khác vì đây là ngành chủ lực của huyện cũng như của tỉnh nhà mang lại nguồn thu đáng kể. Dư nợ đều tăng liên tục qua 3 năm. Vào năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại nhno ptnt huyện thới bình_tỉnh cà mau (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)