Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại nhno ptnt huyện thới bình_tỉnh cà mau (Trang 28)

Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn do hoạt động kinh tế ngày càng kém hiệu quả và chịu sự tác động trực tiếp của nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường kinh doanh của các ngân hàng. Trong đó có NHNo&PTNT huyện Thới Bình nhưng nhờ nổ lực của tập thể cán bộ nhân viên dưới sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc, NHNo&PTNT huyện Thới Bình đã vượt qua những khó khăn thách thức và đạt được kết quả kinh doanh tương đối khả quan trong nhiều năm liền, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 được thể hiện rỏ ở bảng số liệu (tr.18).

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng của NHNo & PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

So sánh Năm 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 42.448 58.450 59.597 16.002 37,70 1.147 1,96

Thu lãi cho vay 36.549 49.150 48.671 12.601 34,48 (479) (0,97)

Thu khác 5.899 9.300 10.926 3.401 57,65 1.626 17,48

Chi phí 37.039 41.850 44.304 4.811 12,99 2.454 5,86

Trả lãi tiền gửi 2.733 3.350 4.691 617 22,58 1.341 40,03

Trả lãi tiền vay 27.875 30.550 31.079 2.675 9,60 529 1,73

Chi phí khác 6.431 7.950 8.534 1.519 23,62 584 7,35

Lơi nhuận 5.409 16.600 15.293 11.191 206,90 (1.307) (7,87)

Thu nhập của Ngân hàng bao gồm các khoản thu từ lãi cho vay và các khoản thu khác. Khoản muc này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: Thu nhập năm 2011 là 58.450 triệu đồng tăng 16.002 triệu đồng tương đương 37,70% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, Thu nhập đạt 59.597 triệu đồng tăng 1.147 triệu đồng tương ứng tăng 1,96% so với năm 2011. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả đặc biệt là ở khâu tín dụng. Điều đó cho thấy sự phấn đấu nhiệt tình của đoàn thể cán bộ công nhân viên được dẫn dắt dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Hội đồng quản trị và ban giám đốc nên chi nhánh đạt được kết quả khả quan.

Cùng với sự biến động của các khoản thu thì các khoản chi phí của Ngân hàng cũng tăng lên tương ứng. Tổng chi phí của Ngân hàng năm 2010 là 37.039 triệu đồng bước sang năm 2011 tổng chi phí tăng lên 41.850 triệu đồng tăng 4.811 triệu đồng tương đương 12,99% so với năm 2010. Sang năm 2012 tổng chi phí lại tiếp tục tăng 2.454 triệu đồng tương đương 5,53% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tăng huy động vốn và lãi suất vốn huy động cũng tăng lên nên chi phí trả lãi cũng tăng theo. Đồng thời vốn điều chuyển tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nên chi phí sử dụng vốn từ Trung ương cũng tăng lên. Chí phí tăng lên không những do tăng chi phí trả lãi tiền vay mà con do trả lãi tiền gửi tăng do Ngân hàng tăng lãi xuất huy động nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân...mặt khác nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong tỉnh.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp hay Ngân hàng. Trong 3 năm qua Chi nhánh Ngân hàng huyện Thới Bình đã hoạt động nỗ lực không ngừng, luôn thay đổi phương thức hoạt động nhằm đạt được kết quả cao hơn. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận của Ngân hàng là 5.409 triệu đồng sang năm 2011 lợi nhuận đạt 16.600 triệu đồng tăng 206,90% hay 11.191 triệu đồng. Năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống còn 15.239 triệu đồng, giảm 1.307 triệu đồng hay 7,87% so với năm 2011. Lợi nhuận giảm không phải do năm 2012 Ngân hàng hoạt động không tốt mà nguyên nhân là do trong năm 2012 lãi suất thay đổi liên tục, nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên vẫn chưa thu được tiền gốc và lãi đúng hạn. Bênh cạnh đó năm 2012 Ngân hàng tăng cường mở rộng qui mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị văn phòng, sửa chữa phòng cũ, xây dựng thêm phòng mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Ngoài ra nhu cầu vay vốn của người dân ngày một tăng lên, vì thế Ngân hàng cần nguồn vốn huy động nhiều do đó chi phí

trả lãi huy động tăng, Ngân hàng còn chi trả phí sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Trung ương, từ đó các khoản chi phí đã tăng lên.

Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm So sánh Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Thu nhập 27.340 34.729 7.389 27,03

Thu lãi cho vay 24.278 30.018 5.740 23,64

Thu khác 3.062 4.711 1.649 53,85

Chi phí 21.318 25.455 4.137 19,41

Trả lãi tiền gửi 1.466 2.038 572 39,02

Trả lãi tiền vay 17.573 20.676 3.103 17,66

Chi phí khác 2.279 2.741 462 20,27

Lơi nhuận 6.022 9.274 3.252 54,00

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng thể là:

Thu nhập tăng 7.389 triệu đồng, Chi phí cũng tăng theo tương ứng là 4.137 triệu đồng, cuối cùng là lợi nhuận tăng 3.252 triệu đồng tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng thực hiện tốt công tác thu lãi từ hoạt động cho vay và các hoạt động khác, ngoài ra do Ngân hàng biết tiết kiệm các khoản chi không cần thiết cho hoạt động thì hạn chế đến mức thấp nhất.

Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có bước chuyển biến khá tốt. Chứng tỏ Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hữu hiệu, đồng thời có những biện pháp khá tốt trong việc quản lí các khoản mục chi phí, không ngừng hạ thấp các chi phí bất hợp lí, tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất cho vay. Việc làm này cho ý nghĩa hạn chế rủi ro cho Ngân hàng đồng thời tăng thế mạnh cạnh tranh của Ngân hàng đối với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn.

CHƯƠNG 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT

HUYỆN THỚI BÌNH

4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Bản chất của Ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn. Vì thế, vốn được xem là nhân tố quyết định sự thành công và sức mạnh của Ngân hàng và được xem là chìa khóa, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Do đó nguồn vốn là một vấn đề được lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu. Việc phân tích các khoản mục nguồn vốn cho ta thấy một cách tổng quát tình hình nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, xu thế biến động của nó để có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Vốn huy động 77.822 22,79 85.500 21,26 98.581 21,78 - Tiền gửi của KBNN 30.123 8,82 10.236 2,54 14.305 3,16 - Tiền gửi của TCTD 1.032 0,30 1.236 0,31 3.820 0,84 - Tiền gửi của KH 45.120 13,21 71.002 17,65 75.256 16,63 - Phát hành GTCG 1.547 0,45 3.026 0,75 5.200 1,15 Vốn điều chuyển 238.935 69,97 263.500 65,51 295.212 65,23 Vốn khác 24.705 7,24 53.252 13,24 58.765 12,99 Tổng nguồn vốn 341.462 100,00 402.252 100,00 452,558 100,00

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 thì vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lên đến gần 70%, trong khi vốn huy động chỉ

chiếm khoảng hơn 20% điều đó cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng hoạt động chưa được hiệu quả cao còn quá phụ thuộc nhiều nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Ngoài 2 nguồn vốn nói trên Ngân hàng còn có nguồn vốn khác. Nguồn vốn khác tại Ngân hàng là vốn tài trợ, ủy thác của chính phủ. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp khoảng hơn 10%. Đây là nguồn vốn không tốn chi phí sử dụng nên nó góp phần làm tăng thu nhập lãi cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này.

Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Để tìm hiểu nguyên nhân tai sao Nguồn vốn lại tăng như vậy ta đi sâu phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cụ thể là:

Đối với công tác huy động vốn, ta thấy qua 3 năm nguồn vốn huy động tăng liên tục nguyên nhân là do Ngân hàng đưa ra các chiến lược nhằm thu hút tiền gởi tiết kiệm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước,... Đồng thời Ngân hàng cũng có chính sách ưu đãi về lãi suất, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn gửi tiền với nhiều kỳ hạn khác nhau phù hợp với hình thức kinh doanh của khách hàng. Một Ngân hàng mà nguồn vốn huy động tăng qua các năm điều này cũng chứng tỏ đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Ngoài tiền gửi của khách hàng thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng còn có tiền gửi của KBNN đây là khoản tiền nhàn rỗi của KBNN đem tiền gửi

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 77.822 85.500 98.581 7.678 9,87 13.081 15,30 - Tiền gửi của KBNN 30.123 10.236 14.305 (19.887) (66,02) 4.069 39,75 - Tiền gửi của TCTD 1.032 1.236 3.820 204 19,77 2.584 209,06 - Tiền gửi của KH 45.120 71.002 75.256 25.882 57,36 4.254 5,99 - Phát hành GTCG 1.547 3.026 5.200 1.479 95,60 2.174 71,84 Vốn điều chuyển 238.935 263.500 295.212 24.565 10,28 31.712 12,03 Vốn khác 24.705 53.252 58.765 28.547 115,55 5.513 10,35 Tổng nguồn vốn 341.462 402.252 452.558 60.790 17,80 50,306 12,51

vào Ngân hàng để hưởng lãi suất không kỳ hạn, khoản mục này không phụ thuộc nhiều vào khả năng huy động vốn của Ngân hàng mà nó phụ thuộc vào số tiền nhàn rỗi của KBNN. Do đó Ngân hàng không chủ động được trong việc huy động nguồn này nên qua 3 năm tiền gửi KBNN tăng giảm không đồng đều. Tuy nhiên đây là nguồn vốn có tính ổn định, chi phí trả lãi thấp nên nó cũng rất quan trọng góp phần làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng.

Ngoài tiền gửi tiết kiệm của KBNN, dân cư, thì Ngân hàng còn phát hành các loại giấy tờ có giá ở đây chủ yếu là kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đây cũng là một trong những công cụ huy động vốn của Ngân hàng nó cũng góp phần làm cho nguồn vốn tăng qua các năm, Ngân hàng phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn. Qua 3 năm khoản mục này đều tăng.

Do nhu cầu vốn trên địa bàn cao, nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần. Phần còn lại Ngân hàng phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên. Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn điều chuyển qua 3 năm đều tăng cụ thể năm 2011 tăng 10,28% so với năm 2010, đến năm 2012 thì tăng 12,03% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tín dụng cho vay liên tục tăng mà nguồn vốn huy động của ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho khách hàng vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt tạm thời.

Nguồn vốn khác của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Nguyên nhân là ở huyện Thới Bình đang có nhiều hạng mục công trình xây dựng nhằm phục vụ công cộng đang được nhà nước triển khai.

Sau đây là cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Bảng 4.3 Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Vốn huy động 74.050 18,40 80.890 17,87

- Tiền gửi của KBNN 22.260 5,53 24.078 5,32 - Tiền gửi của TCTD 1.360 0,34 1.458 0,32 - Tiền gửi của KH 49.102 12,20 53.782 11,88

- Phát hành CTCG 1.328 0,33 1.572 0,35

Vốn điều chuyển 299.850 74,50 340.930 75,32

Vốn khác 28.577 7,10 30.837 6,81

Tổng nguồn vốn 402.477 100,00 452.657 100,00

Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 chỉ thay đổi nhẹ. Vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trong cao so với vốn huy động và vốn khác. Điều đó cho thấy 6 tháng đầu năm nay Ngân hàng vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiếu vốn và phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên mới có đủ được nguồn vốn để duy trì hoạt động của mình, do đó Ngân hàng cần phải tăng cường công tác huy động vốn hơn nữa.

Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 tháng đầu năm

2012 2013 So sánh

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền % Vốn huy động 74.050 80.890 6.840 9,24 - Tiền gửi của KBNN 22.260 24.078 1.818 8,17 - Tiền gửi của TCTD 1.360 1.458 98 7,21 - Tiền gửi của KH 49.102 53.782 4.680 9,53 - Phát hành GTCG 1.328 1.572 244 18,37 Vốn điều chuyển 299.850 340.930 41.080 13,70

Vốn khác 28.577 30.837 2.260 7,91

Tổng nguồn vốn 402.477 452.657 50.180 12,47

Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 50.180 triệu đồng tương ứng 12,47% so với cùng kỳ năm trước, các khoản mục trong tổng nguồn vốn cũng đều tăng. Trong đó đáng lưu ý nhất là khoản mục vốn điều chuyển vì đây là khoản mục cần phải giảm của Ngân hàng. Khoản mục này tăng sẽ làm cho chi phí của Ngân hàng tăng lên đáng kể vì khi với cùng 1 khoản tiền như nhau nhưng nếu đó là vốn điều chuyển thì chi phí sẽ cao hơn vốn huy động được từ nền kinh tế nên việc sử dụng vốn điều chuyển nhiều trong công tác tín dụng sẽ kém hiệu quả và làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống.

Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Điều này làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của Ngân hàng mới thật sự có hiệu quả.

4.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Thới Bình thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế. Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. Vì huy động vốn đi đôi với việc sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả. Để sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả thì Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng với chất lượng vững chắc, cần phải thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại nhno ptnt huyện thới bình_tỉnh cà mau (Trang 28)