- Đánh giá tình hình công tác quản lý của Nhà nước về quản lý đất đai của các thời kỳ. Qua đó có thể phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai từ đó biết được những xu thế và nguyên nhân làm biến động đất đai qua các giai đoạn. Để từ đó có những chủ trương cũng như những phương hướng cần giải quyết trong công tác quản lý đất đai và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.
2.2.4 Đánh giá về tình hình biến động đất đai
+ Về quy mô biến động đất đai
- Biến động về diện tích tình hình sử dụng đất đai - Biến động về diện tích mục đích sử dụng đất - Biến động về đặc điểm của những loại đất chính + Về mức độ biến động đất đai:
- Mức độ biến động đất đai thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng cũng như mục đích sử dụng đất qua các năm.
+ Xu hướng biến động:
- Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng giảm của các loại hình sử dụng, mục đích sử dụng đất.
- Xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực. + Nguyên nhân gây nên tình hình biến động đất đai:
- Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức hóa, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. thay đổi do tách, hợp thửa đất.
- Biến động do thay đổi mục đích sử dụng. - Biến động do quy hoạch.
bangvl
26 - Biến động do thiên tai.
- Biến động do thế chấp.
- Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận, do thay đổi thứ tự tờ bản đồ. - Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết định của cơ quan, tổ chức.
+ Mục đích của việc đánh giá biến động đất đai:
-Việc đánh giá biến động đất đai với mục đích là nắm bắt được tình hình thay đổi như thế nào nhằm khai thác tài nguyên đất đai phục vụ vào mục đích kinh tế - xã hội có hiệu quả.
-Đánh giá biến động tình hình sử dụng đất đai cho ta biết thêm nhu cầu sử dụng đất giữa các nghành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố giữa các nghành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực để từ đó đưa ra những phương hướng đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.
-Do đó đánh giá biến động đất đai có một ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia.
2.2.5 Đề xuất phương hướng sử dụng đất
Thông qua số liệu biến động đất đai qua các năm, cùng với chính sách phát triển đất đai của huyện nhằm định hướng sử dụng đất cho người dân trên địa bàn trong thời gian tới nhằm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
bangvl
27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Huyện Phú Quốc
Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện Phú Quốc về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương đầu tư huyện đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái cao cấp từ đó tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện có bước chuyển biến và biến động rõ rệt. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện đạt kế hoạch đại hội Đảng bộ huyện đề ra kinh tế tiếp tục phát triển, tổng sản phẩm hàng năm trong huyện tăng khá đời sống của đại bộ phận nhân dân trong huyện không ngừng được cải thiện chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm được thực hiện ngày càng hiệu quả đối tượng chính sách được quan tâm thường xuyên. An ninh quốc phòng, chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng ổn định. Hệ thống chính trị được củng cố tăng cường, năng lực tổ chức thực hiện quản lý điều hành của chính quyền các cấp ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng còn những khó khăn thách thức lớn đó là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, phát triển kinh tế chưa đồng đều giữa các ngành, các địa phương, việc đầu tư vốn của các thành phần kinh tế chưa được mở rộng, cơ sở hạ tầng nghề cá còn chậm phát triển, cơ cấu kinh tế của ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp ngành công nghiệp không khói (du lịch) tuy đã được định hướng phát triển nhưng chưa được đầu tư khai thác phát huy hết tiềm năng và lợi thế hiện có. Bình quân mỗi năm tốc độ tăng trưởng trên địa bàn huyện đạt 20,99% (riêng năm 2009 tăng trưởng là 22,85% so với năm 2008), chủ yếu tăng cao nhất ở ngành XDCB tăng 43,75% bình quân mỗi năm. Các ngành khác: Thủy sản tăng 14,63%, công nghiệp 13,65%, thương nghiệp 27,01%, giao thông 22,17%, dịch vụ 22,55%, riêng ngành nông nghiệp tăng rất ít 0,76% nguyên nhân do sản lượng tiêu giảm mạnh do diện tích giảm và liên tục nhiều năm giá tiêu giảm mạnh, nông dân thua lỗ không còn khả năng để đầu tư chăm sóc và phát triển cây tiêu do vậy diện tích đất trồng tiêu giảm dần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 28 triệu đồng/người/năm tương đương 1.561,54 USD tăng bình quân 15,65% mỗi năm và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra là 30,13%.
Cơ cấu chuyển dịch theo đúng định hướng: Khu vực I (Nông -Lâm - Thủy sản) từ 31,18% năm 2005 xuống còn 24,11% năm 2010, khu vực II (Công Nghiệp - XDCB) năm 2010 chiếm 26,63% riêng khu vực III (Dịch Vụ) tăng rất cao từ 35,576% lên
49,26% năm 2010. Do trong nhiệm kỳ qua, thực hiện quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ, chủ yếu là ở khâu quy hoạch chiếm mất rất nhiều thời gian nên XDCB tốc
bangvl
28
độ không như mong muốn, do vậy cơ cấu ở khu vực II chuyển dịch chậm ở ngành XDCB.
3.1.1 Tình hình phát triển các ngành kinh tế của Huyện
3.1.1.1 Hiện trạng ngành Nông – Lâm – Thủy sản
Giá trị sản xuất ngành Nông – Lâm – Thủy sản suy giảm trong thời kỳ 1996-2000 và tăng khá trong thời kì 2001-2005.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – thủy sản Huyện Phú Quốc từ 1995-2005 Chỉ tiêu GTSX các năm (triệu đồng) Tăng bình quân (%
năm) 1995 2000 2005 1996-2000 2001-2005 Tổng GTSX Nông–Lâm – Hải sản 310.149 235.252 296.438 -5,4 4,7 a. Nông nghiệp 22.724 39.240 76.430 11,5 14,3 b. Lâm nghiệp 90.118 24.780 19.752 -22,8 -4,4 c. Hải sản 197.307 171.232 200.256 -2,8 3,2
(Nguồn: Phòng thống kê Huyện Phú Quốc, năm 2005) Ngành Thủy – Hải sản: Đánh bắt hải sản là ngành sản xuất chính của Phú Quốc, hàng
năm thu hút trên 40% lao động xã hội. Năm 1995 chiếm 61,6% GTSX khu vực Nông – Lâm – Thủy sản. Nhưng bị giảm trong thời kỳ 1996-2000 kéo theo GTSX toàn khu vực Nông – Lâm – Thủy sản giảm. Thời kì 2001-2005 đã phục hồi và tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 3,2% đến năm 2005 đóng góp khoảng 30% GDP toàn huyện.
Tuy phương tiện và lao động đánh bắt hải sản đã được tăng cường với tốc độ khá, nhưng sản lượng khai thác tăng chậm, năng suất tính theo đầu công suất và lao động có biểu hiện giảm. Đặc biệt là thu nhập bình quân 1 lao động hải sản quy USD, mặc dù vẫn cao hơn mức thu nhập chung toàn huyện (7-8 triệu đồng/năm), nhưng có xu thế giảm từ 1.264 USD năm 1995 xuống còn 1.025 USD năm 2005. Điều này chứng tỏ hiệu quả của việc đánh bắt ngành thủy sản đang bị suy giảm đáng kể, cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi từ thủy sản và tăng cường năng lực tàu thuyền theo hướng đánh bắt xa bờ.
Ngành nông nghiệp: Ngành nông nghiệp chiếm vị trí khiêm tốn trong phát triển kinh
tế của huyện. Thời kỳ 1996-2000, GTSX nông nghiệp tăng khá với mức bình quân 11,5% /năm, trong đó trồng trọt tăng nhanh hơn chăn nuôi do phát triển mạnh về sản xuất cây hồ tiêu, điều. Trong thời kỳ 2001-2005, sản xuất hồ tiêu bị suy giảm mạnh, nhưng các loại cây trồng khác như rau, cây ăn quả phát triển khá nên tuy tốc độ tăng GTSX giảm hơn nhiều so với các thời kỳ trước, nhưng vẫn đạt 14,3% /năm. GTSX ngành chăn nuôi tăng khá nhanh (9,9% /năm) trong thời kỳ 1996-2000 và rất nhanh
bangvl
29
trong thời kỳ 2001-2005, nên đã giúp duy trì tăng GTSX cao của toàn ngành nông nghiệp.
Ngành lâm nghiệp: Đối với Phú Quốc, GTSX ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất
nhỏ trong cơ cấu kinh tế của khu vực Nông – Lâm – Thủy sản, nhưng có vai trò sống còn trong việc bảo vệ nguồn nước và hết sức cần thiết cho việc bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan du lịch. Vì vậy, Chính phủ đã tiến hành xây dựng và triển khai “Dự án vườn quốc gia Phú Quốc” nhằm quản lý bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường trên diện tích rừng hiện có phía bắc đảo và “Dự án rừng phòng hộ” nhằm mục đích phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp của huyện tập trung chủ yếu hoạt động quản lý, khoanh nuôi, chăm sóc và trồng rừng.
3.1.1.2 Công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp và xây dựng là ngành sản xuất lớn thứ 2 sau ngành hải sản. Ngành công
nghiệp – XDCB tăng không đáng kể ở thời kỳ 1996-2000 (1,3% năm ), nhưng tăng mạnh trong 4 năm gần đây (14,4% năm ) cùng với dòng vốn đầu tư đổ vào huyện đảo, xây dựng phát triển, công nghiệp chế biến mở rộng quy mô sản xuất, các ngành sản
xuất vật liệu xây dựng, thủy sản đông lạnh, chế biến hải sản truyền thống đều tăng khá.
Năm 2005 đạt giá trị sản xuất khoảng 200 tỷ đồng và đóng góp 30% vào tổng GDP toàn huyện. Sản phẩm công nghiệp chế biến chủ yếu và nổi tiếng là nước mắm đạt khoảng 8 triệu lít năm 2005, cá khô 738 tấn mực khô 500 tấn, tôm đông lạnh 1.400 tấn,v.v..
Năm 2005 Phú Quốc có trên 750 cơ sở công nghiệp (chế biến hải sản, chế biến gỗ,
đóng sửa tàu thuyền, khai khoáng..). Phần lớn các cơ sở này có quy mô nhỏ – cá thể,
trong đó có 103 cơ sở nước mắm. Một số cơ sở lớn trong ngành chế biến nước mắm, tôm khô và mực đông lạnh.
3.1.1.3 Khu vực Du lịch – Dịch vụ - Thương mại
Khu vực Du lịch – Dịch vụ - Thương mại phát triển rất mạnh mẽ đang từng bước khẳng định vai trò của ngành kinh tế chủ đạo của huyện Phú Quốc. Tốc độ tăng trưởng
của ngành đều đạt trên 20% năm (2005 tăng trưởng đạt 27,3%).
Các khu du lịch phát triển rất nhanh, sân bay, cảng biển đã được chú trọng phát triển. Trong đó sân bay Phú Quốc là một trong những sân bay nhỏ hoạt động có hiệu quả. Du khách trong và ngoài nước đến Phú Quốc đều tăng nhanh. Thương mại phát triển khởi sắc, toàn huyện có khoảng gần 4.000 cơ sở thương nghiệp và 3 chợ lớn là Dương Đông, An Thới và Hàm Ninh. Tổng mức bán lẻ năm 2005 đạt khoảng 2.016 tỷ đồng.
bangvl
30 3.1.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
3.1.2.1 Dân số
Dân số năm 2005 của đảo Phú Quốc là 91.241 người. Mật độ dân số khoảng 170 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,82% năm 2002 xuống còn 1,5 năm 2005 (vẫn là tỷ lệ cao trong tỉnh). Tỷ lệ tăng cơ học khoảng 3-4%/năm.
Dân số phân bố khá tập trung vào các thị trấn và các xã phía Nam đảo: Riêng 2 thị trấn Dương Đông, An Thới và xã Dương Tơ có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 20,8% nhưng dân số chiếm trên 65% dân số của toàn đảo.
Dân số đô thị của đảo khoảng 46 ngàn dân (trừ các ấp nông thôn). Tỷ lệ đô thị hóa của đảo đạt trên 50%.
3.1.2.2 Lao động
Lao động trong độ tuổi 44,6 ngàn người chiếm 59% dân số. Trong đó lao động đang làm việc có khoảng 35 ngàn người. Lao động thủy sản nhiều nhất: Gần 12 ngàn lao động, nông nghiệp trên 7 ngàn lao động, công nghiệp - TTCN khoảng 3 ngàn lao động. Lao động trong ngành dịch vụ trên 5 ngàn lao động, hiện có trên 700 ngàn lao động trực tiếp phục vụ trong các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ.
Chất lượng lao động tại Phú Quốc ở mức trung bình của vùng ĐBSCL và đa số dân lao động là phổ thông.
Về cơ cấu lao động xã hội, lao động ngành hải sản chiếm tỉ trọng cao nhất (40%), lao động ngành Nông - Lâm nghiệp chỉ chiếm 18%, lao động các ngành khác chiếm 42%. Bình quân 1 lao động nông nghiệp có khoảng 1,0ha đất nông nghiệp là mức cao so với cả nước nói chung và Phú Quốc nói riêng.
3.1.2.3 Thu nhập và mức sống
Theo kết quả thống kê hàng năm, một số chỉ tiêu thể hiện thu nhập và mức sống dân cư huyện Phú Quốc như sau:
- Hộ có nhà kiên cố chỉ chiếm 7%, nhà bán kiên cố 53%, còn lại là nhà tạm chiếm tỉ lệ khá cao 405.
- Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm trên 80%, gần 70% số hộ có xe máy, 80% hộ có máy thu thanh, 50% hộ có máy thu hình. Các xã có tỷ lệ trên thấp là xã Hàm Ninh, Bãi Thơm và Gành Dầu.
bangvl
31
3.1.3 Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
3.1.3.1 Giao thông đường bộ
Đã hình thành mạng lưới giao thông đường bộ, bao gồm đường quanh đảo, đường trục nối trung tâm đảo đến trung tâm các xã và trung tâm kinh tế của đảo và đường nông thôn. Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ là khoảng 170km, trong đó có 146km đường tỉnh, đường huyện, đường xã và 24km đường nội ô thị trấn với các tuyến như sau:
+ Đường trục chính
- Đường từ thị trấn trung tâm huyện (Dương Đông) đi An Thới (phía nam Đảo) dài 27,5km và Dương Đông đi Bãi Thơm (phía bắc Đảo) dài 21,5km tạo thành tuyến trục Bắc - Nam.
- Đường ven bờ biển phía tây từ Dương Đông – Dương Tơ – An Thới, dài 24km và từ đường Dương Đông đến Cửa Cạn dài 12km (phía Tây Bắc).
+ Hệ thống đường ngang nối từ trục Bắc Nam tới các trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung, các khu du lịch, các cửa sông và cầu cảng:
- Đường nối từ Suối Cái (nằm trên đường trục Bắc Nam) đến mũi Gành Dầu (phía Tây Bắc).
- Đường Suối Cái – Mũi chồng dài 12km.
- Đường chạy dọc núi Khu Tượng dến núi Hưng Triệu (nối đường trục Bắc Nam với đường Dương Đông - Cửa Cạn) dài khoảng 6km.
- Đường Dương Đông – khu du lịch Đá Bàn dài 5km.
- Đường Suối Tranh – Hàm Ninh (1 phần của tỉnh lộ 47) dài 2.5km. - Đường ra Bãi Vòng dài 13km.
- Đường cầu Cửa Lấp nối với TL47 dài khoảng 4km. - Đường Cầu Sấu – Bãi Sao dài hơn 2km.
- Đường khu di tích nhà giam Cây Dừa – Bãi Kem dài 1.6km.
- Đường nhánh nối từ đường trục Bắc – Nam ra đường bao ven biển phía Tây (02 đoạn, thuộc Dương Đàm) dài 2km/1 đoạn.
- Đường vào Rạch Vẹm dài 2km.
Hiện mới có 2 tuyến Dương Đông – An Thới (trong) và Dương Đông – Hàm Ninh có mặt đường đá trải nhựa còn lại hầu hết là đường sỏi đỏ. Về khả năng lưu thông chỉ có